Cách tính điểm Vstep Listening

Vietnamese Standardized Test of English Proficiency [Vstep] là bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh khá phổ biến trong nước, vì vậy nhu cầu tìm hiểu về đề thi cũng như các phương pháp làm bài ngày một tăng cao. Phần thi nghe-hiểu là một trong những mối quan tâm phổ biến của các thí sinh hiện tại. Bài viết sau sẽ hướng dẫn thí sinh cách làm bài Vstep Listening bằng cách đưa ra phương pháp làm bài cho từng dạng câu hỏi trong phần thi này.

Tổng quan về Vstep listening

Bài thi nghe-hiểu Vstep có cấu trúc gồm 3 phần với 35 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn [multiple choice questions].

  • Phần 1: 8 câu hỏi

  • Phần 2: 12 câu hỏi

  • Phần 3: 15 câu hỏi

Mỗi phần của bài thi nghe sẽ là những dạng bài khác nhau kèm theo hướng dẫn riêng, thí sinh sẽ có thời gian để đọc câu hỏi trước khi nghe và kiểm tra lại câu trả lời của mình.Thời gian hoàn thành bài thi là 40 phút [bao gồm 5 phút chuyển đổi câu trả lời sang phiếu trả lời].

Lưu ý trong cách làm bài Vstep Listening: Thí sinh chỉ được nghe 1 lần duy nhất.

Dạng bài short announcements/instructions

Đặc điểm

Dạng bài này sẽ xuất hiện trong phần 1 bài thi nghe. Thí sinh sẽ được nghe 8 thông báo hoặc hướng dẫn ngắn tương ứng với 8 câu hỏi [4 lựa chọn A,B,C,D] ghi trên đề thi.

Trước khi nghe, thí sinh sẽ có 30 giây để đọc câu hỏi từ 1 đến 8. Mỗi câu hỏi [đoạn ghi âm: 1 người nói] kéo dài khoảng 15 đến 20 giây. Mỗi đoạn ghi âm cách nhau 5 giây. Đối với dạng bài này, các lựa chọn [A,B,C,D] thường sẽ khá ngắn.

Ví dụ:

  • How is the weather today? [Thời tiết hôm nay thế nào?]
    A. Cool all day
    B. Rainy in the early morning
    C. Windy at noon
    D. Sunny during the day

[Tham khảo đề thi mẫu Trường Đại học Ngoại Ngữ]

Cách làm bài Vstep Listening dạng bài short announcements/instructions

Phần 1 đòi hỏi thí sinh cần tập trung vào chi tiết [details] của thông báo hoặc hướng dẫn. Cả 4 lựa chọn đều sẽ xuất hiện trong đoạn ghi âm, vì vậy nên dễ gây các bẫy cho người nghe. Sau đây là các bước làm dạng bài short announcements/ instructions thí sinh có thể tham khảo:

Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi và các lựa chọn

Phần 1 thí sinh có lợi thế về thời gian đọc đề vì đoạn ghi âm sẽ bắt đầu bằng một ví dụ về cách làm bài. Directions + Example > 1 phút. Vì vậy, thí sinh nên tận dụng 1 phút này để nghiên cứu và ghi nhớ đề. Điều này sẽ giúp thí sinh tập trung hơn khi nghe mà không phải đọc lại hay phân tâm vì các lựa chọn.

Bước 2: Gạch chân keywords

Keywords là những từ biểu thị nội dung chính của câu, nếu không có chúng thì nghĩa của câu sẽ không hoàn chỉnh hoặc bị hiểu sai theo một cách khác.Cách xác định keywords có thể tham khảo qua ví dụ sau:

What is the woman talking about? [Người phụ nữ đang nói về việc gì?]

  • A. How to change the topic of the term paper. [Làm cách nào để thay đổi đề tài của bài nghiên cứu.]

  • B. When and where to hand in a term paper. [Nộp bài nghiên cứu khi nào và ở đâu]

  • C. How to write a term paper. [Làm cách nào để viết một bài nghiên cứu]

  • D. The list of topics for a term paper. [Danh sách đề tài cho bài nghiên cứu]

[Tham khảo đề thi mẫu Trường Đại học Ngoại Ngữ]

Khi nhìn vào các lựa chọn, có thể thấy rằng tất cả các câu A,B,C,D đều nói đến một đối tượng cụ thể là term paper. Sự khác biệt giữa các lựa chọn không nằm ở từ này => term paper không phải là keywords, việc gạch chân chúng lặp đi lặp lại 4 lần là không cần thiết.

Gạch chân các từ giúp thí sinh hiểu được nghĩa câu một cách ngắn gọn và trọn vẹn nhất. Ví dụ trong câu A, chỉ với ba từ how, change và topic thí sinh đã có thể hiểu nghĩa của câu mà không cần gạch thêm. Việc không gạch chân chữ to cũng không ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa câu A => to không phải là keyword.

Ngược lại, nếu không gạch chân chữ how mà chỉ gạch chân chữ change và topic thì nghĩa của câu sẽ không hoàn chỉnh, thay đổi đề tài sẽ khác với làm cách nào để thay đổi đề tài => How là 1 keyword.

Đọc thêm: Ứng dụng phương pháp ghi nhớ Keyword vào việc học từ vựng tiếng Anh

Bước 3: Tập trung nghe và lựa chọn đáp án.

Khi đoạn ghi âm bắt đầu phát, thí sinh cần tập trung tối đa để nghe [không chú tâm vào các câu hỏi chưa kịp đọc đến] vì đoạn ghi âm chỉ phát 1 lần duy nhất. Khi nghe xong câu 1, thí sinh sẽ có 5 giây trống rồi đến câu 2. Trong 5 giây này, thí sinh cần xác định câu trả lời là gì và khoanh vào đề, ngay sau đó di chuyển đến câu hỏi tiếp theo, nhìn lại các keywords đã gạch chân của câu 2 để chuẩn bị nghe tiếp. Không nên băn khoăn lựa chọn đáp án của câu 1 quá lâu.

Dạng bài conversations

Đặc điểm

Dạng bài này sẽ rơi vào phần 2 của bài thi nghe. Thí sinh sẽ được nghe ba đoạn hội thoại [thường là giữa 1 người nam và 1 người nữ] kéo dài khoảng 1 đến 3 phút. Các cuộc hội thoại này xảy ra trong bối cảnh hằng ngày, nội dung xoay quanh cuộc sống của người nói. Mỗi đoạn hội thoại sẽ tương ứng với 4 câu hỏi [4 lựa chọn A,B,C,D]. Trước khi nghe thí sinh sẽ có 20 giây để đọc 4 câu hỏi và các lựa chọn, sau khi nghe có 20 giây trống để chuyển sang đoạn hội thoại tiếp theo.

Đối với dạng bài này, các câu hỏi thường sẽ về nội dung chính của cuộc hội thoại là gì, ví dụ:

What is the conversation mainly about? [Đoạn hội thoại nói về gì?]

  • A. Learning English

  • B. Learning French

  • C. Learning languages

  • D. Age and learning

[Tham khảo đề thi mẫu Trường Đại học Ngoại Ngữ]

hoặc về ý kiến của người tham gia hội thoại, ví dụ:

According to the woman, why do young people learn languages more quickly? [Theo người phụ nữ, tại sao người trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn?]

  • A. They have friends at university. [Họ có bạn ở trường.]

  • B. Their brains are fresher. [Đầu óc của họ minh mẫn hơn.]

  • C. They do not have much concern other than study. [Họ không có nhiều mối quan tâm khác ngoài việc học]

  • D. They find languages easier than the elder. [So với người lớn, họ nghĩ học ngôn ngữ dễ hơn.]

[Tham khảo đề thi mẫu Trường Đại học Ngoại Ngữ]

Cách làm bài Vstep Listening dạng bài conversations

Bước 1: Đọc đề và xác định người tham gia hội thoại.

Trước khi đọc câu hỏi và lựa chọn , thí sinh cần phải đọc qua đề chung cho cả 4 câu để biết cuộc hội thoại nói về gì. Ví dụ trong đề sẽ ghi: Questions 9 to 12. Listen to the discussion between two exchange students Martha and Peter.

Khi đọc qua đề, thí sinh sẽ biết được cuộc hội thoại sắp nghe là của hai học sinh trao đổi, vì vậy nội dung rất có thể là về việc học tập. Trong đề sẽ có đề cập đến tên người nói chuyện, như trong ví dụ trên, khi đọc tên Martha và Peter , thí sinh cũng cần phân biệt trước khi nghe ai là nam và ai là nữ [Peter thường là tên gọi dùng cho nam, Martha dùng cho nữ], điều này sẽ giúp thí sinh không bị nhầm lẫn ai đang là người nói và trả lời câu hỏi về ý kiến nhân vật một cách chính xác hơn.

Bước 2: Đọc câu hỏi và các lựa chọn

Thí sinh có 20 giây để đọc 4 câu hỏi cho một đoạn hội thoại. Các câu hỏi và lựa chọn tương đối dài hơn phần 1 và thời gian cũng hạn chế hơn, vì vậy thí sinh cần phân bổ thời gian hợp lý , không tập trung quá lâu vào một câu tránh trường hợp chưa đọc xong mà đoạn ghi âm đã bắt đầu.

Bước 3: Gạch chân / khoanh tròn keywords

Bước này cần được thực hiện sau mỗi lần đọc câu hỏi, đọc câu nào thí sinh gạch chân và khoanh tròn keywords của câu đó.

Ví dụ: According to the woman, why do young people learn languages more quickly?

  • A. They have friends at university.

  • B.Their brains are fresher.

  • C. They do not have much concern other than study.

  • D. They find languages easier than the elder.

[Tham khảo đề thi mẫu Trường Đại học Ngoại Ngữ]

Tương tự như ví dụ trong phần đầu, xác định các từ biểu thị nội dung chính rồi gạch chân. Thí sinh không nên bỏ qua các từ hỏi như why, which, what, where và how vì chúng đóng vai trò quan trọng giúp người nghe xác định nội dung cần nghe.

Lưu ý đối với dạng câu hỏi ý kiến người nói, thí sinh nên khoanh tròn người nêu ý kiến man/woman [trong câu trên khoanh tròn woman]. Cách làm này để làm nổi bật người được đề cập trong câu hỏi là ai, tránh nhầm lẫn khi nghe.

Bước 4: Tập trung nghe và chọn đáp án

Các câu hỏi sẽ được sắp xếp theo thứ tự nội dung diễn ra trong đoạn hội thoại [trừ câu hỏi nội dung chính của cuộc hội thoại là gì] , vì vậy thí sinh cần chú ý nghe và trả lời lần lượt các câu hỏi từ trên xuống.

Nội dung lời nói trong hội thoại sẽ không giống hoàn toàn với từ ngữ dùng trong câu hỏi hoặc lựa chọn mà sẽ được paraphrase [nói theo 1 cách khác].

Ví dụ:

Câu hỏi trong đề: How has the man mainly learnt Japanese? [Người đàn ông đã học tiếng Nhật bằng cách nào chủ yếu?]

  • A. By listening [Nghe]

  • B. By speaking [Nói]

  • C. By writing kanji [Viết chữ Kanji]

  • D. By reading aloud [Đọc to]

[Tham khảo đề thi mẫu Trường Đại học Ngoại Ngữ]

Thí sinh sẽ nghe:

Well, a little bit of Japanese Ive learned. Ive learned through listening mostly and having to speak

Có thể thấy từ khóa mainly [chủ yếu] đã được paraphrase lại thành mostly [chủ yếu] => Đáp án đúng là A.

Hầu hết các bài thi nghe đều sẽ có paraphrasing, vì vậy việc trau dồi từ vựng và luyện tập kỹ năng paraphrase từ ngữ/câu là cần thiết.

Đọc thêm: 4 Cách Paraphrase trong IELTS Writing Task 2

Dạng bài talks/ lectures

Đặc điểm

Dạng bài này sẽ có trong phần 3 của bài thi nghe, thí sinh được nghe ba bài nói hoặc bài giảng kéo dài khoảng 3 phút. Có 5 câu hỏi cho mỗi bài với 4 lựa chọn A,B,C,D.

Các chủ đề của dạng này sẽ mang tính trang trọng hơn [như quy trình làm việc tại công ty, quy trình tái chế rác, do các giáo sư, giám đốc công ty hay nhà khoa học thuyết trình].

Ví dụ:

  • Questions 26 to 30. Listen to a presentation about summer job searching. [Nghe một bài thuyết trình về tìm kiếm công việc mùa hè]

Thí sinh sẽ có 30 giây để đọc 5 câu hỏi và lựa chọn, sau đó có 15 giây trống để chuyển sang bài nói tiếp theo. Các câu hỏi sẽ xoay quanh nội dung bài nói. Dạng bài này tương đối khó hơn phần 1 và 2 vì thí sinh sẽ gặp những từ ngữ chuyên ngành [kinh tế, học thuật, khoa học..].

Ví dụ: Which process is mainly discussed in the talk? [Quá trình nào được đề cập chủ yếu trong bài nói?]

  • A. Producing carbon through photosynthesis. [Tạo ra khí cacbon thông qua quang hợp]

  • B. Returning carbon to the atmosphere through decomposition. [Đưa khí cacbon về khí quyển thông qua phân hủy]

  • C. Recycling carbon into the soil through soil breathing. [Tái chế khí cacbon vào đất thông qua hô hấp đất]

  • D. Maintaining the availability of environmental factors. [Duy trì các yếu tố môi trường]

[Tham khảo đề thi mẫu Trường Đại học Ngoại Ngữ]

Có thể thấy trong ví dụ trên có những từ vựng thuộc lĩnh vực khoa học-môi trường như photosynthesis, decomposition, soil breathing.

Cách làm bài Vstep Listening dạng bài talks/ lectures

Bước 1: Đọc hướng dẫn

Thí sinh cần đọc hướng dẫn để biết chủ đề chính của bài nói sắp được nghe là gì. Ví dụ: Questions 21 to 25. Listen to a talk about recycling carbon.

Từ hướng dẫn như trên, thí sinh có thể vận dụng kiến thức thực tế của mình để suy ra các bước tái chế Cacbon, từ đó dự đoán nội dung bài nghe và liên kết các từ vựng liên quan đến chủ đề Recycling.

Bước 2: Đọc câu hỏi và các lựa chọn

Các lựa chọn dạng bài này tương đối dài, thời gian hạn chế vì vậy thí sinh cần đọc nhanh, không tập trung quá nhiều về các nghĩa các từ vựng mình không biết. Thí sinh cần nắm được nội dung của cả 5 câu hỏi trước khi nghe để tránh bỏ sót và phân tâm vì chưa đọc xong câu hỏi.

Bước 3: Gạch chân keywords

Bước này cần được thực hiện sau mỗi lần đọc câu hỏi, đọc câu nào thí sinh gạch chân và khoanh tròn keywords của câu đó. Đối với phần thi này, gạch chân keywords hỗ trợ thí sinh trong việc ghi nhớ các lựa chọn một cách dễ dàng hơn. Tương tự như trong ví dụ phần 1, tìm ra các từ biểu thị nội dung chính của câu và gạch chân.

Ví dụ: What does the speaker say about the cycle of carbon? [Người nói nói gì về chu trình cacbon?]

  • A. It helps remain carbon in litter for a long time. [Nó giữ khí cacbon trong rác thải một thời gian dài.]

  • B. It finishes when CO2 comes out of the soil to the air. [Nó kết thúc khi khí CO2 thoát ra khỏi đất vào không khí.]

  • C. It is the result of soil respiration. [Nó là kết quả của hô hấp đất.]

  • D. It creates the amount of carbon in the living biomass. [Nó tạo ra lượng khí cacbon trong sinh khối.]

Bước 4: Nghe và lựa chọn câu trả lời

Thứ tự các câu hỏi cũng được sắp xếp theo thứ tự nội dung trong bài nói, vì vậy thí sinh cần làm lần lượt từ trên xuống dưới [trừ câu hỏi nội dung chính của bài nói là gì].

Trong bài nói chuyện sẽ có câu mở đầu cho mỗi nội dung tiếp theo, những câu này sẽ giúp người nghe theo sát được nội dung nghe.

Ví dụ trong đề thi sẽ có hai câu hỏi sau:

  • Question 1. Why does the speaker mention photography? [Tại sao người nói đề cập đến nghề nhiếp ảnh?]
    A. To highlight the importance of hobbies in job searching. [Để nhấn mạnh tầm quan trọng của sở thích trong việc tìm kiếm việc làm]
    B. To illuminate a job search process. [Để làm rõ quá trình tìm việc làm]
    C. To prove the role of the local area in job searching. [Để chứng minh vai trò của khu vực địa phương trong việc tìm kiếm việc làm]
    D. To suggest looking for a job on the Internet. [Để đề xuất tìm một công việc qua mạng]

  • Question 2. What principle does a person necessarily stick when looking for the second job? [Một người khi tìm công việc thứ hai cần phải tuân thủ nguyên tắc nào?]
    A. Value the second job over the current one. [Đánh giá cao công việc thứ hai hơn công việc đầu tiên]
    B. Ask for the current employers permission. [Xin phép người sếp của công việc hiện tại]
    C. Make all the contact out of company time. [Thực hiện tất cả các liên hệ ngoài thời gian làm việc]
    D. Have interviews scheduled during official working hours. [Xếp lịch các cuộc phỏng vấn trong giờ làm chính]

[Tham khảo đề thi mẫu Trường Đại học Ngoại Ngữ]

Thí sinh sẽ được nghe:For example, lets say photography as your hobby, you might want to go try and get a job as a part-time photographer at a local newspaper perhaps the best way to find a summer job while employed is to try and look in your area look at the different types of companies in your area and look online to find out who is hiring and who is not. Secondly, a rule of thumb is to make sure that youre not looking for your second job while youre at your first job employers typically dont like that if youre looking for a new job while youre on their time.

Có thể thấy trong bài nói sẽ có hai câu mở đầu [được gạch chân] cho nội dung được nói tương ứng với hai câu hỏi trên. Ví dụ, thí sinh không nghe được nội dung câu 1, thí sinh cần bình tĩnh tiếp tục nghe câu mở đầu cho câu hỏi 2 [như trên ví dụ] để không bỏ sót tiếp nội dung câu 2.

Lưu ý cách làm bài Vstep Listening cho cả ba phần thi

Việc nắm nội dung câu hỏi, các lựa chọn và ghi nhớ chúng đóng vai trò quan trọng trong khi thi. Vì vậy, sau mỗi phần thi sẽ có những khoảng thời gian trống kèm theo thời gian đoạn ghi âm sẽ phát hướng dẫn cho phần thi tiếp theo, thí sinh cần tận dụng những khoảng thời gian này để đọc và nghiên cứu đề cho các câu hỏi tiếp theo. Không chờ đợi hướng dẫn đọc rồi mới đọc.

Tổng kết

Để đạt số điểm mong muốn trong bài thi Vstep listening, thí sinh cần nắm được đặc điểm của từng phần thi cũng như có các bước làm bài rõ ràng. Thí sinh có thể tham khảo bài viết trên và đưa ra cách làm bài Vstep Listening tối ưu nhất cho mình. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho thí sinh trong quá trình ôn luyện cũng như tham dự kỳ thi thực tế.

Võ Thị Thu Vân

Video liên quan

Chủ Đề