Cách xử lý dầu an thừa

Dầu ăn là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết các món ăn từ rang, xào đặc biệt là chiên rán. Đôi khi, lượng dầu ăn còn thừa sau mỗi lần đun nấu khiến chị em nội trợ lúng túng không biết phải xử lý như thế nào? 

Vậy thì ở bài viết dưới đây, FORZA Việt Nam sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo xử lý dầu ăn đúng cách vừa bảo vệ sức khỏe lại không gây ô nhiễm môi trường. 

Có nên tái sử dụng dầu ăn thừa hay không? 

Rất nhiều gia đình vẫn giữ thói quen sử dụng dầu ăn thừa cho những lần đun nấu tiếp theo. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những sai lầm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mà bạn cần đặc biệt lưu tâm. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dầu ăn đã qua chế biến không nên tái sử dụng bởi chúng rất dễ gặp phải tình trạng oxy hóa dầu. Dành cho những ai chưa biết thì oxy hóa dầu là một chuỗi các phản ứng hóa học không mong muốn làm giảm chất lượng dầu ăn. Thậm chí có thể gây ôi thiu, tăng cao axit béo chuyển hóa gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. 

Việc tái sử dụng dầu ăn sẽ tạo ra các gốc tự do ảnh hưởng tới cơ thể trong thời gian dài và tăng khả năng gây ung thư. Hơn nữa, sử dụng lại dầu ăn thừa còn liên quan đến sự gia tăng của nồng độ cholesterol rất xấu trong cơ thể đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. 

Xử lý dầu ăn thừa đúng cách 

Nếu không thể tái sử dụng thì chúng ta nên làm gì với lượng dầu ăn còn sót lại? Mục đích chính của bài viết này chính là giúp chị em có được câu trả lời thích đáng nhất cho thắc mắc vừa đặt ra. Và đây là một vài cách xử lý dầu ăn thừa đúng cách vừa đảm bảo an toàn lại góp phần bảo vệ môi trường. 

Không đổ dầu ăn thừa xuống cống thoát nước 

Đây là một lời khuyên và cũng chính là lời cảnh tỉnh dành cho những ai đã và đang áp dụng cách xử lý dầu ăn thừa bằng cách đổ ngay xuống cống rãnh, ống thoát nước, bồn rửa bát hay bồn cầu. 

Bởi vì dầu ăn chỉ ở dạng lỏng khi đun nóng, đến khi nguội dần, chúng sẽ đông lại thành một mảng bám lớn trong đường ống, ngăn không cho nước chảy qua và cuối cùng là gây ra tình trạng tắc nghẽn. 

Có thể ban đầu tình trạng này chỉ xảy ra với hệ thống đường ống nhà bạn nhưng lâu dần sẽ tắc nghẽn diện rộng, gây thiệt hại lớn tới môi trường. 

Không đổ dầu ăn ra bên ngoài 

Lại tiếp tục là một sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người vẫn đang mắc phải khi xử lý dầu ăn thừa. Việc đổ dầu ăn ra bên ngoài như mặt đất có thể khiến chúng chảy xuống hệ thống thoát nước gây tắc nghẽn. 

Nguy hiểm hơn nữa, một số loại dầu ăn có nguồn gốc từ động, thực vật đã được Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ cảnh báo có thể gây hại cho động vật nếu chúng lỡ nuốt phải. 

Ngoài ra, khi một lượng lớn dầu ăn thấm vào đất trồng cây có thể gây ra nhiều vấn đề về luồng không khí và độ ẩm thậm chí làm hỏng phân bón. 

Xử lý dầu ăn trước khi vứt bỏ 

Cách xử lý dầu ăn đơn giản nhất chính là vứt bỏ vào thùng rác. Tuy nhiên, để đảm bảo không gây ô nhiễm, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Đợi cho dầu/mỡ thật nguội đến khi đông đặc lại. 
  • Sau khi đã nguội thì cho chúng vào một chiếc hộp thật kín, đóng nắp cẩn thận, tránh tình trạng chảy dầu ra bên ngoài.
  • Sau khi đã chứa đầy hộp thì có thể vứt vào thùng rác. 

Một lưu ý nữa, ngay cả khi đã đổ hết dầu ăn thừa vào hộp, bạn vẫn cần dùng khăn giấy để lau sạch tất cả nồi, chảo, bát, đĩa tiếp xúc với nó trước khi cho bồn rửa. Bởi lẽ, chỉ cần một lượng dầu ăn nhỏ, khi tích tụ đủ lâu sẽ thành khối lượng lớn gây nguy hiểm cho hệ thống thoát nước. 

Tái sử dụng dầu ăn đúng cách 

Không tái sử dụng dầu ăn là một lời khuyên tốt. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp lượng dầu ăn còn thừa quá lớn và không bị cháy khét cũng như làm nóng quá lâu, bạn có thể tái sử dụng chúng bằng mẹo dưới đây: 

  • Chuẩn bị sẵn rây lọc, hộp thủy tinh và giấy thấm dầu. 
  • Lọc dầu ăn qua rây và giấy thấm dầu nhiều lần để đảm bảo loại bỏ hết cặn thức ăn. 
  • Để dầu nguội hẳn, cho vào hộp thủy tinh có nắp đậy sau đó đặt ở nơi thoáng mát hay bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông. 

Lưu ý, trong trường hợp dầu ăn thừa đã được chiên nóng đến mức ngả màu vàng sậm và bốc khói thì tốt nhất là hãy xử lý và vứt bỏ theo như hướng dẫn trên. Sự bốc khói khi đun nấu làm tăng nhanh quá trình hư hỏng cũng như tác hại của dầu ăn. Thêm nữa, tuyệt đối không nên tái sử dụng khi trộn chung nhiều loại dầu ăn với nhau. 

Tóm lại, nên hạn chế việc tái sử dụng dầu ăn trừ trường hợp thật sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nhận ra những sai lầm trong quá trình sử dụng dầu ăn cũng như cách tái sử dụng chúng đúng cách. 

[Dân trí] - Dầu ăn được sử dụng để chiên rán thức ăn. Mỗi khi chiên dầu còn thừa, nhiều người không biết làm sao xử lý chúng ra sao cho đúng cách.

Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong gian bếp mỗi gia đình. Tuy nhiên đối với dầu thừa đã qua sử dụng thì cần phải có cách xử lý phù hợp để tránh gây ra những tác hại không mong muốn.

Xử lý dầu ăn đúng cách giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe [Ảnh: Internet]. 

Tuyệt đối không đổ dầu thừa xuống cống

Dầu ăn nhẹ hơn và không tan trong nước, có độ kết dính cao nên khi xả ra ống thoát nước sẽ bám dính trên thành ống, gây cản trở dòng chảy. Nước thải nhiễm dầu mỡ có khả năng ngấm vào đất hoặc bị cuốn theo nước mưa vào các tầng nước ngầm làm cho nước có mùi hôi, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe con người.

Xử lý dầu mỡ thừa bằng chai nhựa hoặc túi nilon

Cách đầu tiên bạn có thể xử lý lượng dầu mỡ thừa sau khi nấu ăn là gom chúng vào chai nhựa, nhưng cần chú ý để dầu nguội lại rồi mới thực hiện.

Việc gom dầu ăn lại vào chai nhựa giúp lượng dầu không bị rò rỉ ra môi trường. Bạn có thể để dầu ăn đông cứng lại trong tủ lạnh trước khi vứt đi. Tiếp theo bạn cho chai dầu thừa vào thùng rác. Cách xử lý dầu ăn như trên giúp nhân viên môi trường đỡ vất vả hơn trong việc thu gom rác thải.

Sử dụng giấy ăn để thấm bỏ dầu thừa

Nếu lượng dầu ăn không quá nhiều bạn có thể sử dụng giấy ăn để thấm hút lượng dầu. Sau khi dầu ăn đã được giấy thấm kỹ thì gói lại trong túi nilon. Bạn không nên đổ thẳng dầu ăn vào thùng rác, kể cả với lượng nhỏ vì dầu ăn ở dạng lỏng sẽ rất dễ loang ra khiến thu hút động vật gặm nhấm.

Nếu bạn không muốn thùng rác bỗng chốc bị bới tung sau một đêm thì hãy dùng giấy thấm kỹ dầu đem gói lại trong túi nilon rồi mới để vào thùng rác. Đây là cách để giúp dầu mỡ thừa hạn chế bị rò rỉ ra môi trường.

Nguyên An

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề