Cách làm Kem chôm chôm

Chôm chôm là loại quả có nguồn gốc từ Đông Nam Á và ngày nay được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới trên khắp thế giới. Nếu chưa từng thấy quả chôm chôm, bạn có thể sẽ thấy bối rối khi không biết phải ăn thế nào. Một khi đã học được cách ăn chôm chôm, bạn sẽ thấy rất đơn giản và ngon miệng.

  1. 1

    Chọn chôm chôm chín. Ban đầu chôm chôm có màu xanh, sau đó chuyển sang màu đỏ, cam hoặc vàng khi chín. Các "sợi gai" giống lông có màu xanh khi chôm chôm vừa được hái, nhưng sau đó sẽ chuyển thành màu đen và quả vẫn giữ được vị ngon ít nhất vài ngày.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Khứa một đường trên vỏ quả. Đặt quả chôm chôm chắc chắn trên mặt phẳng và giữ ở hai đầu. Đặt con dao sắc dọc theo chính giữa thân quả giống như cắt đôi. Cắt nhẹ trên phần vỏ giống da và nhiều gai nhưng không khứa vào thịt quả. Khứa một nửa quanh thân quả để kéo dài đường cắt.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể dùng ngón cái để xé vỏ quả hoặc thậm chí cắn làm đôi. Gai quả mềm và vô hại, nhưng vỏ quả không ăn được và có thể hơi đắng.

  3. 3

    Tách quả chôm chôm. Phần vỏ được cắt sẽ tách ra dễ dàng. Kéo một bên vỏ ra khỏi phần thịt giống như mở nắp có khớp nối. Bên trong là thịt quả trông giống quả nho: hình ôvan, hơi đục và màu trắng hoặc vàng nhạt.

  4. 4

    Bóp cho thịt quả rơi ra. Bóp phần vỏ còn lại cho phần thịt quả ăn được rơi vào lòng bàn tay.

  5. 5

    Bỏ hạt. Hạt ở giữa quả không ăn được khi còn sống. Cắt vào phần thịt quả sao cho không cắt vào hạt rồi kéo hạt ra. Một số giống chôm chôm [giống "Freestone"] có hạt dễ trượt ra, còn hạt của các giống khác [giống "Clingstone"] dính vào thịt quả. [3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu ăn chôm chôm giống Clingstone, bạn chỉ cần để hạt và nhổ ra khi ăn xong.

  6. 6

    Ăn chôm chôm. Sau khi bỏ hạt, chỉ cần cho thịt quả vào miệng. Nếu còn hạt, cần chú ý đến lớp màng dai giống giấy bao phủ bên ngoài. Gặm phần thịt quả xung quanh thay vì tránh cắn vào lớp màng ngày.

    • Hầu hết chôm chôm đều ngọt và mọng nước, nhưng một số giống có thể chua hoặc hơi khô.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Hầu hết hạt chôm chôm đều đắng nhưng một số hạt có thể hơi ngọt. Mặc dù có một số ít người ăn hạt chôm chôm sống nhưng thực tế hạt có chứa nhiều hóa chất độc hại tiềm ẩn.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Không khuyến nghị ăn hạt chôm chôm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và động vật.

  1. 1

    Cân nhắc nướng hạt chôm chôm. Ở một số vùng, hạt chôm chôm được nướng lên để ăn, tương tự như khi nướng các loại hạt. Mặc dù hạt chôm chôm nướng ăn được nhưng sẽ hơi đắng và có tính gây mê nhẹ.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trước khi chính thức chấp thuận việc ăn hạt chôm chôm là an toàn.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Làm mứt chôm chôm. Lột vỏ 500 g chôm chôm rồi đem đun trong nước cùng với hai lá đinh hương cho đến khi thịt quả tách khỏi hạt. Lột lớp màng bao quanh hạt rồi cho hạt vào một ít nước để đun đến khi mềm. Đun phần thịt quả với hạt đã nấu mềm và 1/2 cốc [350 g] đường. Đun liu riu 20 phút hoặc đến khi thành mứt. Vớt lá đinh hương ra rồi cho mứt vào hũ đã tiệt trùng.[8] X Nguồn nghiên cứu Pijpers, Dick, Jac. G. Constant, and Kees Jansen. The Complete Book of Fruit. NY: Gallery Books, 1986. Đi tới nguồn

    • Để làm món tráng miệng nhanh chóng, bạn có thể đem hầm quả đã lột vỏ và luộc chín.

  3. 3

    Bảo quản chôm chôm chưa ăn trong tủ lạnh. Chôm chôm chỉ ngon trong tối đa 2 tuần và thường chỉ vài ngày sau khi mua ở cửa hàng. Cho quả nguyên vẹn chưa lột vỏ vào túi nilông có lỗ rồi đem bảo quản trong tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Đông lạnh chôm chôm để làm món tráng miệng đặc biệt. Đông lạnh nguyên quả chôm chôm chưa lột vỏ trong túi khóa vuốt. Đem lột vỏ rồi ăn trực tiếp ngay sau khi lấy ra khỏi tủ đông như một món ăn vặt ngọt như kẹo.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nếu bày chôm chôm lên mời khách, bạn nên chừa lại một nửa vỏ quả sau khi cắt để làm đế cầm đẹp mắt cho khách.
  • Sau khi mua chôm chôm, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh 3-5 ngày và quấn màng bọc thực phẩm để tránh tình trạng mất độ ẩm [hoặc để chôm chôm ở ngoài nếu sống ở vùng khí hậu ẩm].[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Cẩn thận với giòi trong chôm chôm. Dấu hiệu của giòi là phần màu nâu, lộm cộm ở gần cuống quả.

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 28 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 11.717 lần.

Chuyên mục: Trái cây và rau củ

Trang này đã được đọc 11.717 lần.

Cách làm mứt chôm chôm dẻo ngọt, chua nhẹ chắc chắn sẽ rất hấp dẫn mùa Tết này. Chôm chôm có lẽ là thứ quả được yêu thích của hầu hết người dân Việt từ trẻ con cho tới người lớn. Đặc điểm của chôm chôm là ngọt thanh và có vị chua nhẹ nên rất kích thích vị giác của người ăn. Chôm chôm không chỉ dùng để ăn trực tiếp mà còn có thể dùng để làm mứt. Cùng tìm hiểu cách làm món mứt mới lạ này qua bài viết sau đây.

Trong cách làm các loại mứt trái cây ngon thì chôm chôm cũng là nguyên liệu được dùng làm mứt ngon không kém. Cách làm mứt chôm chôm vô cùng đơn giản và lạ miệng, chỉ vài bước đơn giản bạn có thể hoàn thành ngay món mứt đãi khách dịp Tết này rồi. Chắc các bạn chưa biết chôm chôm mang đến rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho chúng ta.

Ở Việt Nam, chôm chôm được trồng khá nhiều ở các khu vực Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, và các tỉnh ở miền tây. Mọi người xưa nay đều truyền tai nhau ăn chôm chôm sẽ làm cơ thể rất nóng, nổi mụn. Nhưng nếu như bạn ăn với lượng vừa đủ thì sẽ phát huy tác dụng khá hiệu quả.

Chôm chôm chứa giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh: Internet.

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Chôm chôm có hàm lượng vitamin C dồi dào. Có tác dụng giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất sắt và đồng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, hoạt chất axit trong quả chôm chôm hoạt động như chất chống ôxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể và phòng ngừa bệnh ung thư.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Quả chôm chôm còn chứa hàm lượng chất xơ dinh dưỡng giúp bạn no lâu hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chiết xuất phenolic chứa trong vỏ chôm chôm có tác dụng giảm thiểu hàm lượng glucose trong máu lúc đói.

Kích thích tế bào máu

Hàm lượng chất đồng và sắt có rất nhiều trong quả chôm chôm. Rất cần thiết để kích thích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Từ đó, giúp kiểm soát các cơn chóng mặt và mệt mỏi do thiếu máu. Ngoài ra, chất mangan trong loại trái cây này cũng giúp cơ thể sản xuất ra các enzyme có lợi cho sức khỏe.

Chôm chôm giúp kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Ảnh: Internet.

Hỗ trợ làm đẹp da

Dưỡng chất mangan chứa trong chôm chôm cùng với vitamin C có thể giúp hỗ trợ quá trình sản sinh collagen. Đồng thời nó hoạt động như một chất chống oxy hóa. Đặc tính này sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn tránh khỏi các tổn thương do các gốc tự do gây ra. Do đó, việc ăn một vài quả chôm chôm mỗi ngày có thể giúp nuôi dưỡng làn da luôn khỏe mạnh và tươi trẻ.

Hỗ trợ các vấn đề về tóc và da đầu

Quả chôm chôm có chứa đặc tính kháng khuẩn cao. Có thể giúp điều trị gàu trên da đầu, cũng như một số vấn đề về da đầu khác như ngứa ngáy hoặc bong tróc. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong chôm chôm còn giúp nuôi dưỡng sức khỏe của mái tóc và da đầu từ sâu bên trong, giúp mái tóc thêm óng ả hơn. Hàm lượng chất khoáng đồng có trong quả chôm chôm còn có khả năng điều trị chứng rụng tóc. Đồng thời tăng cường màu sắc cho mái tóc giúp giữ mái tóc đen, ngăn ngừa tình trạng bạc tóc do lão hóa sớm. Bên cạnh đó chôm chôm còn chứa thêm protein là dưỡng chất giúp nuôi dưỡng mái tóc luôn chắc khỏe và suôn mượt.

Chôm chôm tốt cho da đầu và tóc, ngăn ngừa tóc bạc sớm. Ảnh: Internet.

Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ có trong quả chôm chôm có khả năng cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu.

Cung cấp năng lượng

Trong quả chôm chôm có chứa cả đường và protein, đây là các dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Là nguồn năng lượng chủ yếu cho hoạt động hằng ngày của cơ thể. Ăn chôm chôm sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng trong suốt ngày dài.

2. Cách chọn chôm chôm ngon

Với những quả chôm chôm tươi, gai trên vỏ còn có màu xanh hoặc màu tươi sáng, đỏ. Không chọn những trái chôm chôm có màu đỏ nhưng lại không tròn, vì đây là chôm chôm lép, không có ruột. Còn những quả có vỏ mềm, bóp nhẹ có thể chảy nước hoặc vỡ đôi quả… đó là những quả đã hỏng, hoặc gần hỏng hay bị thối.

Bạn có thể ấn mạnh vào quả. Nếu vỏ còn cứng, không có cảm giác quả bị hóp hay úng nước thì đó là quả ngon. Nếu bóp thấy vỏ mềm, nước chảy ra hay dễ dàng bị nứt thì không nên mua.

Chôm chôm ngon cùi có màu trắng đục, nhìn căng mọng nước và có mùi thơm đặc trưng. Với những quả có cùi màu ố vàng, có nước trắng chảy ra hoặc có cùi bị thối không nên mua.

Mùa chôm chôm kéo dài từ tháng 4 cho đến tháng 6 dương lịch. Những quả đầu mùa thường không ngon còn sang tầm tháng 7 âm lịch là những quả chôm chôm trái vụ rất dễ bị sâu ở phần cuống.

Cách chọn chôm chôm làm mứt. Ảnh: Internet.

Các loại chôm chôm phổ biến tại Việt Nam:

  • Chôm chôm nhãn: Chôm chôm nhãn là giống có trái hình cầu, lông ngắn. Vỏ trái khi chín chuyển dần từ màu xanh sang vàng, hồng và cuối cùng là đỏ. Trọng lượng của trái khá nhỏ nên mới được gọi là chôm chôm nhãn.
  • Chôm chôm tróc: Loại chôm chôm này là thịt không dính hạt, trái to, ngọt, lông dài
  • Chôm chôm dính: Đặc điểm của chôm chôm dính là trái to, lông dài, thịt mềm. Không giòn, bám vào hột, khi ăn có vị ngọt, nhiều nước.
  • Chôm chôm Thái: Giống chôm chôm này có quả khá lớn, trọng lượng từ 50 – 70 g/quả, thịt dày, tróc hạt, hạt dẹt rất nhỏ. Khi chín râu ở vỏ quả có màu xanh, vỏ có màu đỏ rất hấp dẫn người tiêu dùng.

3. Cách làm mứt chôm chôm

Mứt chôm chôm có lẽ sẽ khá lạ miệng với mọi người, nhưng chắc chắn sẽ rất độc đáo. Cách làm mứt chôm chôm cũng giống như cách làm của các loại mứt truyền thống khác. Khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, giá thành cũng khá rẻ nên rất thích hợp để tự làm tại nhà. Vừa bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm cho gia đình trong những ngày Tết trước những nguồn hàng trôi nổi ngoài thị trường.

Mứt chôm chôm mang vị ngọt dịu cùng sắc đỏ mọng sẽ là món mứt hấp dẫn nhất ngày Tết. Ảnh: Internet.

Cách làm mứt chôm chôm sau đây sẽ giúp cho các bạn có thêm một món mứt khá đặc sắc cho mâm mứt Tết nhà mình. Hãy tự tay chuẩn bị cho mùa Tết đậm đà hương vị thiên nhiên.

Nguyên liệu:

  • Chôm chôm: 1kg
  • Đường: 100gam
  • Dứa: 1 trái
  • Tắc: 3 – 4 trái
Các nguyên liệu làm mứt chôm chôm ngon tuyệt hảo. Ảnh: Internet.

Cách làm mứt chôm chôm:

Bước 1: Chọn và sơ chế nguyên liệu

  • Chôm chôm bạn nên chọn loại già và tròn, thịt dày.
  • Chôm chôm mua về tách vỏ rửa sạch, để thật ráo nước. Sau đó, tách bỏ hạt chôm chôm bằng một con dao nhỏ nhọn đầu. Cần chú ý trong khi tách hạt thì cẩn thận để thịt chôm chôm không bị nát. Bạn có thể để nguyên hạt, vì hạt chôm chôm sẽ có vị bùi, béo, nhưng sẽ hơi đắng.
  • Dứa xay nhuyễn, ép lấy nước.
  • Tắc cắt đôi, bỏ hạt, vắt lấy nước cốt.
Bóc vỏ chôm chôm. Ảnh: Internet.

Bước 2: Ướp chôm chôm

  • Ướp chôm chôm với 100gam đường trong thau, trộn đều. Để hỗn hợp ngấm đường trong 1 – 2 tiếng.
Ướp chôm chôm với đường từ 1 – 2 tiếng hoặc đến khi đường tan chảy hoàn toàn. Ảnh: Internet.

Bước 3: Sên mứt chôm chôm

  • Sau khi đường tan hoàn toàn thì cho chảo chôm chôm lên bếp. Vặn lửa to để hỗn hợp sôi mạnh. Cho nước thơm và nước cốt tắc vào đun sôi lên cùng.
  • Khi hỗn hợp sôi lên khoảng 5 phút thì vặn lửa nhỏ và tiếp tục nấu. Chú ý đảo đều để không bị cháy ở đáy chảo.
  • Sau một thời gian thì nước đường sẽ keo và cạn dần. Màu của chôm chôm sẽ chuyển từ vàng nhạt sang màu vàng đậm. Bạn vẫn đun tiếp cho đến khi đường keo lại và chôm chôm dẻo khô thì tắt bếp.
Công đoạn sên mứt chôm chôm. Ảnh: Internet.

Bước 4: Phơi khô và bảo quản

  • Mứt chôm chôm để nguội tự nhiên. Sau đó, sấy khô mứt chôm chôm trong lò nướng ở nhiệt độ 100 độ C trong 30 đến 40 phút. Hoặc phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời đều được.
  • Bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín để sử dụng lâu hơn.
Mứt chôm chôm có màu đỏ mọng là đạt chuẩn. Ảnh: Internet.

Vậy là chỉ vái vài bước đơn giản, bạn đã hoàn thành ngay món mứt chôm chôm dẻo ngon lạ miệng này rồi. Ngày Tết nhâm nhi miếng mứt chôm chôm bên gia đình, ngồi kể cho nhau nghe những câu chuyện năm mới thì còn gì bằng.

Hy vọng với cách làm mứt chôm chôm đơn giản như trên, các bạn có thể tự tay làm cho gia đình mình một món mứt lạ miệng, thơm ngọt, dẻo ngon. Mứt chôm chôm sẽ là một luồng gió mới cho gia đình bạn năm nay. Đĩa mứt chôm chôm hứa hẹn sẽ là thứ quà thơm ngon cho những buổi trà chiều hay những buổi tụ tập bạn bè lâu năm. Chúc các bạn thành công với cách làm mứt chôm chôm đơn giản, an toàn cho sức khỏe.

Hà Vy tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề