Cách làm đơn yêu cầu công nhận sáng kiến

Nhằm đáp ứng yêu cầu trong việc giải quyết công việc thường sẽ có những sáng kiến được cá nhân, tổ chức đưa ra. Sáng kiến được hiểu là giải pháp quản lý, kỹ thuật, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác và được cơ sở công nhận. Vậy mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Sáng kiến được hiểu là giải pháp quản lý, kỹ thuật, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác và được cơ sở công nhận.

– Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật , phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề xác định bao gồm: sản phẩm dưới các dạng vật thể ví dụ như máy móc, thiết bị,…quy trình ví dụ như quy trình công nghệ, quy trình chuẩn đoán,…

– Giải pháp quản lý là cách thức để tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào trong đó có phương pháp tổ chức công việc như bố trí nhân lực, máy móc,…phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc,…

– Phương pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện những thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào trong đó có phương pháp thực hiện những thủ tục hành chính như tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tài liệu, đơn thư,..; phương pháp thực hiện việc thẩm định, giám sát, tư vấn, đánh giá; phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy; phương pháp huấn luyện động vật,…

– Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Áp dụng một biện pháp, cách thức, phương pháp đã biết vào thực tiễn một cách sáng tạo để tạo nên hiệu quả và lợi ích vượt trội so với phương pháp cũ.

Việc đánh giá và công nhận sáng kiến được thực hiện theo các nguyên tắc:

– Hội đồng sáng kiến các cấp sẽ thực hiện việc xem xét đánh giá, công nhận sáng kiến;

– Các sáng kiến trước khi được đề nghị thực hiện đánh giá, công nhận ở các cấp phải được đơn vị cơ sở công nhận và được cấp giấy chứng nhận;

– Đối với các sáng kiến sao chép của những tác giả khác thì sẽ không được xem xét đánh giá và công nhận. Những sáng kiến đã được công nhận nhưng sau đó bị phát hiện có sự sao chép về nội dung hoặc bị phát hiện là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác thì hội đồng cũng sẽ quyết định hủy bỏ kết quả đã đánh giá trước đó.

Việc đánh giá công nhận sáng kiến sẽ được thực hiện theo nguyên tắc như trên, khi muốn được công nhận sáng kiến cần phải sử dụng đúng mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: [1] ……………………………………………………………………………………..

Tôi [chúng tôi] ghi tên dưới đây:

Số TTHọ và tênNgày tháng năm sinhNơi công tác
[hoặc nơi thường trú]
Chức danhTrình độ chuyên mônTỷ lệ [%] đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
[ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có]

– Là tác giả [nhóm tác giả] đề nghị xét công nhận sáng kiến: [2]………………………………

– Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến [trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến]: [3] ………………………………….…………………………………………………………

– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: [4] ……………………………………………………………………

– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, [ghi ngày nào sớm hơn]: …..

– Mô tả bản chất của sáng kiến [5]………………………… ………………………………….

– Những thông tin cần được bảo mật [nếu có]:……………………………………………….

– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ………………………………………………

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: [6] ……………………………………………………………………………

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử [nếu có]: [7] ……………………………………………………………………………………….

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu [nếu có]:

Số TTHọ và tênNgày tháng năm sinhNơi công tác [hoặc nơi thường trú]Chức danhTrình độ chuyên mônNội dung công việc hỗ trợ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Kính gửi: [1] ……………………………………………………………………………………..

Tôi [chúng tôi] ghi tên dưới đây:

Số TTHọ và tênNgày tháng năm sinhNơi công tác
[hoặc nơi thường trú]
Chức danhTrình độ chuyên mônTỷ lệ [%] đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
[ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có]

– Là tác giả [nhóm tác giả] đề nghị xét công nhận sáng kiến: [2]………………………………

– Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến [trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến]: [3] ………………………………….…………………………………………………………

– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: [4] ……………………………………………………………………

– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, [ghi ngày nào sớm hơn]: …..

– Mô tả bản chất của sáng kiến [5]………………………… ………………………………….

– Những thông tin cần được bảo mật [nếu có]:……………………………………………….

– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ………………………………………………

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: [6] ……………………………………………………………………………

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử [nếu có]: [7] ……………………………………………………………………………………….

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu [nếu có]:

Số TTHọ và tênNgày tháng năm sinhNơi công tác [hoặc nơi thường trú]Chức danhTrình độ chuyên mônNội dung công việc hỗ trợ

Tôi [chúng tôi] xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

….., ngày … tháng… năm ……….…

Người nộp đơn
[Ký và ghi rõ họ tên]

Ghi chú:

[1] Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến.

[2] Tên của sáng kiến.

[3] Tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

[4] Ghi một lĩnh vực cụ thể ví dụ như: Điện tử, viễn thông, tự động hóa, công nghệ thông tin; Nông lâm ngư nghiệp và môi trường; Cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải; Dịch vụ [ngân hàng, du lịch, giáo dục, y tế…]….

[5] Mô tả bản chất của sáng kiến cần phải nêu rõ: Mô tả ngắn gọn, đầy đrủ, rõ ràng các bước thực hiện cũng như điều kiện cần thiết để áp dụng, khả năng áp dụng của sáng kiến… Trong đó:

– Nội dung: Nếu cải tiến các giải pháp trước đó thì cần nêu rõ tình trạng, nội dung sau khi cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm gì. Có thể là bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp….

– Tính khả thi: Nêu rõ điều kiện để sử dụng sáng kiến và những lợi ích thực tế mà sáng kiến mang lại.

[6] Nêu rõ lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được nếu sang kiến được áp dụng.

[7] Cần phải so sánh về lợi ích thực tế, số lợi ích, số tiền có thể có được cũng như cách tính.

– Điều kiện công nhận sáng kiến:

+ Có tính mới trong phạm vi cơ quan, tổ chức.

+ Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ quan, tổ chức đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực.

– Một sáng kiến được coi là có tính mới trong phạm vi một cơ sở nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hoặc áp dụng lần đầu, sáng kiến đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

+ Không trùng với nội dung của sáng kiến trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước.

+ Chưa được công bố, sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất kỳ hình thức nào.

+ Chưa được bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.

+ Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến.

+ Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.

– Một sáng kiến được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng sáng kiến đó đã mang lại hiệu quả cụ thể cho cơ quan, tổ chức như: Nâng cao hiệu quả hoạt động hành chính – sự nghiệp, hiệu quả kinh tế [ví dụ nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả kỹ thuật] hoặc lợi ích xã hội [ví dụ nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường…], nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả côgn tác.

– Sáng kiến không được công nhận khi:

+ Việc công bố, áp dụng trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội.

+ Đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

Sáng kiến cấp tỉnh: là sáng kiến cấp cơ sở đã được ứng dụng ở cơ sở, đã được nhân rộng hoặc có khả năng nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, ngành, lĩnh vực hoặc tối thiểu được 50% sở, đơn vị tương đương sở, huyện, thành phố có cùng điều kiện áp dụng, được Chủ tịch UBND tỉnh xét, công nhận.

Thể thức Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến cấp tỉnh

1.1. Đơn yêu cầu công nhận sáng cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.

1.2. Mỗi đơn yêu cầu công nhận sáng kiến chỉ áp dụng cho một giải pháp. Trường hợp tác giả có nhiều giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến thì không được gộp chung nhiều giải pháp đó vào trong một đơn mà phải trình bày riêng trong từng đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.

1.3. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến được tác giả đánh máy vi tính hoặc viết tay trên giấy A4, trừ trường hợp khi mô tả nội dung sáng kiến tác giả phải lựa chọn khổ giấy khác để trình bày các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm cho phù hợp. Việc sử dụng ngôn ngữ trong đơn theo yêu cầu như sau:

a] Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, chính xác, phổ thông;

b] Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ;

c] Chỉ được sử dụng từ ngữ nước ngoài khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế; nếu từ ngữ nước ngoài là từ ngữ thông dụng, phổ biến có thể sử dụng trực tiếp hoặc phải phiên âm sang tiếng Việt;

d] Phải sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt phải ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu;

đ] Khi sử dụng thuật ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích trong đơn;

e] Chỉ được sử dụng từ ngữ viết tắt trong trường hợp cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong đơn; nếu sử dụng nhiều từ viết tắt, cần phải có phụ lục giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong đơn;

g] Từ ngữ phải được sử dụng thống nhất trong đơn và phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp dùng từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích theo nghĩa được sử dụng trong đơn.

1.4. Trường hợp Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến được tác giả đánh máy vi tính thì phải sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, cỡ chữ 13 hoặc 14.

1.5. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến phải được tác giả ký và ghi rõ họ tên vào mục người nộp đơn ở trang cuối cùng của đơn; trường hợp sáng kiến có đồng tác giả thì người nộp đơn phải là một trong các đồng tác giả và phải được các đồng tác giả còn lại đồng ý nộp đơn và cùng ký xác nhận vào đơn.

1.6. Không giới hạn số trang của Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến; trường hợp đơn có từ 02 trang trở lên thì phải đánh số trang và tác giả phải ký xác nhận vào góc phải dưới cùng mỗi trang của đơn trừ trang cuối cùng đã có chữ ký của tác giả vào phần người nộp đơn.

Trường hợp sáng kiến có đồng tác giả thì trừ trang cuối cùng đã có đầy đủ chữ ký của các đồng tác giả theo quy định tại điểm 1.5 nêu trên, việc ký xác nhận vào các trang của đơn thực hiện như sau:

a] Người có tỷ lệ phần trăm đóng góp tạo ra sáng kiến nhiều nhất ký xác nhận;

b] Trường hợp các đồng tác giả có tỷ lệ phần trăm đóng góp như nhau thì người giữ chức vụ cao nhất ký xác nhận;

c] Trường hợp còn lại do các đồng tác giả tự thoả thuận để giao cho một đồng tác giả ký xác nhận vào các trang của đơn.

1.7. Trường hợp sáng kiến có đồng tác giả thì yêu cầu liệt kê khối lượng công việc đóng góp của từng tác giả để xác định tỷ lệ % đóng góp công sức, trí tuệ của tác giả kèm theo đơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến mới nhất năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Hợp đồng có thể sửa đổi nội dung hay không?

Căn cứ Khoản 2, Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Sáng chế công nghiệp là gì?

Tại Khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định như sau:
“…12. Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Như vậy, một cách dễ hiểu thì Sáng chế là sản phẩm hoặc quy trình dùng để giải quyết một vấn đề nào đấy. Những sản phẩm này có thể là dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, vật liệu chất liệu, thực phẩm,…

Video liên quan

Chủ Đề