Cách tính thời hiệu thi hành an dân sự

Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự: Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, ...

THỜI HIỆU YÊU CẦU THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Kiến thức của bạn:

     Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự  theo quy định của pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

    Khoản 5 Điều 3 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định:

5. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của Luật này.

1. Khái niệm thời hiệu yêu cầu thi hành án

     Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định.

2. Quy định pháp luật về thời hiệu yêu cầu thi hành án.

     Theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự về thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:

“1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.”

  Về nguyên tắc, việc yêu cầu thi hành án dân sự phải được thực hiện trong thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự. Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự thì các đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án nữa.

     Tuy nhiên, trong thực tiễn có rất nhiều trường trường hợp, đương sự yêu cầu thi hành án quá hạn nhưng không phải do lỗi của họ, do vậy để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp này thì việc yêu cầu thi hành án quá hạn vẫn cần phải chấp nhận.

Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự

     Tại khoản 2, 3, 4 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định: trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn theo quy định nêu trên thì đương sự có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở ngại khách quan nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

     Các trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan là các trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP như sau:

  • Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
  • Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.

     Việc yêu cầu thi hành án quá hạn phải được thực hiện theo quy định theo khoản 1, 2, 3 điều 31 luật thi hành án dân sự. Theo đó, đương sự có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua đường bưu điện, người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự  theo quy định của pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Thẩm quyền thi hành án dân sự? Thủ tục hoãn thi hành án dân sự? Thời hạn thi hành án dân sự? Những tài sản không được kê biên trong thi hành án dân sự? Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự?

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về thời hiệu thi hành án dân sự và việc hoãn thi hành án dân sự theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật dân sự khác, vui lòng liên hệ:1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Hiện nay tình trạng tranh chấp khi các bên giao kết hợp đồng ngày càng gia tăng về số lượng và pháp luật đã có cơ chế chế tài xử lý thông qua việc yêu cầu tòa án giải quyết quyền lợi của mỗi bên khi các bên không thỏa thuận được với nhau bằng quyết định hay bản án đã tuyên của tòa án đã có hiệu lực. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp khi bản án đã có hiệu lực những các cá nhân, cơ quan có nghĩa vu phải thì hành nghĩa vụ nhưng không thực hiện thì làm như nào để bảo vệ được quyền và lợi ích của những người được thi hành án thì phải luật đã quy định những người này có thể yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện bản án của tòa đã có hiệu lực buộc người phải thi hành thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định trong bản án

Thời hiệu thi hành án dân sự

Theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì khái niệm thời hiệu yêu cầu thi hành án được hiểu là khi hết thời hạn nhất định mà pháp luật quy định mà người được thi hành bản án hoặc người phải thi hành án có các quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án các bản án của tòa đã tuyên và đã có hiệu lực pháp luật theo đúng quy định của Luật thi hành án dân sự.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được hướng dẫn cụ thể tạiNghị định số 62/2015/NĐ-CPngày 18 tháng 07 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi năm 2014, như sau:

– Khi các quyết định, bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì trong thời hạn năm năm những người phải thi hành án hoặc người được thi hành án có các quyền cơ quan thi hành án dân sự của tòa án cấp quận huyện ra quyết định thi hành án. Hết thời sẽ mất hạn đó mà các bên khônn g yêu cầu thì sẽ mất quyền lợi khởi kiện.

Nếu trong bản án, quyết định của tòa án đã quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định thì thời hiệu được tính là năm năm tính kể từ khi các nghĩa vụ của người được thi hành án hoặc người phải thi hành án đến hạn thực hiện nghĩa vụ.

Trong thời hạn năm năm đối với các bản án, quyết định mà tòa án thực hiện theo định kỳ thì kể từ khi nghĩa vụ mà người thi hành án hoặc phải thi hành án đến hạn thực hiện thì sẽ được áp dụng cho từng định kỳ theo quy định.

– Ngoại trừ những sự kiện bất khả kháng như thiên tai như lũ lụt, động đất, bão, sóng thần… hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các trở ngại khách quan mà người thi hành án hoặc người được thi hành án gặp phải như bị tai nạn, ốm đau, giải thể, phá sản…không phải lỗi của họ mà không nhận được các văn bản của các cơ quan như bản án, quyết định của tòa dẫn đến việc họ không thể yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án theo đúng thời hạn quy định. Nếu thuộc các trường hợp này thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xem lại quyết định khi có yêu cầu thi hành án đã quá hạn theo quy định.

Tuy nhiên, được cơ quan thi hành án chấp nhận về việc thi hành án quá hạn thì những người phải thi hành án và người được thi hành án phải nêu rõ ly do về việc chậm thi hành án do các tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh lý do hợp pháp chính đáng của mình.

Xem thêm: Thời hạn, thời hiệu? Cách tính thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

+ Đối với việc không thể yêu cầu thi hành án quá hạn thuộc trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan thì phải có giấy xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã, phường thị trấn nơi người được thi hành hoặc người phải thi hành án cư trú hoặc nơi xảy ra sự kiện trở ngại khách quan và bất khả kháng.

+ Nếu người được thi hành án hoặc người phải thi hành án bị tai nạn, ốm đau thì phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh, kèm theo giấy tờ có liên quan nếu có.

+ Nếu việc yêu cầu thi hành án quá hạn do lỗi của các cơ quan tố tụng mà người phải thi hành án và người được thi hành án không nhận được bản án, quyết định của cơ quan nhà nước thì phải có xác nhận của các cơ quan đó theo đúng quy định.

+ Trường hợp bị sáp nhập, chia tách, phá sản, giải thể thì phải xuất trình các giấy tờ xác nhận của cơ quan nhà nước về việc, chia, tách , hợp nhất, phá sản…đó theo quy định.

+ Đối với các trường hợp khác thì phải có các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và thể hiện rõ thời gian, địa điểm nguyên nhân của việc các đương sự không thể yêu cầu cơ quan thi hành án đúng theo quy định của pháp luật.

– Đối với các trường hợp mà cơ quan đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 1/7/2015 thì người phải thi hành án và người được thi hành án sẽ phải nộp các giấy tờ của bên cơ quan thi hành án đã ra quyết địnhvề việc đã trả đơn và thụ lý giải quyết việc thi hành án.

Đối với các trường hợp các đương sự trong trường hợp phạm tội đang chấp hành hình phạt tù của bản án hình sự thì cơ quan thi hành án chỉ ra các quyết định đối với các khoản tài sản và tiền khi họ tự nguyện nộp và cơ quan thi hành án sẽ có trách nhiệm thông báo cho những người thi hành án đến nhận khoản tiền này. Nếu hết một năm mà họ không nhận kể từ ngày cơ quan thi hành án thông báo thì khoản tiền hoặc tài sản này sẽ bị sung công quỹ nhà nước nếu có theo quy định.

Quy định về hoãn thi hành án dân sự

Xem thêm: Thời hiệu là gì? Thời hạn là gì? Phân biệt thời hạn và thời hiệu?

Hiện nay, pháp luật quy định các trường hợp mà người được thi hành án và người phải thi hành án được hoãn thi hành án dân sự khi thuộc một trong các trường hợp như sau:

+ Người phải thi hành án bị mắc các bệnh nghiêm trọng ,tai nạn mất suy giảm khả năng lao động, bị mất hoặc hạn chế về nhận thức ảnh hưởng đến năng lực hành vi dân sự theo quyết định hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật.

+ Người phải thi không thể thực hiện các nghĩa vụ theo các quyết định, bản án nhưng có lý do chính đáng như bị ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn, khi có sự kiện khách quan, bất khả kháng hoặc không thể xác định được địa chỉ chính xác cụ thể của người phải thi hành án đang cư trú hoặc làm việc khi có nghĩa vụ thi hành án.

+ Các tài sản bị kê biên nhằm bảo đảm thi hành án không thể mua bán, chuyển nhượng mà người được thi hành án không đồng ý nhận để bù trừ thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

+ Các bên đương sự đồng ý thỏa thuận về việc hoãn thi hành án được ghi rõ về thời gian và có các chữ ký của các bên trong văn bản theo sự thỏa thuận và trong thời gian này thì người phải thi hành án không bị nộp thêm phần lãi chậm nộp thi hành án.

+ Nghĩa vụ thi hành án chưa được chuyển giao các quyền và nghĩa vụ vì các sự kiện khách quan, bất khả kháng không thể thực hiện hoặc chưa thể thực hiện theo đúng thời hạn theo quy định.

+ Cơ quan thi hành án đã thông báo hợp lệ cho những người được thi hành án hai lần về việc nhận tài sản mà những người này không đến nhận theo đúng thời hạn thông báo.

+ Tòa án đang giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức về việc giải thích và thắc mắc kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành án sẽ được tạm hoãn trong thời hạn này.

Xem thêm: Thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

+ Tài sản thi hành án là tài sản đang có tranh chấp giữa các bên hoặc là tài sản chung của vợ chồng, hộ gia đình, tài sản đang cầm cố thế chấp đã được tòa án giải quyết nhưng giá trị thấp hơn hoặc bằng các nghĩa vụ được bảo đảm và các chi phí có liên quan được thi hành án.

Việc hoãn thi hành án dân sự được thực hiện theo thủ tục sau:

Người có yêu cầu thi hành án cần phải đưa ra lý do chính đáng cho việc xin hoãn thi hành án để Cục thi hành án dân sự hoặc Chi cục thi hành án dân sự xem xét về việc thi hành án bằng các giấy tờ như sau:

+ Người yêu cầu thi hành án nộp đơn theo mẫu về việc hoãn thi hành án dân sự

+ Những người phải thi hành án phải nộp kèm theo các giấy tờ, tài liệu có lý do chính đáng được cơ quan thi hành án dân sự xem xét về việc hoãn thi hành án dân sự.

Nếu hồ sơ của người thi hành hợp lệ và chính đáng thì cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định về việc hoãn thi hành án dân sự.

Nếu không đủ căn cứ để hoãn thi hành án thì người đứng đầu cơ quan thi hành phải ra quyết định thi hành án dân sự theo quy định.

Việc pháp luật quy định cụ thể về thời hiệu thi hành án dân sự và các quy định về việc hoãn thi hành án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người phải thi hành án và người được thi hành án về quá trình thực hiện các nghĩa vụ của các bên theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thời điểm, thời hiệu, hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên

1. Thẩm quyền thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án đã có hiệu lực phát luật hoặc chưa có hiệu lực nhưng được thi hành ngay trên thực tế.

Thẩm quyền thi hành án dân sự được quy định như sau:

1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

a] Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

b] Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;

c] Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;

d] Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

Xem thêm: Thời hiệu xử phạt, thời hạn truy thu thuế và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế

a] Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;

b] Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

c] Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại ViệtNam;

d] Quyết định của Trọng tài thương mại;

đ] Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;

e] Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;

g] Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;

h] Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 35 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án.

Xem thêm: Chấp hành viên là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

a] Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;

b] Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự khu vực trên địa bàn;

c] Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;

d] Bản án, quyết định dân sự của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;

đ] Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.

Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu? Chậm khởi kiện mất quyền đòi nợ?

2. Thủ tục hoãn thi hành án dân sự

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào các anh chị luật sư ạ, em muốn hỏi để làm thủ tục hoãn thi hành án dân sự thì em phải làm như thế nào ạ? Hồ sơ gồm những giấy tờ gì? Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Trình tự thực hiện:

– Người phải thi hành án bị ốm nặng hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định hoặc được người được thi hành án đồng ý cho hoãn thi hành án có đơn xin hoãn thi hành án

– Cơ quan Thi hành án dân sự thụ lý đơn và ra quyết định hoãn thi hành án.

Cách thức thực hiện:trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

Xem thêm: Hoãn thi hành án là gì? Điều kiện và thủ tục hoãn thi hành án dân sự

– Đơn yêu cầuhoãn thi hành án;

– Xác nhận củacơ sở y tế từ cấp huyện trở lênvề việc người phải thi hành án ốm nặng;

– Tài liệu thể hiện lý do chính đáng hoặc văn bản [biên bản] thể hiện việc người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành.

Số lượng hồ sơ:01 [bộ]

Thời hạn giải quyết:Không quy định cụ thể

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định hoãn thi hành án

Xem thêm: Bảo đảm thi hành án là gì? Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự?

Lệ phí [nếu có]:Không

Như vậy, theo quy định trên thì bạn cần phải đưa ra lý do chính đáng cho việc xin hoãn thi hành án để Cục thi hành án dân sự hoặc Chi cục thi hành án dân sự xem xét và trả lời cho trường hợp của bạn!

3. Thời hạn thi hành án dân sự

Hiệu lực quyết định thi hành bản án tồn tại kể từ khi được ban hành cho tới khi kết thúc thi hành án.

Điều 52 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định việc thi hành án dân sự kết thúc trong những trường hợp sau đây:

“a. Đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụcủa mình;

b. Có quyết định đình chỉ thi hành án;

c. Có quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án.”

*Quyết định đình chỉ thi hành án được ban hành khi xảy ra một trong những trường hợp nhưsau:

Xem thêm: Vấn đề ủy thác thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân sự 2014

“a.Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;

b. Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;

c. Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

d. Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ;

e. Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;

f. Có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ thi hành án;

g. Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;

h. Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên.”

Xem thêm: Phong tỏa tài khoản là gì? Tài khoản ngân hàng bị phong tỏa khi nào?

*Thời hạn ra quyết định cưỡng chế thi hành án

Trước khi ra quyết định cưỡng chế thi hành án, cơ quan thi hành án phải thực hiện các thủ tục như ra quyết định thi hành án, bổ nhiệm chấp hành viên, thông báo, xác minh khả năng thi hành án của người có nghĩa vụ… Thời hạn thực hiện công việc này và ra quyết định thi hành án được quy định như sau:

– Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.

– Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó. Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

–Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.

– Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

–Hết thời hạntự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

*Hoãn thi hành án:

Xem thêm: Thời hạn và thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức, viên chức

Việc hoãn thi hành án được quy định tại Điều 48Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong các trường hợp sau đây:

“a] Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định;

b] Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên.Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án;

c] Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;

d] Tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lýđểgiải quyết;

đ] Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 179 của Luật này.”

Nếu đương sự nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trong quá trình thi hành án thì có quyền khiếu nại theo quy định tại Luật Thi hành án dân sự như sau:

Khoản 1 Điều 140 quy định:

Xem thêm: Cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản gắn liền với đất

“Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Về thời hạn Khiếu nại được quy định tại Khỏan 2 điều này như sau:

a] Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;

b] Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định;

Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;

c] Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;

d] Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.

Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn khiếu nại.

Xem thêm: Thời hiệu kiện đòi lại tài sản? Thời hiệu khởi kiện đòi nợ?

Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.

Đơn Khiếu nại thì bạn có thể đánh máy hoặc viết tay.”

4. Những tài sản không được kê biên trong thi hành án dân sự

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là người phải thi hành án trong một vụ án dân sự. Sắp tới cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên tài sản của gia đình tôi để bảo đảm thi hành án. Tôi muốn biết những tài sản nào không được kê biên và việc bảo quản tài sản đó trong quá trình giải quyết vụ việc như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Trong khi thi hành án dân sự thì có những trường hợp Cơ quan thi hành án phải kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án. Việc kê biên tài sản phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Theo quy định tại Điều 87 Luật thi hành án dân sự thì những tài sản sau đây không được kê biên:

“- Lương thực, thuốc men cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình;

Xem thêm: Thỏa thuận thi hành án dân sự

– Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình;

– Đồ dùng thờ cúng thông thường”.

Đối với việc bảo quản tài sản kê biên, Điều 58 Luật thi hành án dân sự quy định một số hình thức:

“- Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại Khoản 2 Điều 40 của Luật thi hành án dân sự [vợ, chồng, con, cha, mẹ, ông bà, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự] hoặc người đang sử dụng, bảo quản;

– Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;

– Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. Đối với tài sản là kim khí, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá, bảo quản tại kho bạc nhà nước”.

Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản; tình trạng tài sản; giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng [nếu có]; quyền , nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản theo quy định trên được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phi bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của thẩm tra viên trong thi hành án dân sự

5. Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật Sư, xin Luật sư tư vấn dùm cho công ty một việc như sau: Trước đây côngty tôi có vay tiền của một Ngân hàngnhưng thời gian những năm gần đây làm ăn thua lỗ nên việc trả nợ cho Ngân hàng khôngđược như thỏa thuận nênNH đã khởi kiện ra Tòa án, đã xét xử qua 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm côngty tôi đều bị xử oan sai và vi phạm thủ tụctố tụng, côngty tôi đã có văn bản khiếu nại đến tòa án cấp cao tại TP. HCMvà đã có phiếu yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án của Chánh án tòa án cấp cao tại TP. HCM. Nhưng Cục Thi hành án dân sự tỉnh không chấp hành mà chỉ đạo cho chấp hành viên tổ chức cưỡng chế thi hành án trái pháp luật.Việc Chấp hành viên của Cục Thi hành án dân sự của tỉnh, tống đạt Thư Mời ” V/v tham dự thẩm định giá tài sản “.Thế nhưng Chấp hành viên không tổ chức thẩm định giá tài sản mà ngược lại là huy động lực lượng gồm có: Chấp hành viên Thi hành án của tỉnh, công an chính quy, công an viên [công an xã] PCCC, xe cứu thương, chính quyền địa phương và đặc biệt là có lực lượng vệ sĩ [LL này không phải biên chế của Nhà nước] đã dùng bình hàng gió đá cắt cửa sắt của côngty xong vào trấn áp, hành hung đánh đập và lôi kéo nhân viên của côngty đuổi thẳng ra ngoài. Lực lượng bảo vệ của côngty cũng bị đuổi ra ngoài và ngang nhiên chiếm giữ toàn bộ tài sản của côngty, trong khi không có mặt giám đốc côngty ở đó.

Xin Luật sư cho biết hành vi đó của Chấp hành viên có vi phạm pháp luật hiện hành không? Và những người tham gia cưỡng chế đó [không có thông báo cưỡng chế thi hành án] có vi phạm pháp luật không? Lực lượng vệ sĩ tư nhân đó có được cùng tham gia cưỡng chế thi hành ánkhông? Những trường hợp trên đây nếu vi phạm pháp luật thì xử lý như thế nào? Rất mong được sự trả lời và tư vấn của luật sư. Xin trân trọng cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định Luật thi hành án dân sự 2008 và Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, khi có đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án xem xét, sau đó thụ lý đơn. Sau khi thụ lý đơn, cơ quan thi hành án ra thông báo thi hành án, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án có cưỡng chế thi hành án.

Như vậy, về trình tự, thủ tục thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện không đúng theo quy định pháp luật.

Khoản 9 Điều 20Luật Thi hành án dân sự năm 2008quy định Chấp hành viên được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên việc sử dụng công cụ này phải tuân theo quy định pháp luật,chỉ được thực hiện khicó căn cứ cho rằng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, bị áp dụng các biệnpháp cưỡng chế và chỉ được sử dụng các công cụ được hỗ trợ theo quy định tạiKhoản 2Điều 74Nghị định 62/2015/NĐ-CPnhư sau:

“Các loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự gồm có:

Xem thêm: Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

a] Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, găng tay điện;

b] Các loại phương tiện xịt hơi cay, chất gây mê;

c] Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, chất gây mê và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này.”

Theo như bạn trình bày,Chấp hành viên có những hành vi như dùng bình hàng gió đá cắt cửa sắt của côngty, tự ý xông vàotrấn áp, hành hung đánh đập và lôi kéo nhân viên của côngty đuổi thẳng ra ngoàivà ngang nhiên chiếm giữ toàn bộ tài sản của công ty. Việc Chấp hành viên sử dụng sử dụng công cụ hỗ trợ như trên là trái quy định pháp luật, có hành vi lôi kéo nhân viên công ty, chiếm giữ tài sản công ty là hành vi vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng quy định về thi hành án dân sự.

Điều 72 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014quy định kế hoạch cưỡng chế thi hành án như sau:

“1. Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần huy động lực lượng.

2. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án có các nội dung chính sau đây:

a] Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;

Xem thêm: Tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên để thi hành án?

Luật sư tư vấn cưỡng chế thi hành án dân sự:1900.6568

b] Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;

c] Thời gian, địa điểm cưỡng chế;

d] Phương án tiến hành cưỡng chế;

đ] Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;

e] Dự trù chi phí cưỡng chế.

3. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, yêu cầu của Chấp hành viên.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế.

Cơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.”

Theo quy định trên,cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế đồng thờicó trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.

Như vậy, lực lượng vệ sĩ tư nhân tham gia vào quá trình cưỡng chế thi hành án là không đúng quy định pháp luật.

Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới Cơ quan thi hành án dân sự nơi người chấp hành viên đang làm việc để yêu cầu xem xét việc thực hiện thi hành án của chấp hành viên. Đồng thời làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở về việc công nhân công ty bạn bị hành hung.

Được đăng bởi:

Luật Dương Gia

Chuyên mục:

Tư vấn pháp luật

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

Tổng số bài viết: 10.141 bài viết

Gọi luật sư ngay

Tư vấn luật qua Email

Báo giá trọn gói vụ việc

Đặt lịch hẹn luật sư

Đặt câu hỏi tại đây

Video liên quan

Chủ Đề