Cách tính xác suất sinh con trai

Di truyền phả hệ thường được ra dưới 2 dạng bài tập sau: xác định kiểu gen cá thể trong phả hệ và tìm xác suất kiểu gen của cá thể trong phả hệ [cá thể đã được sinh ra hoặc dự đoán cá thể sinh ra]. 2 dạng bài tập này đều ở mức độ khó, học sinh cần nắm được phương pháp chung để tiến hành làm bài toán.

Để giúp thí sinh làm bài tốt phần thi này trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, thầy giáo Đinh Đức Hiền đã chỉ ra những chủ điểm kiến thức học sinh cần nắm vững ở phần 1, nay thầy Hiền chỉ ra 3 bước cơ bản của một bài tập Di truyền phả hệ, cụ thể:

Bước 1: Xác định gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn [nếu đề bài chưa cho].

Dựa vào các dấu hiệu như quy luật phân li mà các em đã học: ví dụ như bố mẹ bình thường sinh con bệnh thì tính trạng bệnh là tính trạng lặn, tính trạng bình thường là trội...

Bước 2: Xác định gen gây bệnh do nằm trên NST thường hay giới tính.

- Nếu trên NST khi có tỷ lệ mắc bệnh đồng đều ở cả 2 giới hoặc mẹ mắc bệnh [tính trạng lặn] con trai lại không bị bệnh… thì gen nằm trên NST thường;

- Nếu trên NST giới tính khi mang các đặc điểm của gen trên NST giới tính như: gen bị bệnh chỉ biểu hiện ở con trai, có sự di truyền chéo…

Kết thúc bước này các em đã hoàn thành dạng bài thứ nhất. Như vậy nếu bài toán chỉ yêu cầu đi tìm kiểu gen các cá thể trong phả hệ thì học sinh hoàn toàn có thể làm được dễ dàng.

Bước 3: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó ở đời con [nếu đề bài yêu cầu]

Đây là phần dễ nhầm lẫn nhất, thí sinh dễ tính toán sai. Trong phả hệ luôn có những cá thể biết chắc chắn kiểu gen, và những cá thể chưa biết rõ kiểu gen mà mới chỉ biết kiểu hình nên chúng ta cần xác định rõ đó là những cá thể nào, tỉ lệ về kiểu gen là bao nhiêu. Công thức chung mà các em có thể áp dụng cho xác suất cần tìm trong phả hệ như sau:

Xác suất kiểu gen [kiểu hình] cá thể cần tìm = [tỉ lệ kiểu gen bố] x [tỉ lệ kiểu gen mẹ] x [tỉ lệ kiểu gen [kiểu hình] cần tìm trong phép lai] x [xác suất sinh trai [gái]] x [số trường hợp xảy ra]

Trong đó:

• Tỉ lệ kiểu gen của bố [nếu có]: xác suất bố mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu [ví dụ bố bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu];

• Tỉ lệ kiểu gen của mẹ: xác suất mẹ mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu [ví dụ mẹ bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu];

• Tỉ lệ kiểu gen [kiểu hình] cần tìm trong phép lai: ví dụ kiểu gen aa trong phép lai 2 bố mẹ Aa x Aa là ¼;

• Xác suất sinh trai [gái]: xác suất này cần linh hoạt nếu đề bài không yêu cầu thì chúng ta không tính, nếu đề bài yêu cầu thì phải xem tính trạng đang xét nằm trên NST thường thì cần nhân 1/2 ở mỗi lần sinh, còn nằm trên NST giới tính thì chúng ta không cần nhân thêm ½;

• Số trường hợp xảy ra: khi đề bài hỏi xác suất của 2 cá thể sinh ra trở lên. [ví dụ đề bài chỉ nói sinh 1 trai, 1 gái thì có 2 trường hợp: sinh trai trước, gái sau hoặc sinh gái trước, trai sau].

Cặp vợ chồng [1] và [2] ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu?

A. 5,56% B. 12,50% C. 8,33% D. 3,13%

Hướng dẫn giải:

+ Xét trội – lặn: Bố mẹ ở thế hệ I đều bị bệnh sinh ra con ở thế hệ II có cả bệnh và không nên tính trạng bệnh là tính trạng trội [A], và tính trạng bình thường là lặn [a]

+ Xét gen nằm trên NST thường hay NST giới tính: Bố ở thế hệ I mang gen trội, con gái sinh ra ở thế hệ II bình thường [aa], do đó gen nằm trên NST thường.

+ Cá thể II-1 bị bệnh có bố mẹ kiểu gen Aa nên kiểu gen II-1 là: [1/3AA : 2/3 Aa]

+ Cá thể II-2 bình thường nên có kiểu gen aa [100%]

+ Để con của cặp II-1 và II-2 sinh ra không bị bệnh [aa] thì II-1 phải có kiểu gen Aa [2/3]. Vậy ta có phép lai: Aa x aa → 1/2 Aa : 1/2 aa. Tỉ lệ con sinh ra bình thường trong phép lai là 1/2, sinh 2 đứa bình thường thì tỉ lệ là 1/2. 1/2 = 1/4

+ Bài toán cần tìm xác suất sinh 2 người con trai và gái đều không bị bệnh, do gen nằm trên NST thường nên xác suất sinh trai và gái ở mỗi lần sinh là 1/2. Nhưng có 2 trường hợp đó là trai trước, gái sau hoặc gái trước, trai sau. Như vậy xác suất sinh 2 người con trong đó có 1 trai và 1 gái là: C12 . 1/2. 1/2 = 1/2

→ Vậy xác suất bài toán cần tìm là: 2/3 . 100% . 1/4. 1/2 ≈ 8,33% [Đáp án C]

Ví dụ 2: Cho sơ đồ phả hệ sau:

Cặp vợ chồng III-2 và III-3 sinh ra một đứa con trai bình thường. Xác suất để đứa con trai này không mang alen gây bệnh là:

A. 41,18% B. 20,59% C. 13,125% D. 26,25%

Hướng dẫn giải:

- Đây là bài tập phả hệ về 2 tính trạng bệnh, nguyên tắc là chúng ta xét riêng từng bệnh.

- Xét bệnh mù màu: đây là bệnh chúng ta đã biết do gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng quy định nên đứa con trai IV-1 bình thường chắc chắn 100% có kiểu gen XBY [B: không mù màu, b: mù màu]

- Xét bệnh điếc bẩm sinh: Muốn tìm kiểu gen của IV-1 chúng ta cần phải biết được kiểu gen của III-2 và III-3.

+ Ta thấy I-5 và I-6 kiểu hình bình thường sinh ra con II-5 bị điếc bẩm sinh do đó điếc bẩm sinh là tính trạng lặn, bình thường là tính trạng trội. Mặt khác bố I-5 trội sinh con gái II-5 lặn nên không thể có di truyền chéo ở đây, vậy gen nằm trên NST thường.

+ I-5 và I-6 sẽ phải có kiểu gen Aa: Aa x Aa → AA : Aa : aa. Cơ thể II-4 bình thường nên có thể có kiểu gen AA hoặc Aa, nhưng mấu chốt là tỉ lệ 2 kiểu gen đó là bao nhiêu, nếu các em đưa nguyên 1/4 AA : 2/4 Aa sẽ sai. Đây là điểm hay nhầm lẫn tiếp theo. Các em cần viết lại tỉ lệ đó thành [1/3 AA: 2/3 Aa], vì đơn giản bình thường thì không thể có kiểu gen aa.

+ I-4 có kiểu gen aa, sinh con II-3 bình thường nên II-3 chắc chắn có kiểu gen Aa. Như vậy ta có phép lai giữa II-3 và II-4:

100% Aa x [1/3 AA: 2/3 Aa] ↔ [1/2 A: 1/2 a] x [2/3 A: 1/3 a] → 2/6 AA: 3/6 Aa: 1/6 aa

Do đó cá thể III-3 bình thường có kiểu gen [2/6 AA: 3/6 Aa] hay [2/5 AA: 3/5 Aa]

+ Cá thể III-2 có kiểu hình bình thường, có mẹ II-2 điếc bẩm sinh [kiểu gen aa] nên III-2 chắc chắn có kiểu gen aa

+ Ta có phép lai III-2 và III-3 như sau: Aa x [2/5 AA: 3/5 Aa] ↔ [1/2 A: 1/2a] x [7/10 A: 3/10 a] → [7/20 AA: 10/20 Aa : 3/20 aa].

+ Người con IV-1 có kiểu hình bình thường nên có kiểu gen [7/20 AA: 10/20 Aa] ↔ [7/17AA : 10/17 Aa]

- Ở đây đề bài hỏi xác suất để đứa con trai IV-1 không mang alen gây bệnh, do đó người con này phải có kiểu gen AAXBY với xác suất 7/17 ≈ 41,18% [Đáp án A]

Thầy giáo, ThS. Đinh Đức Hiền, Viện Công nghệ Thực phẩm – Bộ Công thương.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp các cặp vợ chồng lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Tham khảo ngay những thông tin dưới đây để biết 3 cách tính sinh con trai đang được nhiều người áp dụng rộng rãi.Những cách tính sinh con trai phổ biến nhất

Thụ thai đúng ngày rụng trứng làm tăng xác suất sinh con trai.

Tính sinh con trai theo lịch vạn sự và quẻ bát quái

Đây là 2 cách tính sinh con trai của người Trung Quốc, được cho là có kết quả cao nhất.

Tính theo lịch vạn sự

Phương pháp này tính theo tuổi của mẹ và tháng thụ thai theo lịch âm. Ví dụ tuổi âm lịch của mẹ là 25, bạn tìm đến dòng 25 và xem giới tính của con tương ứng với các cột tháng thụ thai từ tháng 1-12.

“T” tương ứng sinh con “Trai”

“G” tương ứng sinh con “Gái”.

Theo bảng trên thì mẹ 25 tuổi khi thụ thai vào các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12 sẽ sinh con trai. Còn nếu thụ thai vào các tháng 1, 4, 6 sẽ sinh con gái.

Tính theo quẻ bát quái

Phương pháp này tính dựa trên tuổi âm lịch của cả bố và mẹ, kết hợp với tháng thụ thai âm lịch.

Một quẻ bát quái được cấu thành từ 3 thẻ gồm tuổi bố, tháng thụ thai và tuổi mẹ xếp lần lượt từ trên xuống dưới.

Tuổi lẻ, tháng lẻ: tương ứng với vạch liền

Tuổi chẵn, tháng chẵn, tương ứng với 2 vạch đứt

Sau khi bốc quẻ, chúng ta sẽ được quẻ dịch như sau

Các quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn thì sinh con trai

Quẻ Đoài, Khôn, Ly, Tốn thì sinh con gái

Ví dụ: Bố và mẹ đều 25 tuổi, thụ thai vào tháng 8 thì sẽ được quẻ tương ứng là:

Đây là quẻ Ly, tương ứng con sinh ra là bé gái.

Tính ngày rụng trứng để sinh con trai

Theo phương pháp của bác sĩ sản khoa người Mỹ, Landrum Shettles, thụ thai tại thời điểm rụng trứng là 1 trong 2 yếu tố quan trọng để tăng xác suất sinh con trai.

Dưới đây là 5 phương pháp canh ngày rụng trứng để thụ thai:

Tính theo chu kỳ kinh nguyệt

Phương pháp này áp dụng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, ngày rụng trứng thường ở giữa chu kỳ.

Cách tính như sau: Lấy ngày bắt đầu có kinh nguyệt trừ đi 14. Ví dụ: Nếu chu kỳ của bạn 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là 28-14 = 14. Nếu chu kỳ là 30 ngày thì ngày rụng trứng là 30-14 = 16.

Dùng dụng cụ test ngày rụng trứng

Que thử rụng trứng giúp xác định thời điểm trứng rụng với độ chính xác cao.

Đây là phương pháp khá phổ biến. Que thử ngày rụng trứng kiểm tra nồng độ hormone LH [tăng cao vào khoảng thời gian gần rụng trứng] trong nước tiểu của phụ nữ.

Lưu ý khi dùng test: Khi thử nước tiểu vào sát ngày rụng trứng, nếu test lên 1 vạch hoặc 2 vạch nhưng có 1 vạch mờ, 1 vạch rõ tức là chưa đến ngày rụng trứng. Nếu thụ thai lúc này thì xác suất sinh bé gái rất cao.

Khi 2 vạch rõ ràng hiện báo hiệu trứng sẽ rụng trong vòng 12-24 giờ tới. Nếu muốn sinh con trai thì hãy quan hệ sau 6-12 tiếng có kết quả test này.

Tính ngày rụng trứng theo nhiệt độ cơ thể

Vào thời điểm rụng trứng, nhiệt độ cơ thể thường tăng từ 0,3-0,5 độ C. Dùng nhiệt kế ngậm ở miệng, nếu thấy nhiệt độ cơ thể tăng lên chứng tỏ trứng đã rụng.

Khi áp dụng cách này, bạn cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể mình ngày thường là bao nhiêu để cho ra kết quả chính xác. Hết sức cẩn thận khi ngậm nhiệt kế vào miệng bởi bên trong có chát thủy ngân.

Biết ngày rụng trứng dựa vào dịch tiết âm đạo

Tuy đơn giản nhưng cách này lại tương đối chính xác.

Khi quá trình rụng trứng bắt đầu, dịch tiết âm đạo sẽ nhiều hơn ngày thường.

Dịch tiết chuyển thành dạng trong, nhớt, kéo được như lòng trắng trứng gà sống thì chứng tỏ bạn đang rụng trứng.

Siêu âm soi trứng

Phương pháp này là chính xác nhất, nhưng cũng tốn công, tốn kém nhất.

Đầu tiên bạn ước lượng ngày rụng trứng [dựa theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc dịch tiết âm đạo].

Trong vòng 2-3 ngày trước khi rụng trứng, bạn tới cơ sở y tế để soi trứng, mỗi ngày đi một lần.

Sau khi bác sĩ thông báo trứng rụng thì vợ chồng nên quan hệ ngay.

Trên đây là 5 cách để tính được ngày rụng trứng giúp các cặp vợ chồng sinh con trai theo ý muốn.

Dù muốn sinh con trai hay con gái thì cả bố và mẹ đều phải đảm bảo có một sức khỏe tốt trước khi thụ thai. Các cặp vợ chồng có thể tiến hành thăm khám, xét nghiệm sức khỏe trước khi kết hôn hoặc sinh con tại những cơ sở y tế uy tín. Hiện nay, rất nhiều cặp vợ chồng tìm đến bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để sử dụng gói khám tiền hôn nhân. Các mẹ có thể liên hệ số điện thoại 1900 55 88 96 để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm

>> Dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi

> Những điều cần làm trước khi mang thai

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Video liên quan

Chủ Đề