Cách thuyết phục khách hàng mở thẻ ATM

Vì sao người dân vẫn ngại dùng thẻ tín dụng?

[NLĐO] - Cuộc đua mở, phát hành thẻ tín dụng của các ngân hàng thương mại khiến người dùng dễ dàng có được loại thẻ trả trước chi tiêu sau. Nhưng nhiều khách hàng vẫn còn tâm lý e ngại dùng thẻ, lo rủi ro, mất tiền trong thẻ nhưng chưa được xử lý kịp thời…

  • Chủ thẻ tín dụng tá hỏa khi bị tính lãi phạt vì nợ 400.000 đồng

  • Cuối năm cảnh báo lừa đảo thẻ tín dụng

Tại một công ty làm trong lĩnh vực truyền thông ở quận 3, TP HCM, sau khi mở thẻ ATM để nhận lương từ một NH thương mại cổ phần, nhân viên công ty này tiếp tục được nhân viên NH đến tận văn phòng mời làm thẻ tín dụng.

Đua nhau mở rồi đóng

Nghe giới thiệu dùng thẻ tín dụng với những ưu đãi, giảm giá từ nhiều dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí… không ít người ngay lập tức đồng ý mở thẻ tín dụng, ký vào hợp đồng và "quên" điều khoản về lãi, phí.

Chị Nguyễn Hoa, nhân viên công ty này, chia sẻ chị rất thích ăn đồ Nhật nên khi nghe nói thẻ tín dụng này thường xuyên giảm giá cho các nhà hàng Nhật, chị liền mở thẻ. Vài tháng sau, thấy nhu cầu không dùng đến, lại đọc thấy điều khoản về lãi phạt, các loại phí cao nên chị đã quyết định đi đóng thẻ. Tương tự, bạn bè chị Hoa cũng mở thẻ vì nghe quảng cáo được ưu đãi, giảm giá, hoàn tiền khi thanh toán nên ký hợp đồng mà quên để ý nhiều đến điều khoản sử dụng và cách sử dụng để tránh bị lãi phạt…

Nhân viên một số NH thương mại thừa nhận đang chạy chỉ tiêu mở thẻ tín dụng nên phải tìm kiếm khách hàng, thậm chí mời bạn bè, người quen mở thẻ để đạt doanh số.

Thẻ tín dụng ngày càng được sử dụng phổ biến và là kênh thanh toán không tiền mặt được khuyến khích. Theo số liệu của Hội thẻ Việt Nam, tính đến hết năm 2018, số lượng thẻ tín dụng đạt khoảng 11,1 triệu thẻ tăng 17% so với năm trước, cao hơn mức tăng trưởng của thẻ nội địa. Doanh số sử dụng thẻ quốc tế cũng tăng cao, đạt khoảng 44% trong năm ngoái.

Người dùng cần lưu ý các điều khoản về phí, lãi phạt khi sử dụng thẻ tín dụng

Một khảo sát khác được đưa ra tại toạ đàm "Thị trường thẻ tín dụng – Cuộc đua giữa các NH và cơ hội cho người tiêu dùng" của BizLIVE mới đây cho thấy hơn 3.000 người được hỏi chỉ khoảng 33% cho biết đang dùng thẻ tín dụng và thấy tiện ích, số còn lại chưa có thẻ với nhiều lý do, trong đó không ít người mở thẻ xong rồi huỷ, bỏ vì phải nộp phí, lãi suất cao…

Mới đây, vụ một chủ thẻ tín dụng bị tính lãi phạt cao chót vót vì nợ 400.000 đồng sau kỳ thanh toán [tổng chi tiêu trong kỳ hơn 100,4 triệu đồng, đã thanh toán đúng hạn 100 triệu đồng], phản ánh thực tế nhiều người mở thẻ nhưng không phải ai cũng tìm hiểu kỹ các loại phí, lãi phạt. Chỉ đến khi bị NH tính lãi phạt cao, chủ thẻ mới giật mình. Nhiều chủ thẻ khác chỉ thanh toán số chẵn, nghĩ là vài ngàn lẻ [dù chỉ 10.000 đồng] nếu bị NH tính lãi cũng đáng kể nhưng đến kỳ thanh toán tiếp theo mới biết NH áp lãi phạt cho toàn bộ dư nợ chi tiêu trong kỳ.

Nhiều người vẫn ngại

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM, cho biết thanh toán không dùng tiền mặt là định hướng, nhiệm vụ trọng tâm của NH Nhà nước, Chính phủ, có những tác động tích cực hơn đến sự phát triển kinh tế xã hội, ngành NH và người tiêu dùng.

Dù vậy, hạn chế của phương thức này là khoảng 60% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, trong khi các đơn vị chấp nhận thanh toán không tiền mặt tập trung ở đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.

"Một hạn chế khác, chúng tôi xem đó là vùng trũng như có những rủi ro trong thanh toán thẻ mất tiền trong thẻ, các đơn vị mở thẻ chưa xử lý kịp thời bảo đảm quyền lợi khách hàng. Sắp tới, chúng tôi đề xuất có hành lang pháp lý thuyết phục để các bên chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt dễ dàng" – ông Minh chia sẻ.

Ông Phan Viết Cường, Giám đốc khối khách hàng cá nhân, NH TMCP Bản Việt, nhận định thẻ tín dụng là thị trường tiềm năng khi khoảng 70% dân số trẻ trong độ tuổi đi làm và thu nhập ổn định. Sản phẩm thẻ tín dụng cũng mới phá triển vài năm gần đây nên còn nhiều dư địa. Hiện hầu hết NH lớn đều tập trung vào đô thị lớn trong khi thị trường tại các tỉnh đang bị bỏ ngỏ sẽ là cơ hội cho những NH còn lại, trong đó có NH Bản Việt.

Dưới góc độ người dùng, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính NH, cho biết dù tư vấn tài chính cá nhân nhiều năm nhưng bản thân ông và vợ chỉ mới sử dụng thẻ tín dụng gần đây sau khi được bạn bè khuyến khích mở thẻ bởi tiện ích.

"Tâm lý người tiêu dùng khi thấy nhân viên NH mời mở thẻ sẽ không nghĩ tốt, mà nghĩ nhiệm vụ của nhân viên NH" – ông Hiển nhận xét.

Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật BASICO, cũng nhìn nhận tâm lý e ngại về việc sử dụng thẻ tín dụng và thẻ nói chung vẫn còn với người dùng. Sự e ngại có thể đến từ nhiều người, tâm lý người dùng xưa nay thường là thanh toán tiền mặt để dễ quản lý, kiểu "tiền trao cháo múc". Trong khi đó, giao dịch qua thẻ họ khó kiểm soát hơn. Do đó để phát triển thẻ, NH cần gia tăng hơn nữa niềm tin cho cộng đồng, giải bài toán tâm lý e ngại, vấn đề bảo mật, an toàn.

Để ý các khoản phí, lãi phạt

Theo nhiều NH, để tận dụng được tất cả những tiện ích của thẻ tín dụng, người dùng nên lưu ý tất cả những tiện ích, chính sách mà các tổ chức phát hành thẻ cung cấp, bao gồm các khoản phí, phí phạt… Các khoản phí và điều khoản thanh toán được công bố trên trang web của NH và trên hợp đồng dịch vụ giữa người dùng thẻ và NH. Hằng tháng, người dùng thẻ cũng nhận được bảng sao kê, trong đó in rõ những ghi chú quan trọng của việc thanh toán dư nợ đầy đủ.

Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có hàng chục khoản phí các loại từ phí mở thẻ, phí thường niên, phí phát hành thẻ lại, phí rút tiền mặt, phí phạt trả chậm… Mức phí được áp dụng khác nhau tuỳ loại thẻ và NH phát hành. Thông thường, lãi suất thẻ tín dụng được nhiều NH áp dụng phổ biến từ 30% đến gần 40%/năm, một số NH tính lãi thấp hơn nhưng cũng trên 20%/năm. Các NH lý giải, cho vay qua thẻ tín dụng là khoản vay tín chấp nên lãi suất cao nhằm bù đắp chi phí và rủi ro cho NH.

Bài và ảnh: Thái Phương

LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Nguyễn Thanh Bình ở Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh gửi tới cuộc thi viết về Chất lượng dịch vụ ngân hàng: Từ thực tiễn đến ước mong do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.

------------

Tôi ra trường và đi làm trong ngành dịch vụ đã được 12 năm. Những người làm nghề này thường rất hiện đại, nhất là khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nhưng tôi thì không như vậy. Tôi chỉ sử dụng tiền mặt, các giao dịch thường phải đến tận ngân hàng để làm, có giấy tờ chứng từ mang về tôi mới ăn ngon ngủ yên. Tôi cũng không bao giờ sử dụng ngân hàng điện tử vì lo sợ lộ thông tin vì vốn "yếu bóng vía". Nếu cần quá mức thì tôi sẽ đưa tiền mặt và nhờ bạn bè, đồng nghiệp chuyển giúp. Thẻ ATM cũng là tôi bị ép dùng bởi nếu không có thẻ này thì tôi không thể nhận lương.

Nhiều người vẫn nói với tôi rằng, thời đại này nhất định phải có một chiếc thẻ tín dụng. Tôi chẳng biết rằng thẻ tín dụng hiện đại và tiện lợi đến thế nào, chỉ biết nó là cái thẻ có thể tiêu trước trả sau. Tuy nhiên, bản thân tôi là người không mắc nợ nên chẳng dại gì mở thẻ. Tôi nói không với tất cả các lời mời gọi mở thẻ tín dụng miễn phí, ngay cả em gái đứa bạn thân vừa ra trường nhờ cậy mở giúp 1 thẻ để đủ doanh số, tôi cũng kiên quyết chối từ.

XEM THÊM TẤT CẢ CÁC BÀI DỰ THI của cuộc thi viết "Chất lượng dịch vụ ngân hàng: Từ thực tiễn tới ước mong" tại đây

Thế nhưng cuộc đời cũng thật éo le. Bỗng một hôm vào buổi tối cuối tháng 5 năm 2017, tôi nhớ chính xác là còn 2 ngày nữa thì hết tháng, Minh Vy - bạn thời đại học mời cả nhóm thân thiết đi uống trà sữa. Nhóm chúng tôi tuy ra trường đã lâu nhưng vẫn giữ liên lạc và rất thân thiết. Cả nhóm 7 đứa hân hoan gặp nhau vui mừng. Tán gẫu được một lúc thì Vy trình bày rằng có đứa cháu con là ông anh cả đang đi làm ngân hàng, còn 2 ngày nữa thì hết thời hạn thử việc, cấp trên sẽ xem kết quả để quyết định có nhận vào làm nhân viên chính thức hay không và bây giờ cháu còn thiếu 5 chỉ tiêu thẻ tín dụng. Vy mong cả nhóm giúp đỡ vì mẹ cháu mất sớm, ông anh cả bị tai nạn lao động nên sức khỏe yếu, chỉ mong cháu có được công việc để nuôi bản thân và lo cho bố.

Thế rồi 2 người bạn có lý do chính đáng khi mở ví ra một người đã có 2 cái thẻ tín dụng, một người kia có đến 3 cái thẻ. Đám còn lại có đứa có 1 thẻ, đứa chưa có thẻ nào, tất nhiên tôi cũng không. Câu chuyện được đẩy đi đẩy lại một lúc lâu, 4 người kia đã nhận mở thẻ, còn chiếc cuối cùng cả nhóm nhìn tôi. Tình huống vô cùng khó khăn vì cả nhóm đều biết thói quen không dùng sản phẩm ngân hàng của tôi nhưng chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, lúc ấy tôi lại tặc lưỡi bảo "ờ thì mở cho tôi, lúc nào cháu ký hợp đồng xong thì tôi đóng thẻ là được chứ gì". Khỏi phải nói Vy mừng đến thế nào, lại còn hẹn chúng tôi chuẩn bị 2 tuần nữa gặp nhau ăn cái gì ngon ngon, đắt đắt một chút xem như cảm ơn đã giúp cháu Vy có việc làm.

Sau khi nhận thẻ tín dụng, tôi giữ rất cẩn thận vì biết nếu chẳng may mất thì tiêu đời, và tôi cũng không dùng gì đến thẻ. Cho đến một hôm, vào một dịp liên hoan của công ty, tôi được chị kế toán nhắn thanh toán giúp tiền ăn, tiền hát karaoke giúp chị vì chị phải chạy vào bệnh viện lo cho bố vừa nhập viện cấp cứu. Có lẽ do vội quá nên chị quên đưa tiền thanh toán làm tôi lo sốt vó cả buổi bởi tôi không có thói quen mang nhiều tiền mặt ra đường, trừ khi có việc sẵn từ trước. Khổ nỗi quanh tôi lại toàn các sếp và các em mới vào lương ít ỏi nên tôi chẳng biết nhờ cậy ai. Đến lúc thanh toán, cầm hoá đơn trong tay mà tôi run cả người: 12 triệu cho bữa ăn của 10 người. Tôi hoang mang nên quá nói với cô thu ngân ở nhà hàng rằng có thể cho tôi nợ để mai trả được không vì không mang đủ tiền. Cô ấy nhanh nhảu nói với tôi: "chị có thẻ tín dụng thì quẹt cho em đi, nay bên em còn đang có chính sách giảm giá 30%, hoàn tiền tối đa 500.000 đồng cho chủ thẻ của Maritime Bank, nếu chị có thẻ của ngân hàng ấy thì quá tốt".

Lúc ấy tôi cũng không rõ mình có nghe đúng hay không, chỉ biết lục ví tìm thẻ, may sao trời thương, ngân hàng đứa cháu của bạn mở thẻ cho tôi chính là Maritime Bank. Hồn đã trở về, tôi nhanh chóng đưa thẻ cho cô thu ngân và thầm tạ ơn trời vì nếu không có chiếc thẻ này thì tôi không biết phải tính sao. Cô nhân viên nhẹ nhàng cầm lấy và cà xoẹt, xoẹt vào máy cà thẻ, rồi máy vang lên tít, tít. Xong. Cô ấy đã quẹt xong và đưa cho tôi 3 tờ giấy để ký vào.

Trên đường từ chỗ ăn về nhà, vừa đi xe máy tôi vừa tủm tỉm cười. Hoá ra thẻ tín dụng nó lại có cái hay đến thế mà trước đây tôi không hề biết.

Đến hôm sau, tôi gọi điện cho Vy để kể về sự việc và xin số cô cháu để nhờ tư vấn thêm về thẻ tín dụng. Cô bé ấy mách tôi rằng, thẻ tín dụng có rất nhiều ưu đãi, được chấp nhận thanh toán ở mọi nơi, kể cả cửa hàng nhỏ đến nhà hàng lớn, các siêu thị… Chỉ cần chịu khó để ý trên website là sẽ biết được các chương trình khuyến mại khi dùng thẻ, danh sách các nhà hàng, địa điểm vui chơi, mua sắm. Sử dụng càng nhiều thì được tích càng nhiều điểm và điểm tích luỹ sẽ được đổi thành các món quà yêu thích theo danh sách quà tặng của ngân hàng.

Thú thực, kể từ đó tới nay, tư duy của tôi về thẻ tín dụng nói riêng và các sản phẩm ngân hàng nói chung đã thay đổi hẳn. Tôi thường xuyên vào website của Maritime Bank để theo dõi các chương trình khuyến mãi bởi các chương trình này có quanh năm. Tôi đặc biệt thích các chương trình ưu đãi "khủng" hàng tháng của ngân hàng này vì nhiều khi được giảm tới 50%.

Kể từ khi có thẻ, tôi cũng trở nên "phóng tay" hơn, thường xuyên dắt gia đình đi ăn uống tại những nơi sang chảnh mà bọn trẻ cũng rất thích như: Sumo BBQ, King BBQ hay đi uống trà đào, bánh ngọt tại các quán cà phê nổi tiếng như: Coffee House,…những nơi mà trước kia nói thật tôi hầu như không dám đến vì giá cả không hề rẻ. Chồng tôi vẫn nhắc khéo sợ vợ "vung tay quá trán" còn bọn trẻ thì hoan hô vì mẹ dạo này trở nên đáng yêu quá mức.

Đấy là chưa kể, mỗi dịp đầu năm học của hai đứa trẻ con, một đứa lớp 4, một đứa lớp 2, tôi vẫn rất lo khi đóng học phí cho con. Trước đây, tôi vẫn đóng tiền hàng tháng, mỗi tháng 5 triệu đồng, nhưng từ khi biết trường chấp nhận thẻ tín dụng thanh toán, và được giảm 2 tháng tiền học nếu đóng cả năm nên tôi mạnh dạn quẹt thẻ. Hai năm học qua, tiền học phí cho 2 đứa nhỏ tổng cộng được giảm những 4 tháng, khỏi phải nói tôi vui mừng đến thế nào.

Hẳn mọi người sẽ hỏi tôi cứ quẹt thẻ tín dụng thế thì quản lý tiền thế nào để không bị quá tay. Bí quyết của tôi rất đơn giản, đó là tôi giữ lại các hóa đơn khi thanh toán. Mỗi lần thanh toán, tôi lại ghi ra cuốn sổ để biết tháng vừa rồi mình đã quẹt bao nhiêu và khi chạm ngưỡng chi tiêu của gia đình thì tôi hạn chế lại. Đã 1 năm và 5 tháng trôi qua, tôi dùng thẻ tín dụng một cách rất tự tin mà không phải lo lắng vì phải mắc nợ nữa, mà thấy đó thực sự là một công cụ tài chính hữu hiệu cho bản thân và gia đình.

Mời tham dự cuộc thi viết “Chất lượng Dịch vụ ngân hàng: Từ Thực tiễn đến Ước mong”

Video liên quan

Chủ Đề