Cách tập cho trẻ 4 tháng bú bình

1. Tập trẻ bú bình khi trẻ đang đói

Khi bé đòi bú, hãy khoan cho bé bú, thay vào đó, hãy đợi thêm một khoảng thời gian để bé thực sự đói. Lúc này, hãy thử đưa bình sữa vào miệng bé. Nhiều bé sẽ dễ dàng chịu ngậm bình sữa khi đang đói.

2. Tập cho bé bú bình khi bé đã no

Với một vài bé, việc cho bú bình khi bé đang đói sẽ khiến bé thấy “thù địch” với “bầu sữa mẹ mạo danh”. Nếu bé nhà bạn thuộc trường hợp này, đừng tập cho bé bú bình khi bé đang đói. Thay vào đó, hãy đưa bình cho bé bú giữa các cữ bú mẹ. Bé có thể sẽ chịu thử và sẵn sàng hơn cho bữa ăn nhẹ này.

3. Cách tập cho bé bú bình: Giả vờ thờ ơ với bé

Bé quấy khóc, khó chịu khi tập bú bình có thể khiến mẹ “xót’. Tuy nhiên, bạn đừng mất bình tĩnh và có những hành động như thể mọi chuyện đang trở nên nghiêm trọng. Thay vào đó, hãy giả vờ thờ ơ và cư xử bình thường cũng là cách cho bé bú bình.

Nên để người chăm sóc cho bé tập bú bình

Nếu bà là người chăm sóc khi mẹ đi làm trở lại thì nên để cho bà tập cho bé ti bình. Lúc này, bà có thể vừa bế em, vừa hát ru, đong đưa để trẻ cảm thấy thoải mái và chịu hợp tác bú bình. Người tập bé bú bình không phải là mẹ cũng sẽ hiệu quả hơn vì con thấy mẹ sẽ nhõng nhẽo, đòi ti trực tiếp ngay lúc đó.

Ngoài ra, thêm một cách tập cho bé bú bình nữa là có thể bọc bình sữa bằng cái khăn có mùi sữa mẹ. Như vậy sẽ hấp dẫn và làm con dễ chấp nhận hơn.

Cách tập cho bé bú bình và ti lúc thức

đăng bởi Nguyễn Khải 15/01/2021


Với những bạn nhỏ ti mẹ hoàn toàn, thì việc luyện ti bình dường như khá khó khăn, và việc khó nhằn nhất của chúng ta khi con sinh ra đến tầm 3 – 5 tuần tuổi lại là làm sao để con ti được lúc thức. Nhưng không có gì là khó khăn hết các mẹ ạ, việc gì cũng đều có những nguyên tắc và giải pháp để xử lý.

POH đã tổng hợp một vài nguyên tắc khi luyện cho bé ti bình và xin chia sẻ với các mẹ để việc nuôi con không là những cuộc chiến vất vả.

Việc luyện cho bé ti bình và ti lúc thức hoàn toàn giống nhau theo nguyên tắc là: cho con đói, đói thì tức khắc bé sẽ ăn. Nếu con từ chối sẽ chờ đến cữ sau.

Bất cứ một việc gì muốn rèn cho con, các mẹ hãy hiểu và chất nhận là việc này bé sẽ quấy, khóc và ngủ vớ vẩn cho đến khi bé chịu ti bình/ ti lúc thức. Mẹ nên để cho bé đói đến mức chấp nhận/đồng ý ăn, bú bằng bất kì hình thức nào.

Một số mẹ sẽ xót con, thương con và lo sợ con đói nên khi bé khóc đã không bản lĩnh lập tức cho bé ti mẹ ngay – Bé sẽ không chịu ti bình đâu. Chúng ta nên cương quyết, bữa ăn là cả đời con cần đến, hi sinh một vài bữa cũng không ảnh hưởng gì mà lại tạo được cho con một nếp ăn vui vẻ.

Mẹ chỉ thực hiện luyện cho bé ti bình khi mẹ đã phân biệt được thời điểm bé thực sự đói nghĩa là bé nhà bạn đã có những giờ giấc thói quen bú cụ thể của bé. Ví dụ như bé được 4 tháng thì thời gian bé ăn sẽ cách nhau 4 giờ/ lần. Nên chúng ta lại càng khẳng định được, nề nếp theo EASY cũng một phần làm cho việc muốn con làm quen với bình trở nên dễ dàng hơn.

Mời mẹ tham khảo bài viết: Kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình


Khi luyện ti bình và ti lúc thức: đến bữa bé đòi ăn, cho bé bú lần thứ nhất. Nếu con đẩy ra không bú, mẹ đợi thêm 5 phút và cho bé bú lần thứ hai, bé đẩy ra tiếp thì mẹ đợi 10 phút và cho bé bú lần 3.

Sau lần thứ 3 bé vẫn từ chối thì mẹ để bình ở đó và không bú gì hết. Đến cữ sau [3 – 4 giờ tùy vào tháng tuổi của bé] cho bé tiếp một bình mới. Bé không ăn thì lặp lại các bước như trên.

Thông thường, các bé sẽ chịu ti bình sau khoảng 12 - 18 tiếng nhịn liên tục, một vài bạn cá biệt nhịn đến 48 giờ. Các mẹ nên kiên nhẫn và cố gắng hiểu là mình không bỏ đói con, mà là mẹ có mời bé ăn nhưng bé không chịu ăn [giống với ti lúc thức].

Sau khi bé chịu ti bình rồi thì dần dần thêm lượng sữa cho bé bú, đợi bé ổn định ít nhất 3 ngày mới bắt đầu cho bé ti mẹ trở lại [ Áp dụng cách cho bé bú song song ti mẹ với ti bình].

Tóm lại, chúng ta cần kiên định và kiên trì, đừng vì xót con, sợ con đói mà lại cho con bú rồi hôm sau lại tiếp tục luyện cho bé ti bình/ ti lúc thức. Làm như vậy chỉ khiến thời gian luyện tập bị kéo dài và khó đạt được kết quả mong muốn, bé không chịu ti bình.

Chúng ta thử nghĩ đến khi mẹ đi làm, hoặc mẹ lại phải thỏa hiệp với con và ép con uống sữa bằng thìa, bằng xi lanh hay lại chọn cho con ti khi bé đang ngủ. Mẹ nên cứng cáp và bản lĩnh thà quyết tâm một lần trong thời gian ngắn còn hơn kéo dài tình trạng đó nhé.

POH xin gửi video hướng dẫn tới ba mẹ:

Tập cho bé bú bình và ti lúc thức

Hương Corin POH

1. Những cách tập cho bé bú bình mẹ yêu nên biết

Những cách tập cho bé bú bình mẹ yêu nên biết

Có một khoảng thời gian thích hợp để cho trẻ bú bình. Tránh làm điều đó quá muộn hoặc quá sớm. Hãy cho bé thời gian để bé hoàn toàn thành thạo trong việc bú mẹ. THường thì khoảng thời gian 2 đến 4 tuần sau khi sinh hãy bắt đầu những cách tập cho bé bú bình. Trừ các bé sinh ra sớm, còn lại hầu hết với trẻ thì đây là thời gian phù hợp.

Mẹ yêu có thể áp dụng những cách tập cho trẻ bú bình sau:

1.1. Chuyển đổi qua lại giữa bú bình và bú mẹ

Mẹ hãy thường xuyên thay đổi giữa hai phương tiện cho bú. Hãy cho trẻ làm quen từ từ với việc bú bình. KHông nên làm trẻ bị shock khi ngay lập tức thay việc bú mẹ bằng bú bình. Cách tập bé bú bình này cho trẻ cơ hội phát triển kỹ năng bú bình bằng cách thường xuyên chuyển đổi giữa bú mẹ tự nhiên và bú bằng bình.

1.2. Thử cách tập cho bé bú bình khi bé thức dậy

Lúc mới thức dậy là khoảng thời gian trẻ có xu hướng bú nhiều nhất trong ngày. Mẹ hãy thử cách tập cho em bé bú bình vào khoảng thời gian này. Bản năng ăn uống của trẻ vẫn được tiếp tục khi trẻ đang trong cơn ngái ngủ. Đừng để trẻ đói quá rồi mới cho ăn. Vì khi đó, trẻ sẽ quấy khóc và việc cho bú trở nên khó khăn hơn. Đây là cách tập bé bú bình hiệu quả nhất và tự nhiên nhất mà mẹ có thể áp dụng.

Thử cách tập cho bé bú bình khi bé thức dậy

Xem thêm:

3 mẹo cho con bú và những lưu ý đặc biệt mẹ cần lưu ý

Điểm mặt thủ phạm khiến trẻ bú ít và cách xử lý

Cách giúp mẹ nhiều sữa dễ dàng và nhanh chóng

1.3. Tạo môi trường thư giãn trong khi tập bú bình

Với cách tập cho con bú bình này, mẹ tạo ra môi trường thư giãn cho trẻ bằng việc bật nhạc nhẹ nhàng, êm dịu như nhạc cổ điển hoặc dân gian. Tốt hơn cả là có thể hát ru cho trẻ nghe, kết hợp với động tác đung đưa. Một căn phòng yên tĩnh, ít bị làm phiền cũng là một cách tập trẻ sơ sinh bú bình hữu ích. Điều này không những mang lại tâm lý thoải mái cho trẻ, mà mẹ cũng có những giây phút thư giãn.

1.4. Cách tập cho bé bú bình – Hỗ trợ từ người thân

Nhờ các thành viên trong gia đình thay phiên nhau cho trẻ bú bình. Mỗi người sẽ bế một cách khác nhau để trẻ làm quen với sự khác biệt. Từ đó trẻ có thể tự điều chỉnh cơ thể để phản xạ bú bình trở thành tự nguyện trong tương lai. Cách tập bú bình cho trẻ này sẽ giúp mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đồng thời hình thành ở trẻ tính tự lập và tự nguyện bú sữa bằng bình.

Bú bình

CHIA SẺ

YÊU THÍCH [0]

Mẹ đã thêm bài viết thành công

Bài viết của mẹ đã được đưa vào mục bài viết yêu thích. Mẹ có thể xem lại trong mục Hugges của tôi.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Nhu cầu của trẻ sơ sinh
  • Nhu cầu của mẹ
  • Hướng dẫn tập bú bình cho trẻ sơ sinh
  • Các kỹ thuật cho bé bú bình
  • Duy trì cho trẻ bú mẹ khi chuyển sang bú bình
  • Bạn có thể tìm thêm thông tin ở

Sữa mẹlà nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bé vẫn cần được bú bình vì nhu cầu của bé hoặc do điều kiện của mẹ. Bạn nên tham khảo một số cách tập cho bé bú bình đúng cách mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho bé.

Có rất nhiều lý do tại sao mẹ nên tập cho bé bú bình mặc dù muốn nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú

Nhu cầu của trẻ sơ sinh

• Trẻ sinh non, nhỏ con hơn so với tuổi thai hoặc không khỏe trong giai đoạn sơ sinh có thể cần được bú bình trong một thời gian ngắn trong khi chưa thể cho bú sữa mẹ.

• Trẻ buồn ngủ hoặc có lượng đường trong máu thấp cũng có thể cần được bú bình nếu bữa ăn cho trẻ cần bổ sung thêm calo.

• Đôi khi, mẹ chưa kịp sản sinh ra sữa thì bú bình sẽ giúp bé qua cơn đói.

• Tương tự như vậy, nếu trẻ bị tụt cân, thì bú bình có thể rất cần thiết.

• Bé bị sứt môi hoặc vòm miệng, nuốt hoặc hít thở khó khăn, có vấn đề với phản xạ khi hút/nuốt thì cũng có thể đượcbú bình.

Với các bà mẹ muốn nuôi con bằng sữa mẹ thì điều này sẽ hơi buồn nhưng không có nghĩa là sẽ không thể nuôi con bằng sữa mẹ nữa. Tùy thuộc vào việc phương pháp nào cần hơn vào thời điểm đó, bú bình thường là giải pháp thời điểm, còn bú sữa mẹ là giải pháp lâu dài. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe rằng bạn đang muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Họ có thể hỗ trợ và hướng dẫn bạn làm thế nào để vắt sữa và kích thích ngực sản sinh ra sữa. Có thể mất ba ngày hoặc lâu hơn sau khi sinh để sữa mẹ "xuống". Trong thời gian này, việc kích thích thường xuyên bằng tay hoặc vắt sữa sẽ giúp bạn sản sinh ra sữa. Thậm chí nếu bạn chỉ có được một vài giọt sữa, lượng sữa này vẫn rất tốt cho bé.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao

Nhu cầu của mẹ

• Đôi khi bú bình trở nên cần thiết khi mẹ quay lại với công việc sau khi sinh.

• Nếu người mẹ bị ốm và bé không thể bú sữa mẹ.

• Nếu người mẹ cần dùng thuốc được chống chỉ định với bà mẹ đangcho con búthì bú bình là lựa chọn thay thế duy nhất.

• Một số ông bố muốn chia sẻ trách nhiệm nuôi con thì cả bố và mẹ có thể chia sẻ với nhau công việc này. Các bà mẹ có thể vắt sữa và các ông bố có thể cho bé bú. Đối với các bà mẹ mệt mỏi và cần nghỉ ngơi thì bú bình là một sự lựa chọn tốt.

• Các bà mẹ muốn đi ra ngoài nhưng không thểcho con bú ở nơi công cộngthì có thể cho bé bú bình, tùy thuộc vào bé mà thay đổi giữa bú bình và bú mẹ.

• Khi bé và mẹ không ở gần nhau, bình sữa mẹ được vắt ra [EBM] hoặcsữa bộtsẽ trở nên cần thiết. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng các hướng dẫn về cất bảo quản, hâm nóng và chuẩn bị cho bé bú.

Tham khảo: Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú

Hướng dẫn tập bú bình cho trẻ sơ sinh

Bé đã quen bú mẹ trong thời gian dài, vì vậy, khi chuyển sang bú bình, mẹ cần có bước tập làm quen cho bé. Bé sẽ phải làm quen với cách bú mới cũng như loại sữa mới:

  • Bé đã quen đầu ti của mẹ nên cần cho bé uống loại sữa mới từ từ từng ít một và kết hợp với sữa mẹ. Lượng sữa nhiều hay ít tùy thuộc vào số tháng tuổi của bé. 1 ngày, mỗi bé cần 50ml/kg bao gồm cả sữa mẹ và sữa hộp.
  • Chia nhỏ bữa ăn của bé thành 8 bữa, cứ mỗi 3 tiếng bé sẽ bú 1 lần. Đối với bé 6 tháng tuổi, các bữa bú đêm sẽ dần ít đi. Đến 9 tháng, mẹ nên bỏ hẳn bữa bú đêm của bé. Lượng sữa mẹ có thể tham khảo là:
    • Bé dưới 6 tháng: 700 - 800ml / ngày
    • Bé trên 6 tháng: 600 - 700ml / ngày
  • Mẹ có thể vắt sữa của mẹ hòa chung với sữa hộp để cho bé dần quen với cách bú bình. Tần suất có thể là 3 - 5 ngày tuỳ theo tình hình làm quen của mỗi bé.
  • Nếu mẹ thấy bé đã quen với cách bú mới, mẹ sẽ chuyển dần rồi từ từ chuyển hẳn sang sữa hộp. Mẹ cần xem trước hướng dẫn cách pha như thế nào cho hợp lý.
  • Đối với các mẹ có sức khoẻ bình thường, mẹ có thể vừa cho bé bú bình vừa cho bé bú mẹ đến khi bé được 2 tuổi
  • Khi trẻ trong độ tuổi từ 7 - 24 tháng, tuỳ theo từng trường hợp mà lượng sữa sẽ được điều chỉnh khác nhau:
    • Các bé bú mẹ song song với bú bình: 400 - 500ml / ngày
    • Các bé chỉ bú bình: 600 - 700ml / ngày
  • Đến tầm 2 tuổi, bé không bú sữa mẹ nữa, bé cần 600 - 700ml / ngày.
  • Sau khi cho trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú bình, nếu có thể nên tập cho trẻ uống sữa bằng cốc là tốt nhất vì sẽ đảm bảo vệ sinh dễ hơn bú bình. Khi bé đã chuyển hẳn sang bú bình một thời gian, mẹ nên tập cho bé uống sữa bằng ly sẽ tốt hơn vì như vậy sẽ đảm bảo vệ sinh hơn.

Các kỹ thuật cho bé bú bình

• Khi cho bé bú bình có thể chỉ dùng sữa mẹ hoặc cũng có thể pha sữa mẹ với sữa bột.

• Tốt nhất là cho bé bú bình với sữa mẹ được vắt ra trước và sau đó có thể cho bú thêm sữa bột nếu cần thiết.

• Sữa mẹ vắt ra [EBM] sẽ có phần tách bơ khi để lắng một lúc. Chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Sau khi lắc đều, chất béo sẽ hòa tan với các phần còn lại của sữa tạo thành màu trắng/vàng hơn so với trước. Hâm nóng sữa mẹ cũng giống như hâm nóng sữa bột. Bạn không nên sử dụng lò vi sóng để tránh gây bỏng cục bộ hoặc hâm nóng sữa không đều.

• Trẻ sơ sinh không đặc biệt thích một dạng núm vú nhất định nào cả. Có trẻ thích núm vú cao su dạng hàm răng, có trẻ lại thích những núm vú dài tới gần chỗ giao nhau giữa phần trước và sau của vòm miệng. Bạn có thể cho bé thử một sốloại núm vúkhác nhau để xem bé thích loại nào.

• Thường sẽ có sự thay đổi số lần bú khi trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Hàm lượng đạm trong sữa mẹ thường thấp hơn so với sữa bột vì vậy bạn có thể kết hợp cả sữa mẹ và sữa bột cùng nhau, bạn sẽ thấy bé không thường xuyên thấy đói nữa.

• Phân của trẻ bú sữa mẹ cũng khác với bú sữa bột. Một số trẻ có thể bị táo bón khi chuyển sang sữa bột. Bạn nên hỏi bác sĩ nếu thấy lo lắng.

• Nếu trẻ chưa uống hết sữa trong bình, bạn nên bỏ phần thừa đi. Hâm nóng lại sữa mẹ và sữa bột không tốt và trẻ dễ bị đau bụng. Cần bảo quản sữa mẹ và sữa bột đúng cách, để ở ngăn đông của tủ lạnh chứ không nên để ở cánh tủ lạnh.

• Sữa mẹ có thể được bảo quản 3-5 ngày trong tủ lạnh ở ngăn tiệt trùng và kín.

• Sữa mẹ khi vắt ra có thể bảo quản ở ngăn đông lạnh 3 tháng.

• Sữa mẹ khi vắt ra để ở ngăn đông lạnh với nhiệt độ cực thấp có thể bảo quản từ 6-12 tháng.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh khuyên rằng:

Mẹ đi làm có thể vắt sữa và bảo quản sữa trong tủ lạnh để bé bú. Cách bảo quản như sau:
1. Sữa mẹ vắt ra cho vào bình có nắp đậy hoặc túi đựng sữa, mỗi bình hay túi chỉ đựng khoảng 80-120ml cho vừa mỗi cử bú, chừa 1 khoảng trống trong bình, túi, không nên để tràn đầy.
2. Sữa bảo quản ở nhiệt độ phòng được 4 giờ, ngăn mát tủ lạnh tối đa 3 ngày, ngăn đá tối đa 6 tháng.
3. Khi dùng, cho túi sữa vào bình hâm sữa để rã đông, không đun sôi sữa hay dùng lò vi sóng hâm sữa.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Duy trì cho trẻ bú mẹ khi chuyển sang bú bình

• Trẻ đang bú bình không có nghĩa là không cho trẻ bú mẹ giữa, trước và sau khi bú bình.

• Bạn có thể thấy trẻ thích ngậm một bên vú hơn so với bên kia. Tuy nhiên, bạn nên cho bé bú đều cả hai bên.

• Áp bé vào ngực bạn khi cho bé bú bình.

• Trẻ vẫn thích bú ngay cả khi lượng sữa sản sinh ra không nhiều. Việc cho trẻ bú sẽ giúp kích thích sản sinh sữa và cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ.

• Nếu bạn vắt sữa, hãy vắt đồng thời cả hai bên. Điều này giúp tăng kích thích sản sinh sữa.

• Khi mẹ "xuống sữa" và sữa đang chảy, việc vắt sữa trở nên đơn giản hơn. Hãy nghĩ về bé, ôm bé, ôm bé gần với bạn, tập trung vào thư giãn và ngửi mùi da bé trước khi vắt sữa sẽ giúp bạn tạo phản xạ xuống sữa.

• Máy hút sữa khá phổ biến, bạn có thể mua, thuê hoặc mượn. Chi phí ban đầu có thể cao nhưng so sánh với chi phí mua sữa bột, bạn sẽ thấy sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn rẻ hơn về lâu dài.

• Nếu bạn ít sữa, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ trước, sau đó dùng sữa vắt và/hoặc sữa bột. Chuẩn bị sẵn sàng trước khi cho bé bú để không bị gián đoạn giữa bú mẹ và bú bình bổ sung. Cho bé bú lâu hơn 1 giờ sẽ ảnh hưởng đến việc cho bú và bé sẽ bị mệt.

Việc bú bình hay bú sữa mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công của việc cho con bú vẫn đang gây tranh cãi. Khuyến nghị chung là tránh bú bình và chỉ cho bú mẹ. Núm vú cao su cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú và nên tránh sử dụng trongsáu tuần đầutiên cho đến khi bé quen bú mẹ.

Nhầm lẫn núm vú có thể xảy ra với trẻ sơ sinh khi chuyển từ núm vú mẹ sang núm vú cao su và ngược lại. Tuy nhiên, nhiều trẻ quá say sưa bú nên không nhận thấy sự khác biệt này. Bạn có thể tìm thêm thông tin chi tiết về trường hợp của bạn ở các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Tham khảo: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Bạn có thể tìm thêm thông tin ở

• Y tá ở trạm Y tế hoặc Trung tâm Y tế Cộng đồng. Xem trang vàng về Y tế.

• Một chuyên gia tư vấn cho con bú và/hoặc nữ hộ sinh. Tham khảo tại www.alca.asn.au

• Bác sĩ đa khoa.

• Hiệp hội nuôi con bằng sữa mẹ của Úc. Tham khảo tại www.breastfeeding.asn.au

Nhận thêm tư vấn từ các Chuyên gia Huggies®; đặc biệt dành riêng cho các thắc mắc của mẹ về cách cho con bú đúng cách. Mẹ hãy gửi câu hỏi ngay mẹ nhé!

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

ĐỌC TIẾP

×

KHám phá Ngay

Video liên quan

Chủ Đề