Cách kiểm tra motor 1 chiều

Động cơ điện 1 chiều từ lâu đã được nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong việc chế tạo máy móc đáp ứng yêu cầu trong nhiều lĩnh vực, giúp tiết kiệm công sức lao động và chi phí sản xuất đáng kể, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vậy, cụ thể động cơ điện 1 là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng ra sao trong đời sống hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời đích đáng về vấn đề này.

Nội dung

  • 1. Động cơ điện 1 chiều là gì?
  • 2. Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều
  • 3. Nguyên lý hoạt động của động cơ 1 chiều
  • 4. Phân loại các dạng động cơ điện 1 chiều
    • a] Động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập
    • b] Động cơ điện 1 chiều kích từ song song
  • 5. Ứng dụng của động cơ điện 1 chiều 
  • 6. Các phương pháp khởi động động cơ 1 chiều
    • a] Phương pháp mở máy động cơ điện 1 chiều bằng khởi động mềm
    • b] Phương pháp sử dụng biến tần để khởi động
    • c] Phương pháp mở máy trực tiếp cho động cơ điện
  • 7. Cách đảo chiều động cơ DC

1. Động cơ điện 1 chiều là gì?

Động cơ điện 1 chiều DC [DC là chữ viết tắt của cụm từ “Direct Current Motors” trong tiếng Anh] là một loại động cơ điều khiển bằng dòng điện có hướng được xác định. Hay theo cách nói về bản chất thì đây chính là loại động cơ hoạt động bằng nguồn điện áp DC điện áp 1 chiều.

Động cơ điện 1 chiều DC hoạt động sử dụng dòng điện 1 chiều

Động cơ điện 1 chiều là chính loại động cơ đồng bộ, hoạt động bằng cách sử dụng dòng điện 1 chiều. Ở loại động cơ 1 chiều, tốc độ quay của động cơ điện 1 chiều tỷ lệ thuận với nguồn điện áp đặt vào nó, và ngẫu lực quay cũng luôn tỷ lệ thuận đối với dòng điện. Dựa vào các đặc tính trên mà động cơ DC được xem như là thành phần không thể thiếu trong chế tạo máy móc kỹ thuật đòi hỏi mô men khởi động lớn.

2. Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều

Động cơ điện 1 chiều được cấu tạo bởi Stator, Rotor, chổi than và cổ góp.

  • - Stator của motor DC: Là phần đứng yên, được chế tạo sử dụng từ 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu, có thể là nam châm điện.
  • - Rotor: Là phần quay được, nó chính là lõi được quấn các cuộn dây nhằm mục đích tạo thành nam châm điện.
  • - Chổi than [còn được gọi là brushes]: Làm nhiệm vụ tiếp xúc và tiếp điện cho bộ phận cổ góp.
  • - Cổ góp [còn được gọi là commutator]: Thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc và chia điện đều cho các cuộn dây ở trên phần rotor [phần quay]. 

Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều DC

3. Nguyên lý hoạt động của động cơ 1 chiều

Stato của motor điện 1 chiều thường là 1 hoặc gồm nhiều cặp nam châm vĩnh cửu, [có thể dùng bằng nam châm điện], còn rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện 1 chiều. Đồng thời, bộ phận chỉnh lưu có nhiệm vụ là làm đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của rotor là chuyển động liên tục. Bộ phận này sẽ gồm có 1 bộ cổ góp và 1 bộ chổi than được mắc tiếp xúc với cổ góp của động cơ.

Khi trục quay của một động cơ điện 1 chiều được kéo bằng 1 lực tác động từ bên ngoài, động cơ sẽ hoạt động tương tự như 1 chiếc máy phát điện 1 chiều để nhằm tạo ra một sức điện động cảm ứng có tên là Electromotive force [EMF]. Trong hoạt động, phần rotor quay sẽ phát ra 1 điện áp [hay còn gọi là sức phản điện động] có tên là counter EMF [CEMF] hoặc còn được gọi là sức điện động đối kháng. 

Sức điện động này hoạt động tương tự như sức điện động được phát ra khi động cơ được sử dụng với chức năng giống như 1 chiếc máy phát điện. Lúc này, điện áp đặt trên động cơ sẽ gồm 2 thành phần chính là: sức phản điện động cùng với điện áp giáng tạo ra do điện trở ở bên trong của các cuộn dây phần ứng. 

Dòng điện chạy qua motor DC lúc này sẽ được tính bằng công thức sau: 

  • I = [Vnguon Vphandiendong]/ Rphanung

Và công suất cơ sẽ được tính bằng công thức: 

  • P = I * Vphandiendong

4. Phân loại các dạng động cơ điện 1 chiều

Căn cứ vào phương pháp kích từ, có thể thực hiện chia động cơ điện 1 chiều thành những loại nhỏ hơn dưới đây:

  • Loại động cơ điện 1 chiều có kích từ độc lập.
  • Loại động cơ điện 1 chiều với kích từ nối tiếp.
  • Loại động cơ điện 1 chiều với kích từ song song.
  • Loại động cơ điện 1 chiều với kích từ hỗn hợp, gồm có 2 cuộn dây kích từ, trong đó 1 cuộn mắc nối tiếp vào phần ứng, còn 1 cuộn mắc song song vào phần ứng của động cơ.
  • Loại động cơ điện 1 chiều được kích từ bằng nam châm vĩnh cửu.

a] Động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập

Khi nguồn 1 chiều chạy với công suất không đủ lớn thì mạch điện của phần ứng và mạch điện kích từ mắc vào trong 2 nguồn sẽ độc lập với nhau là một đặc tính cơ dễ nhận thấy của động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập. Và khi đó, động cơ điện còn được gọi là động cơ điện 1 chiều có kích từ độc lập.

Sử dụng phương trình cân bằng điện áp của mạch điện trong phần ứng sau đây: Uư = Eư + [Rư + Rf] Iư. Trong đó: Uư là ký hiệu của điện áp phần ứng, còn V Eư là ký hiệu của sức điện động trong phần ứng, V Rư chính là điện trở mạch phần ứng, Iư là dòng điện của mạch điện phần ứng.

Sử dụng công thức: Rư = rư + rcf + rb + rct rư, có nghĩa là: Mđt = Mcơ = M u f 2 U R R . K. [K. ] u M Ф Ф. Đây chính là phương trình đặc tính cơ của loại động cơ điện một chiều hoạt động bằng kích từ độc lập. Giả thiết phần ứng đã được bù đủ thì khi đó từ thông không đổi [= const] thì các phương trình đặc tính cơ điện cùng với phương trình đặc tính cơ được xem là tuyến tính.

b] Động cơ điện 1 chiều kích từ song song

Quy ước chiều dòng điện vào động cơ là I, dòng điện phần ứng là Iư, dòng điện kích từ là Ikt thì sẽ được tính theo công thức: I = Iư + Ikt. Để mở máy, người ta sẽ thường dùng biến trở để mở máy [gọi là Rmở]. 

Nhằm để điều chỉnh tốc độ của động cơ, người ta thường điều chỉnh Rđc để thay đổi dòng điện kích từ Ikt, đồng thời thay đổi cả từ thông Φ. Phương pháp này hiện đang sử dụng rất rộng rãi, tuy nhiên cần lưu ý rằng khi giảm từ thông Φ, có thể dòng điện trong phần ứng Iư sẽ tăng lên quá trị số cho phép.

5. Ứng dụng của động cơ điện 1 chiều 

Ngày nay, ứng dụng của động cơ điện 1 chiều rất đa dạng và đôi khi không thể thay thế bởi nguyên lý đặc biệt chỉ có ở động cơ điện 1 chiều. Nó được có mặt trong mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp và đời sống: dùng trong đài FM, ổ đĩa DC, trong tivi, máy công nghiệp, các loại máy in, máy photo,... 

Ngoài ra, động cơ điện 1 chiều được sử dụng thông dụng trong ngành công nghiệp giao thông vận tải, trong các thiết bị cần điều khiển tốc độ quay thường xuyên, liên tục trong một phạm vi lớn.

Ứng dụng của động cơ điện 1 chiều hiện nay cũng rất đa dạng

6. Các phương pháp khởi động động cơ 1 chiều

a] Phương pháp mở máy động cơ điện 1 chiều bằng khởi động mềm

Điều khiển điện áp 1 chiều cấp cho động cơ thường sử dụng thiết bị khởi động mềm thyristors. Do vậy, cần giảm dòng khởi động và làm cho gia tốc của động cơ không bị tăng lên một cách đột ngột, hạn chế được sự sụt áp của biến áp trong khi động cơ đang khởi động.

Hầu hết các khởi động mềm của động cơ 1 chiều hiện nay đều đã có được thiết kế tích hợp sẵn các chức năng để bảo vệ động cơ để người dùng yên tâm sử dụng.

b] Phương pháp sử dụng biến tần để khởi động

Phương pháp sử dụng biến tần được giới chuyên môn đánh giá là toàn diện nhất. Bởi nó hạn chế được dòng khởi động và tích hợp nhiều tính năng an toàn, cụ thể như chế độ bảo vệ động cơ, tránh tình trạng, quá nhiệt, quá tải, quá áp, thấp áp, mất pha, lệch pha,...

Sử dụng biến tần để khởi động động cơ 1 chiều DC

Chế độ khởi động sử dụng biến tần êm ái, giúp bảo vệ cho các chi tiết máy quan trọng như hộp số, ổ bi, tang trống,... được tích hợp cùng rất nhiều công nghệ hiện đại khác như bộ điều khiển PID, chế độ làm sạch đường ống, giám sát mô men tải, khởi động bám, và từ đó, giúp bảo vệ toàn diện cho động cơ điện.

c] Phương pháp mở máy trực tiếp cho động cơ điện

Phương pháp này được đánh giá là phương pháp đơn giản nhất, khi mở máy trực tiếp thì dòng điện mở máy rất lớn và kéo theo momen mở máy cũng rất lớn.

Đây là phương pháp khá đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy nhiên, đối với động cơ trung bình và động cơ lớn thì quán tính của tải cũng lớn theo. Nhược điểm này gây kéo dài thời gian mở máy, gây cho động cơ điện phát quá nóng và gây ảnh hưởng lớn đến điện áp lưới điện bởi thời gian cần để giảm áp quá lâu.

7. Cách đảo chiều động cơ DC

Thực hiện đảo 2 dây kích từ, đây chính là động cơ đảo chiều rồi để điều khiển mạch đảo chiều motor DC. Hoặc cũng có thể đảo chiều phần ứng [roto] nhằm kích từ để tạo ra từ trường. Vấn đề dòng điện nối tiếp hay song song đều không làm ảnh hưởng tới motor. 

Đối với motor DC, kích từ sẽ được chia ra làm 2 cuộn dây với 4 đầu dây đó là F1, F2, F3, F4. Nếu mắc nối tiếp thì nối F2 với F3, còn F1, F4 sẽ nối tới bộ điều khiển. Trường hợp nối song song thì nối F1 với F2 , F3 sẽ nối với F4 và các đầu nối F1F2 cùng với F3F4 để đưa về bộ điều khiển.

Chổi than của motor 1 chiều thường bị mòn và sinh ra tia lửa điện gây hư hỏng phần cổ góp. Do vậy, phải định kỳ kiểm tra phần chổi than và cổ góp của motor, thường xuyên tra mỡ đầy đủ vào 2 ổ bi 2 ở đầu trục cho motor.

Sơ đồ đảo chiều động cơ 1 chiều DC nối tiếp có chổi than

Một ví dụ cụ thể về cách đảo chiều đông cơ DC: 1 động cơ điện 1 chiều có tốc độ 10.000rpm thì  dòng điện là 1Ampe, hồ quang khi chạy với tốc độ tối đa vừa phải. Nếu điều chỉnh được vị trí chổi than của động cơ thì: động cơ chạy với tốc độ thuận chiều kim đồng hồ là 11.000rpm, dòng điện 0,8 ampe. Lúc này, động cơ có tốc độ chạy ngược chiều kim đồng hồ với 9.000rpm, dòng điện đạt 1,2 Ampe.

Sau đây là các loại động cơ 1 chiều thông dụng nhất:

a] Động cơ 1 chiều DC trục thẳng

  • Công suất từ 15w đến 450w
  • Đường kính trục ra: 12mm, 15mm, 22mm
  • Tốc độ quay: 1100 vòng khi đấu điện 12V hoặc 2350 vòng khi đấu điện 24V

Sau đây là ảnh minh họa motor 1 chiều DC trục thẳng công suất 450w

  • Đường kính trục motor: 11 mm
  • Kích thước mặt vuông motor: 90x90mm

b] Động cơ 1 chiều DC trục vuông góc

  • Công suất từ 60w đến 370w
  • Đường kính trục ra: 15mm
  • Tốc độ quay: từ 470 vòng - 30 vòng/phút
  • Tỷ số truyền thường dùng: 10, 20, 30, 40, 50, 60
  • Trục ra vuông góc cốt dương, hoặc âm

Sau đây là ảnh minh họa động cơ 1 chiều trục vuông góc loại ra dương công suất 450w

  • Đường kính cốt trục: 15mm
  • Rãnh cavet: 5m

Sau đây là ảnh minh họa Động cơ 1 chiều DC trục vuông loại ra âm công suất 450w

  • Đường kính trục âm: 17mm
  • Rãnh cavet: 5 mm
  • Mã hàng hộp giảm tốc: 5GN

c] Motor 1 chiều DC trục vuông góc RV

  • Công suất từ 60w đến 370w
  • Đường kính trục ra: 14mm, 18mm
  • Tốc độ quay: từ 470 vòng - 6 vòng/phút
  • Tỷ số truyền thường dùng: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 80, 100
  • Trục ra vuông góc cốt dương

Dưới đây là ảnh minh họa motor 1 chiều DC công suất 450w lắp hộp số RV

  • Đường kính trục ra: 14mm
  • Lắp với hộp số chịu tải NMRV size 30

d] Motor 1 chiều DC trục vuông góc, NMRV

  • Đường kính trục ra: 18mm
  • Gắn với hộp số NMRV size 40

e] Động cơ 1 chiều DC mặt bích

  • Đường kính cốt trục ra 18mm
  • Kích thước mặt bích: 60x130mm

Kết luận

Việc sử dụng động cơ điện 1 chiều đã mang lại nhiều thành quả trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện đại và chưa dừng lại ở đó. Do vậy, việc đầu tư tìm hiểu kỹ lưỡng về nó để phát triển nhiều ứng dụng tiên tiến phục vụ nhu cầu của con người thời công nghệ cao ngày nay là vô cùng sáng suốt. 

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

  • Motor 12v
  • Motor 12v 15w DC
  • Motor 12v 30w DC
  • Motor 12v 40w DC
  • Motor 12v 50w DC
  • Motor 12v 60w DC
  • Motor 12v 80w DC
  • Motor 12v 100w DC
  • Motor 12v 120w DC
  • Motor 12v 150w DC
  • Motor 12v 200w DC
  • Motor 12v 250w DC
  • Motor 12v 300w DC
  • Motor 12v 350w DC
  • Motor 12v 450W DC
  • Động Cơ Điện 1 Chiều Và Động Cơ Điện Xoay Chiều Khác Gì Nhau
  • Motor DC 12v 24v: Tốc Độ, Tính Năng, Ký Hiệu Mã Hàng
  • Cách Đấu Điện Motor 1 Pha, Đấu tụ, Đảo Chiều Tùy Ý
  • Biến Tần Điều Khiển Tốc Độ Motor 3 Pha, Lợi Ích, Khái Niệm
  • Động Cơ Parma, Thương Hiệu Bán Chạy Nhất Việt Nam, Quy Mô Tập Đoàn
  • Giá Motor 3 Pha Hitachi Toshiba Mitsubishi Nhật, ABB, Siemens Đức, Giá Quấn Lại Motor Toàn Quốc

Chủ Đề