Cách tính giá xe hơi nhập khẩu

Nhiều người vẫn thường hỏi vì sao giá xe mua ở nước ngoài lại rẻ hơn nhiều lần giá xe ô tô mua tại Việt Nam? Có rất nhiều loại thuế, phí khiến giá xe ô tô ở Việt Nam cao hơn nhiều lần so với giá xe ô tô mua ở nước ngoài, bạn đọc hãy cùng Oto360 tìm hiểu về các loại thuế ô tô, cách tính thuế xe ô tô trong giá xe ở Việt Nam nhé

Nội dung chính

Hãy cùng xem bài viết ở dưới, Oto360 sẽ phân tích và chia sẻ rõ hơn về cách tính thuế, phí trong giá xe ô tô ở Việt Nam cho mọi người cùng biết nhé.

Khi bạn mua 1 chiếc xe nhập khẩu thì không thể nào thiếu thuế nhập khẩu được. Vậy trong thuế này được chia thành 2 loại:

Trong ASEAN

Ngoài  ASEAN

 Nhập từ nước Thái Lan, Indonesia :

  • Trên 40% tỷ lệ nội địa hóa: Thuế 0%
  • Dưới 40% tỷ lệ nội địa hóa: Thuế 40%

[nội địa hóa 40% là sản xuất được 40% linh kiện trong xe ở trong nước]

Trên thế giới sẽ áp dụng: thuế 70%

Khi bạn mua xe trong nước hay xe nhập khẩu đều phải chịu loại thuế TTĐB. Ở thuế này,% thuế suất được tính theo dung tích xi lanh của động cơ nên dung tích xi lanh càng nhỏ thì sẽ chịu thuế càng ít.

Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Luật số 70/2014/QH13, Luật 106/2016/QH13 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với:

Loại xe ô tô

Thuế suất [%]

A] Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này.

Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống

 35

Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3

 40

Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3

50

Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

60

Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3

90

Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3

110

Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3

130

Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3

150

B. Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

15

C. Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

10

D. Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống

15

Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

20

Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

25

Đ. Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng

Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này

E. Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này

G. Xe ô tô chạy bằng điện

Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

15

Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

10

Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

5

Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

Xong các thủ tục ở Hải quan, DN mang ô tô về showroom để bán với giá sau khi trả thuế sao? Vậy thì lấy đâu ra lãi khi bán xe nữa. DN ta còn phải trả chi phí tiền vận chuyển, sửa chữa, bảo trì, nhân công…

Ví dụ tổng cộng lại chi phí là 50 triệu đồng, DN muốn lãi 50 triệu đồng sau thuế và mức thuế TNDN phải đóng là 20%, thì trên giá xe nhập về đến DN sẽ phải cộng thêm 112.5 triệu đồng nữa.

Bất kỳ hàng hóa nào cũng phải chịu áp thuế GTGT với thuế suất 10% và ô tô cũng không ngoại lệ.

Công thức cụ thể như sau: Thuế GTGT = [Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + thuế TTĐB + chi phí DN] x 10%, đơn giản dễ hiểu hơn là thuế GTGT = 10% * giá xe mà DN muốn bán ra

Muốn xe lăn bánh thì cần đóng phí trước bạ, phí này được tính theo công thức:

Lệ phí trước bạ của xe mới = [Giá trị của xe theo khung của bộ tài chính] x [% phí trước bạ]

Khu vực

% giá xe tính thuế

TP Hồ Chí Minh

10%

Hà Nội

12%

Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La

12%

Hà Tĩnh

11%

Các tỉnh/thành khác

10%

Xe nào cũng bắt buộc gắn biển số, dưới đây là phí cấp biển số ô tô tùy theo xe và khu vực

Loại phương tiện

KV1

[Hà Nội, TP.HCM]

KV2

[Thành phố, thị xã]

KV3

[khu vực còn lại]

Ô tô chở người dưới 9 chỗ

20,000.000 VNĐ

1,000,000 VNĐ

200,000 VNĐ

Các loại ô tô khác

500,000 VNĐ

150,000 VNĐ

150,000 VNĐ

Sơ mi rơ móc, rơ móc rời

200,000 VNĐ

100,000 VNĐ

100,000 VNĐ

Ngoài  ra còn các loại phí khác cần đóng:

  • Phí đăng kiểm
  • Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật
  • Phí sử dụng đường bộ
  • Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • Phí bảo hiểm vật chất [không bắt buộc]
  • ...

Để cho mọi người hiểu rõ hơn thì Oto360 sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:

Lấy chiếc xe Mercedes-Benz C300 được nhập từ Mỹ có giá $41.400 khoảng 950 triệu đồng => Giá gốc: 950 triệu đồng

  1. Thuế nhập khẩu: 950 * 70% = 665 triệu đồng => giá xe = 950 + 665 = 1,615 triệu đồng
  2. Thuế TTĐB: C300 có xi lanh 2000 cm³ nên  sẽ chịu thuế suất là 40% => thuế TTĐB: 1,615*40% = 646 triệu => Giá xe = 1,615 + 646 = 2,261 triệu đồng
  3. Chi phí DN: nếu tốn chi phí hết 50 triệu và muốn lãi 50 triệu => giá: 2,261 triệu đồng + 112.5 triệu chi phí DN => Giá xe = 2,261 + 112.5 = 2,373.5 triệu
  4. Thuế GTGT: 2,373.5 * 10% = 237.35 triệu => Giá xe  = 2,373.5 + 237.35 = 2,610.85 triệu
  5. Phí trước bạ: ví dụ là mua khu vực TP.HCM thì thuế suất là 10% => Phí = 2,610.85 *10%= 261.085 triệu => Giá xe = 2,610.85 + 261.085 = 2,871.935 triệu
  6. Phí cấp biển số:  Do C300 là xe 5 chỗ ngồi và ở khu vực TP.HCM thì sẽ chịu phí là 20 triệu đồng => Giá xe = 2,871.935 + 20 = 2,891.935 triệu
  7. Các loại phí khác: Cứ coi như tổng các loại chi phí khác là 45 triệu thì => giá lăn bánh sẽ = 2,891.935 + 45 = 2,936.935 xấp xỉ 2,937 triệu đồng

Như vậy qua 7 loại phí trên thì chúng ta sẽ mua được chiếc xe Mercedes-Benz C300 Mỹ với giá là 2,937 triệu đồng tương đương gần 3 tỷ. Nếu so với giá gốc là 950 triệu thì xe mua ở Việt Nam sẽ cao gấp 3 lần so với mua bên Mỹ.

Vì vậy nếu bạn muốn mua một chiếc xe rẻ thì :

  • Nên mua xe nhập từ ASEAN [Thái Lan, Indonesia]
  • Nên mua xe có dung tích xi lanh nhỏ [ dùng để làm phương tiện đi thôi ]

Mong rằng bài viết trên có thể giúp mọi người hiểu hơn về cách tính thuế ô tô và có thể mua được chiếc xe vừa tốt vừa hợp túi tiền của mình.

Xem thêm các thông tin khác

Hiện nay, như chúng ta đã biết ngoài việc bỏ ra một số tiền khá lớn từ vài trăm đến vài tỉ để sắm một chiếc xế hộp mới, chúng ta sẽ còn phải nộp một khoản thuế xe ô tô khi mua mới. Mức thu thuế ô tô khi mua mới của từng hãng và loại xe là không giống nhau. Để tính chính xác giá tính thuế xe ô tô mới này, hãy cùng Tahico đi tìm hiểu ngay bây giờ nhé. //tahico.com/wp-content/uploads/2021/08/huong-dan-cach-tinh-thue-xe-o-to-moi-chuan-nhat-hien-nay.mp3

Các loại thuế xe ô tô mới khi mua ô tô 

Ngoài việc phải chi trả một số tiền khá lớn đề sở hữu một chiếc xe, chủ xe cần phải chuẩn bị trả thêm các loại thuế xe ô tô, để chiếc xe có thể hợp pháp khi lăn bánh, dưới đây là các loại phí phải trả thêm khi mua ô tô mới.

Thuế giá trị gia tăng [VAT]

Thuế giá trị gia tăng VAT là một loại thuế gián thu, tính trên giá tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối với mặt hàng là xe ô tô, thuế VAT sẽ được tính là 10% của giá sau thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trong trường họp danh mục sản phẩm không năm trong danh sách miễn thuế [VAT = 0%] thì các sản phẩm còn lại bắt buộc người tiêu thụ đều phải trả thêm chi phí 10%/giá bán và giá bán xe ô tô mới cũng được áp dụng như vậy.

Các loại thuế xe ô tô mới khi mua ô tô

Thuế trước bạ xe ô tô

Theo quy định, mức thu đối với ô tô đăng ký lần đầu là 10% giá trị của xe. Tùy từng địa phương, có thể điều chỉnh tăng phí này, tuy nhiên tối đa không quá 50% mức quy định chung [mức 10% giá trị xe].

Tùy địa phương mà mức phí trước bạ sẽ khác nhau như: Hà Nội là 12%, Hồ Chí Minh 10%, Hải Phòng là 12%, Đà Nẵng là 12%…

Phí bảo trì đường bộ

Theo quy định tại Thông tư 133/2014/TT-BTC, khoản phí bảo trì đường bộ đối với xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhận là 130.000 đồng/tháng, còn đối với tên Công ty thì: 180.000 VNĐ/tháng.

Với những xe ô tô mới chưa qua sử dụng, chu kỳ đăng kiểm trên 1 năm [với chu kỳ là 18, 24 và 30 tháng], chủ xe cần phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm [12 tháng]. Hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm [18,24 và 30 tháng].

Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bên cạnh đó, chủ phương tiện còn phải đóng phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Thông tư số 22 /2016 /TT-BTC đã quy định, đối với xe ô tô dưới 6 chỗ không kinh doanh vận tải, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là 480.700 đồng [đã có thuế GTGT], và đối với xe 6 – 11 chỗ là 873.400 đồng.

Tuy nhiên, còn tùy từng hãng bảo hiểm sẽ có những thu khác nhau, nhưng nhìn chung đều thấp hơn mức quy định này vì yếu tố kinh doanh, quản lý.

Phí đăng kiểm định xe ô tô

Phí đăng kiểm hay phí kiểm định xe ô tô là khoản phí dành cho quá trình kiểm tra chiếc xe của bạn có đảm bảo được chất lượng để lưu thông trên đường hay không.

Để lăn bánh trên đường, xe của bạn cần kiểm định lại các mục như: độ an toàn, biến số xe có chắc chắn, số máy, số khung, kiểm tra dầu nhớt, nước làm mát, phanh xe, bánh xe có bị mòn không, hệ thống đền trước sau, cần gạt nước, bảng đồng hồ, dây an toàn, chố cửa, phanh tay, đảm bảo môi trường.

Các loại thuế xe ô tô mới khi mua ô tô

Cách tính thuế xe ô tô giá lăn bánh

Nhiều khách hàng khi mua xe ô tô thường thắc mắc, tại sao giá mua xe thực tế thường đắt hơn rất nhiều so với giá niêm yết. Đúng vậy, để khách hàng sở hữu một chiếc xe ô tô, ngoài mức giá niêm yết của xe. Khách hàng sẽ phải đóng thêm một khoản thuế xe ô tô nữa gọi là “phí lăn bánh”.

Giá lăn bánh là khoản tiền thực tế khách hàng cần phải bỏ ra để sở hữu một chiếc xe theo đúng quy định của luật pháp Việt Nam ban hành. Công thức tính giá xe lăn bánh như sau:

Giá lăn bánh = Giá xe + Phí đăng ký xe ô tô

Trong đó phí đăng ký xe ô tô gồm các khoản như: Lệ phí trước bạ, phí biển số, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Cách tính thuế xe ô tô giá lăn bánh

Cách tính thuế xe ô tô nhập khẩu

Thuế xe ô tô nhập khẩu có thể được hiểu là việc thu thuế của nhà nước đối với các sản phẩm ô tô [nguyên chiếc] có nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia khác được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Cách tính thuế nhập khẩu ô tô khác so với cách tính thuế nhập khẩu của các mặt hàng khác trên thị trường.

Khi mua xe ô tô nhập khẩu từ các nước trên thế giới, khách hàng sẽ phải chịu các khoản thuế và chi phí sau:

  • Các khoản thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT
  • Các khoản phí: Phí trước bạ, phí đường bộ, phí cấp biển số xe, phí BH bắt buộc

Công thức tính giá xe lăn bánh như sau:

Giá lăn bánh của xe nhập khẩu = Giá bán + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế GTGT + Phí trước bạ + Phí đường bộ + Phí cấp biển số xe + Phí BH bắt buộc

Trong đó, các loại thuế khác có cách tính là:

  • Thuế nhập khẩu ô tô = Giá bán x Mức thuế
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán x Mức thuế
  • Thuế giá trị gia tăng [VAT] = [Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt] x Thuế suất thuế giá trị gia tăng
  • Lệ phí trước bạ ô tô = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ [%]

Ta có thể thuế xe ô tô nhập khẩu giá sẽ chênh lên rất nhiều so với giá trị gốc của chiếc xe ban đầu.

Cách tính thuế xe ô tô nhập khẩu

Video liên quan

Chủ Đề