Cảnh Đèo Ngang trong bài thơ Qua Đèo Ngang trong ở hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào

Cảnh tượng Đèo Ngang trong bài thơ Qua đèo ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: Cảnh tượng Đèo Ngang trong bài thơ “Qua đèo ngang” được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

Trả lời:

Quảng cáo

• Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác

• Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn..

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Trang trước Trang sau

Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?....

Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả?


Câu 95781 Nhận biết

Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả?


Đáp án đúng: d

Phương pháp giải

Nhớ lại các câu thơ đầu văn bản

Phân tích chi tiết tác phẩm Qua đèo ngang --- Xem chi tiết
...

Soạn bài Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan

1.Căn cứ vào lời giới thiệu ban đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích trên, em hãy nhận dạng thể thơ của bàiQua Đèo Ngangvề số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.


2.Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng tác giả?


3.Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy:lác đác, lom khom; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.


4.Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.


5.Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?


6.Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp?

Lời giải:
I. Thể loại
Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú [7 chữ, 8 câu] và thất ngôn tứ tuyệt [7 chữ, 4 câu]. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục [tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức], luật [quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 – 4, 5 – 6], niêm [sự liên kết giữa các câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7].
II. Bố cục
Bố cục : đề – thực – luận – kết
– 2 câu đề : cái nhìn chung về cảnh vật
– 2 câu thực : miêu tả cuộc sống con người
– 2 câu luận : tâm trạng tác giả
– 2 câu kết : nỗi cô đơn lên cao
III. Đọc hiểu nội dung bài
Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu ban đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích trên, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.
Qua đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn [1, 2, 4, 6 và 8]. Trong bài thơ, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Nói cách khác, có phép đối ở bốn câu giữa.
Phép đối:
+ Câu 3 và câu 4:
lom khomđối vớilác đác
dưới núiđối vớibên sông
tiều vài chúđối vớichợ mấy nhà
+ Câu 5 và 6
nhớ nướcđối vớithương nhà
đau lòngđối vớimỏi miệng
con quốc quốcđối vớicái gia gia
Câu2: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng tác giả?
Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà [đã về chiều]. Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Cho nên, nó dễ bộc lộ tâm trạng buồn vắng, cô đơn của tác giả. Ngay ở dân ca Việt Nam từ ngàn xưa cũng từng cho thấy:
– Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
– Lẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
Thời điểm xế tà là lợi thế để tác giả bộc lộ tâm trạng cô đơn của mình lúc qua đèo.
Câu3: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy: lác đác, lom khom; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.
Cảnh đèo Ngang được miêu tả gồm các chi tiết:cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mây túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều[người đốn củi]. Nhà thơ khéo dùng các từ láylom khom, lác đác, các từ tượng thanhquốc quốc, gia giađặc biệt gợi hình và gợi cảm.
Câu4: Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Qua đèo Ngang là một bức tranh thiên nhiên có sự sống con người nhưng hoang sơ, núi đèo bát ngát, vắng lặng và buồn thể hiện một tâm trạng cô đơn, bâng khuâng, buồn nhớ của tác giả.
Câu5: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
Tâm trạng khi qua đèo Ngang, Bà Huyện cảm thấy cô đơn, hoài cổ, trong nỗi thương nước nhớ nhà thấm đượm tâm hồn.
Được thể hiện qua hai hình thức:– Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian hình thức:
+ Gia gia – vừa mô phỏng tiếng chim như đồng âm với nó còn có nghĩa là nhà. Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chống hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là lẽ tất nhiên.
+ Con quốc quốc – mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.
– Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta”. Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.
Câu6: Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp?
Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở đèo Ngang là Không gian càng rộng, sự cô đơn, trống trải càng đậm nét, hình ảnh con người càng nhỏ bé, nỗi cô đơn càng nhân lên. càng nặng nề u uất bấy nhiêu! Dĩ nhiên là khác với nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.
Giải các bài tập Bài 8 SGK Ngữ văn 7 Qua đèo ngang [Bà Huyện Thanh Quan] Bạn đến chơi nhà [Nguyễn Khuyến] Chữa lỗi về quan hệ từ Viết bài làm văn số 2: Văn biểu cảm
Bài trước Bài sau

Soạn bài: Qua Đèo Ngang [soạn 2 cách]

Câu 3 [trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy:lác đác, lom khom; các từ tượng thanh:quốc gia, gia gia.

Soạn cách 1

Cảnh tượng đèo ngang được hiện lên với những chi tiết, hình ảnh, âm thanh đặc trưng của một buổi chiều buồn:

- Bóng xế tà: Con người được hiện ra qua hình ảnh cái bóng => Cách miêu tả thời gian gián tiếp và rất tinh tế

- Không gian: Đèo ngang, đang dần chìm vào bóng tối, chỉ còn trơ trọi một cái“bóng”của con người [ta với ta], còn lại là nhường chỗ cho cảnh vật. Nhưng cảnh vật cũng trở nên hoang sơ, tiêu điều“cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.Sự cô đơ, trơ trọi của con người được đạt tới đỉnh điểm qua chi tiết “một mảnh tình riêng, ta với ta. Giữa vũ trụ bao la, giữa đèo, giữ sông, giữa núi non trùng điệp vậy mà hình ảnh nhân vật xuất hiện lẻ loi, cô đơn biết nhường nào tả xiết.

- Cuộc sống con người cũng không khác gì cảnh vật, vẫn là những hình ảnh gợi cho chúng ta sự xơ xác, thưa thớt, trống vắng,“lom khom dưới núi, tiều vài chú/ lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.

- Âm thanh: âm thanh trở nên não lòng và hiu quạnh, không phải tiếng chợ gần xa, cũng chẳng có tiếng người qua lại, mà thay vào đó là tiếng kêu của con“quốc quốc”[con cuốc] và“gia gia”[ con đa đa].

Soạn cách 2

Cảnh qua đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết như:

- Không gian: Đèo Ngang hoang sơ, heo hút

- Thời gian: chiều tà

- Cảnh vật: chỉ có cỏ cây xen lá, đá chen hoa, heo hút, ít người qua lại

- Âm thanh: chỉ có tiếng kêu khắc khoải của con cuốc cuốc và cái gia gia

- Cuộc sống của con người: thưa thớt tiêu điều khi chỉ có vài chú tiều dưới núi, lác đác vài nhà bên sông.

- Các từ láylác đác, lom khom đã cho thấy con người xuất hiện đã ít ỏi còn nhỏ bé giữa không gian núi rừng rộng lớn. Từ láyquốc quốc, gia gia cho thấy tiếng kêu khắc khoải vô vọng giữa không gian rộng lớn của Đèo Ngang.

Soạn bài: Qua Đèo Ngang [soạn 2 cách]

Câu 2 [trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

Soạn cách 1

- Qua những chi tiết về thời gian và hình ảnh trong bài, cho ta thấy, thời gian trong bài thơ là lúc chiều tà [bóng xế tà]

- Buổi chiều, đặc biệt là lúc chiều tà, khi mọi vật xung quanh dần chìm vào bóng đêm, sự giao hữu giữa ánh sáng còn sót lại và sự ập đến của bóng tối như đè nặng lên tâm trạng con người hơn bao giờ hết. Sự lắng lại của tâm trạng là những cảm xúc bâng khuâng, buồn man mác, nhìn cảnh vật gợi ra những nỗi nhớ nhung về quê hương da diết. => Trong bài thơ này, tác giả đã vận dụng thời điểm xế chiều của trời đất để diễn tả những cung bậc cảm xúc, những dòng tâm trạng của mình.

Soạn cách 2

- Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc chiều tà [khi trời chuẩn bị tối]

- Chiều tà là khoảng thời gian gợi buồn, việc miêu tả Đèo Ngang vào khoảng thời gian này trong ngày cho thấy tâm trạng buồn thương của tác giả khi bước tới Đèo Ngang.

Video liên quan

Chủ Đề