Cách làm bài nghị luận về một vấn de tư tưởng, đạo lí giáo an

Giáo án bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Giáo án Ngữ văn lớp 9

Trang trước Trang sau

1. Kiến thức

- Giúp HS nắm được cách làm bài về một vấn đề tư tưởng, đạo lí [tìm hiểu đề tìm ý và lập dàn bài]

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

3. Thái độ

- Thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

1. Giáo viên

SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.

H: Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? yêu cầu về nội dung và hình thức bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí ?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

- Chúng ta đang được học về dạng văn NL xã hội với kiểu bài NL về sự việc hiện tượng trong đ/sống và bước đầu tìm hiểu bài văn NL về 1tư tưởng, đạo lí. Giờ học hôm nay sẽ giúp các em nhận diện về dạng đề và cách làm kiểu bài NL về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí. Chúng ta cùng tìm hiểu bài.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS tìm hiểu đề bài nghị luận về một tư tưởng dạo lí:

- HS đọc SGK

H: Các đề trên có điểm gì giống nhau? Kể rõ sự giống nhau đó?

- Yêu cầu học sinh tự đặt một số đề bài tương tự.

I. Đề bài nghị luận về 1 tư tưởng, đạo lí:

1. Bài tập .

2. Nhận xét:

* Điểm khác nhau:

- Các đề 1, 3, 10 là đề có mệnh lệnh,

- Còn các đề khác là dạng đề chìm, tuy vậy sự khác nhau của các đề này là không lớn lắm.

* Điểm giống nhau:

+ Cùng là đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

+ Cùng một yêu cầu khi làm bài: phải vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận[tức nhận định, đánh giá] tư tưởng, đạo lí nêu trong đề, bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng ấy, đạo lí ấy.

HĐ2. HDHS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một tư tưởng dạo lí:

- Gọi hs đọc đề bài.

H: Với đề bài trên ta chọn kiểu bài nào?

H: Nội dung cần nghị luận là gì? Phân tích đề bài trên?

H: Muốn làm bài cần có những tri thức gì?

H: Khi làm cần phải có những ý gì?

II. Cách làm bài NL về một tư tưởng, đạolí:

1. Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Kiểu bài: suy nghĩ- giải thích, bình luận, chứng minh [thể hiện sự hiểu biết, đánh giá]

- ND: câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”

+ Tri thức cần có: Hiểu biết về tục ngữ VN;vận dụng các tri thức đời sống.

+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.

+ ND câu tục ngữ t/hiện truyền thống đạo lí gì của người VN.

+ Ngày nay đ/lí ấy có ý nghĩa ntn?

+ Bình luận mỏ rộng.

H: Dựa vào phần dàn ý đại cương SGK để xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài trên?

H: xác định các nội dung cần nghị luận cho từng phần ?

b. Lập dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu câu t/ngữ và ND của nó: đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.

2. Thân bài:

* Giải thích câu tục ngữ:

- Nước ở đây là ǵì? Các nghĩa của nước?

- Uống nước có là gi?

- Nguồn nên hiểu ntn? Cụ thể ND của nguồn?

- Nhớ nguồn là làm ntn? Cụ thể hóa ND của nguồn?

* Nhận định đánh giá:

- Câu tục ngữ đã nêu đao lí làm người.

- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của d/tộc.

- Câu t/ngữ nêu lên 1 nên tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.

- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.

- Câu tục ngữ k/khích mọi người cống hiến cho đất nước, dân tộc.

3. Kết bài: Khẳng định câu tục ngữ thể hiện 1 nét đẹp truyền thống của con người VN.

H: Rút ra nhận xét về cách viết mở bài; cách viết thân bài; cách viết kết bài?

H: Rút ra cách làm bài bài văn Nl về 1 tư tưởng, đạo lí?

- HS đọc SGK.

c. Viết bài:

- Đọc phần viết mở bài [SGK] – kết bài.

- Nhóm 1: viết ý 1 - Phần thân bài.

Nhóm 2: viết ý 2

d. Đọc và sửa chữa:

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Nhận xét bổ sung.

2. Kết luận:

* Ghi nhớ: SGK/54

4. Củng cố, luyện tập:

- Các bước làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?

- Nêu dàn ý chung của bài văn NL về 1 t/tưởng, đ/lí.

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Viết hoàn thiện cả bài của đề văn trên.

- Lập dàn ý: 1 trong 10 đề của các trang 51, 52 SGK.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:

Trang trước Trang sau

Giáo án PTNL bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 114: Tập làm văn:CÁCH LÀM BÀINGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Bài Kiểm Tra

Bài Kiểm Tra

Thứ sáu - 17/01/2020 22:18

  • In ra

Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 114: Tập làm văn:CÁCH LÀM BÀINGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được cách làm bài nghị luận về một vấn tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện HS kĩ năng lập dàn ý và viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực viết văn của HS hiệu quả.Thông qua các bước làm bài giáo dục HS đạo lí làm người.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh:
- Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng:…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Con cò”? Văn bản ca ngợi điều gì?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản về bài văn nghị luận....
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 13p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc ví dụ [ SGK/51, 52 ]
? Các đề bài trên có gì giống và khác nhau?
HS: [ Trả lời ]
GV: Nhận xét, bổ sung:
- Đề 1,3,10 kèm theo mệnh lệnh
- Đề 2,4,5,6,7,8,9 không kèm theo mệnh lệnh.
? Dựa vào mẫu trên, hãy tự nghĩ ra 1 vài đề tương tự?
HS: [ Trả lời ]
GV: Nhận xét.
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
1. Ví dụ: [ SGK/ 51,52 ]
Văn bản: Tri thức là sức mạnh
2. Nhận xét:
- Yêu cầu: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Có 2 dạng đề:
+ Kèm theo mệnh lệnh
+ Không kèm theo mệnh lệnh
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu về cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Mục tiêu: Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Chép đề bài lên bảng.

HS: [ Tìm hiểu đề ]
GV: ? Đề trên thuộc loại gì? Đề yêu cầu gì?
HS: [ Trả lời ]

GV: Nhận xét, chốt ý.
? Tri thức để viết bài này lấy từ đâu?
HS: [ - Vốn sống trực tiếp: Tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh, kinh nghiệm.
- Vốn sống gián tiếp: Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam, phong tục, tập quán, văn hóa dân tộc. ]
GV: Nhận xét, chốt ý.
-> HDHS tìm ý.
? Câu tục ngữ trên có những nghĩa nào?
HS: [ Trả lời]








GV: Nhận xét, chốt ý.
? Từ câu tục ngữ trên có thể rút ra bài học gì?
HS: [ Trả lời ]




GV: Nhận xét, bổ sung.

? Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” có ý nghĩa gì?
HS: [ Trả lời]



GV: Nhận xét và chốt lại.
-> Tiểu kết tiết 1.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
* Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ
-> Phân tích cách cảm, hiểu và bài học về đạo lí rút ra từ câu tục ngữ.






a. Nghĩa đen:
- Nước là sự vật tự nhiên, mềm, lỏng,mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình; có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống.
- Nguồn là nơi bắt đầu dòng chảy.
b. Nghĩa bóng:
- Nước là thành quả vật chất và tinh thần mà con người được hưởng thụ.
- Nguồn là những người có công tạo dựng lên thành quả đó.
* Bài học đạo lí:
- Những người được hưởng thành quả phải biết ơn những người làm ra nó.
- Nhớ nguồn là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.
-> Phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những thành quả đó.
-> Đồng thời với hưởng thụ, phải có trách nhiệm nỗ lực, tiếp tục sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần.
* Ý nghĩa của đạo lí:
- Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.
- Là một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hóa của dân tộc.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Nêu bố cục và nhiệm vụ chung của bào văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị phần tiếp theo của bài “Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí”.
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

5 bước để có một bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoàn chỉnh

THPT Sóc Trăng Send an email

0 7 phút

Bài viết dưới đây làm rõ những vấn đề về liên quan đến dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Bài viết gần đây

  • Đề đọc hiểu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm

  • Phân tích Chị em Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều

  • Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

  • Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Là một trong những dạng đề khó nằm trong danh mụcvăn nghị luậnxã hội, đòi hỏi các em cần phải nắm rõ được khái niệm cơ bản, kỹ năng phân tích đề từ đó hiểu rõ mục đích mà đề bài đưa ra, sau cùng mới đặt bút làm bài.

Bạn đang xem: 5 bước để có một bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoàn chỉnh

Vậy mục đích của bài viết dưới đây chính là giúp các em có được các thao tác cần thiết để viết được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoàn chỉnh.

Cùng bắt đầu nào…

Nội dung

  • 1 I. Khái niệm cơ bản của nghị luận về một tư tưởng đạo lí
    • 1.1 1. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là gì?
    • 1.2 2. Đặc điểm cơ bản
    • 1.3 3. Cách dạng đề thường gặp
  • 2 II. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
    • 2.1 1. Kỹ năng phân tích đề
    • 2.2 2. Các bước triển khai bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí…

Soạn văn 9: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

  • Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
    • I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
    • II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
    • III. Luyện tập

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Đọc các đề bài trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó.

b. Mỗi em tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự.

Gợi ý:

a. Những điểm giống nhau giữa các đề:

  • Các đề trên đều nêu ra một vấn đề về tư tưởng, đạo lí.
  • Các đề 1, 3, 10 là đều có yêu cầu cụ thể [suy nghĩ, bàn về…]. Các đề còn lại không nêu yêu cầu.

b. Một vài đề bài tương tự:

  • Suy nghĩ về câu “Lá lành đùm lá rách”
  • Suy nghĩ về lòng tự trọng
  • Bàn về đức tính trung thực…

II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là:

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

2. Lập dàn bài sơ lược

3. Viết bài

4. Đọc lại bài viết và sửa chữa

Tổng kết:

- Muốn làm tốt bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp

- Dàn bài chung:

[1] Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

[2] Thân bài:

  • Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.
  • Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí.
  • Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

[3] Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

- Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra ý kiến của người viết.

III. Luyện tập

Lập dàn bài cho đề 7 mục I. [Lưu ý: Đọc kĩ đề, tìm ý].

Gợi ý:

[1] Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: tinh thần tự học.

[2] Thân bài

a. Khái niệm

- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức.

- Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình.

b. Vai trò của tinh thần tự học

- Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú

- Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.

- Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

c. Phương pháp tự học

- Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.

- Tích cực trao đổi, trình bày ý kiến của bản thân với thầy cô hoặc bạn bè về những vấn đề chưa hiểu…

d. Liên hệ bản thân

  • Tích cực rèn luyện phương pháp tự học.
  • Phê phán những hành vi học thụ động, học vẹt…

[3] Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của việc tự học.

Video liên quan

Chủ Đề