Cảnh sát sân bay gọi là gì

Ngoài tuần tra, kiểm soát máy bay, khống chế người gây rối, lực lượng an ninh sân bay còn có nhiệm vụ kiểm tra giấy tờ, soi chiếu hành lý của hành khách.

Với mũ kêpi, cấp hiệu trên vai và cành tùng trên ve cổ áo, an ninh hàng không đôi khi bị nhầm lẫn với lực lượng hành pháp. Tuy nhiên, họ là lực lượng được doanh nghiệp tuyển dụng, đào tạo để cung cấp dịch vụ an ninh cho hành khách và các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không.

Từ trấn áp hành khách gây rối đến soi chiếu hành lý, kiểm soát giấy tờ, nhân viên an ninh đóng vai trò quan trọng đối với sự an toàn tại sân bay.

Lực lượng đa chức năng

Trao đổi với Zing, ông Tô Tử Hùng, Trưởng phòng An ninh của Cục Hàng không, cho biết chức năng, nhiệm vụ của lực lượng an ninh hàng không được quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và Nghị định 92/2015 của Chính phủ.

Theo nghị định 92/2015, lực lượng an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền, là lực lượng đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại sân bay và các cơ sở liên quan.

Khi phát hiện các hành vi vi phạm an ninh hàng không, lực lượng này sẽ ngăn chặn, bảo vệ hiện trường, tạm giữ người liên quan để bàn giao cho cảng vụ hàng không xử lý.

Nhân viên an ninh [trái] diễn tập trấn áp người gây rối. Ảnh: NIA.

Theo Thông tư 13/2019 của Bộ GTVT, nhân viên an ninh hàng không được chia thành 3 nhóm: An ninh soi chiếu, an ninh cơ động và an ninh kiểm soát. Trên thực tế, hầu hết lực lượng này đang được tuyển dụng và quản lý bởi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam [ACV].

Trong đó, nhân viên an ninh cơ động được đào tạo võ thuật nâng cao, được trang bị áo giáp, dùi cui và công cụ hỗ trợ. Đây là lực lượng chịu trách nhiệm tuần tra, kiểm soát đám đông, lục soát máy bay và trấn áp người gây rối.

Nhân viên an ninh kiểm soát là lực lượng canh gác, giám sát an ninh hàng không tại nhà ga, khu vực công cộng và các khu vực hạn chế.

Còn nhân viên an ninh soi chiếu chịu trách nhiệm kiểm tra giấy tờ, ngăn chặn hành khách mang vũ khí, vật liệu nổ và các vật dụng trái quy định vào khu vực hạn chế của sân bay. Họ thực hiện nhiệm vụ này bằng cách vận hành máy soi chiếu hoặc kiểm tra trực quan.

Do có tần suất giao tiếp với hành khách nhiều nhất nên nhân viên an ninh soi chiếu được đào tạo, huấn luyện kỹ hơn. Ngoài những yêu cầu cơ bản như tốt nghiệp THPT, sức khỏe tốt, người ứng tuyển vào vị trí an ninh hàng không phải có trình độ tiếng Anh, có lý lịch tư pháp rõ ràng, không có tiền án, tiền sự.

Trao đổi với Zing, lãnh đạo một sân bay cho biết sau khi được tuyển dụng, nhân viên an ninh phải trải qua đào tạo và được nhà chức trách hàng không cấp giấy phép. Các đơn vị muốn thành lập lực lượng an ninh hàng không phải được sự cho phép của Cục Hàng không. Như tại Vân Đồn [Quảng Ninh], sân bay này chưa được chấp thuận thành lập lực lượng an ninh riêng nên phải thuê các tổ an ninh của ACV để soi chiếu và bảo vệ sân bay.

Hành khách trả tiền cho dịch vụ an ninh

Theo quy định của Bộ GTVT, đảm bảo an ninh sân bay là loại hình dịch vụ công ích có nguồn thu. Mỗi hành khách đi máy bay phải trả chi phí đảm bảo an ninh được tích hợp vào tiền vé.

Mức giá dịch vụ an ninh đối với hành khách, hành lý đi chuyến bay quốc tế là 2 USD/người. Còn mỗi hành khách đi trên chuyến bay nội địa phải trả 18.000 đồng.

Lãnh đạo sân bay Vân Đồn nhận định lực lượng an ninh có chuyên môn và thái độ tốt sẽ giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục cho hành khách. Do đó, cùng với việc trả lương, đơn vị này có những yêu cầu riêng với lực lượng an ninh sân bay.

Soi chiếu an ninh sân bay là dịch vụ công ích. Ảnh: Noibaiairport.vn

Còn chuyên gia hàng không Nguyễn Thiện Tống [nguyên chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không ĐH Bách khoa TP.HCM] nhận định thái độ của các lực lượng phục vụ tại sân bay đều tác động đến trải nghiệm của hành khách. Ở góc độ phát triển du lịch, việc giữ được thiện cảm của du khách rất quan trọng.

Tuy nhiên, theo ông Tống, cùng là dịch vụ hàng không nhưng cung cách phục vụ của nhân viên an ninh sân bay đôi khi không niềm nở như tiếp viên của hãng bay.

"Bên cạnh đảm bảo trật tự tại sân bay, lực lượng an ninh hàng không cũng cần vui vẻ, niềm nở để người dân có trải nghiệm đi lại tốt nhất", PGS.TS Tống nói.

Đại diện một hãng bay thì giải thích các hãng phải cạnh tranh với nhau bằng cách phục vụ hành khách tốt hơn. Do đó, nụ cười và cách cúi chào trở thành những kỹ năng cơ bản của nhân viên hãng hàng không.

Còn dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không đang do một doanh nghiệp công ích cung cấp. Hành khách không có quyền lựa chọn đơn vị phục vụ soi chiếu an ninh tại sân bay.

Ngày 21.1, Công an TP.HCM tổ chức Lễ triển khai phương án tổ chức lực lượng cảnh sát vũ trang bảo vệ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và các công trình quan trọng liên quan an ninh quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, lực lượng vũ trang bảo vệ Cảng hàng không quốc tế [HKQT] Tân Sơn Nhất gồm nhiều thành phần như: Phòng An ninh nội bộ, Phòng Cảnh sát bảo vệ, Phòng CSGT, Phòng Cảnh sát hình sự, Trung đoàn Cảnh sát cơ động và Công an Q.Tân Bình [TP.HCM].

Động thái này được đưa ra nhằm thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 5.7.2018, về việc đưa Cảng HKQT Nội Bài, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP.HCM, phát biểu tại buổi lễ

Ảnh: Thanh Tuyền 

Theo Công an TP.HCM, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất là một trong những Cảng hàng không lớn của cả nước, là công trình quan trọng liên quan an ninh quốc gia, cần phải đảm bảo tuyệt đối về an ninh trật tự.

Tại buổi lễ, thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP.HCM, nhấn mạnh đây là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của Việt Nam mà mang tầm quốc tế, tần suất hoạt động bay lớn nhất nước, với sự tham gia hoạt động khai thác của hơn 50 hãng hàng không trong nước và quốc tế.

\n

Công an TP.HCM cho biết trong những năm qua, tình hình an ninh trật tự đây được đảm bảo nhưng vẫn còn các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự, vẫn còn tình trạng mất an ninh khu vực giáp ranh cảng, ý thức của một số người chưa cao, một số hành khác vẫn chưa chấp hành các quy định về an ninh, an toàn hàng không như sử dụng giấy tờ giả để đi máy bay, mang vật cấm đặc biệt là súng, công cụ hỗ trợ lên máy bay.

Đặc biệt, tội phạm về buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, ma túy tiếp tục lợi dụng đường hàng không để hoạt động.

"Trong giai đoạn 2018 - 2020, các đơn vị liên quan đã phát hiện 257 trường hợp vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ [như roi điện, bình xịt hơi cay, đạn còn hạt nổ]; 96 trường hợp sử dụng đèn laser, đèn công suất cao vào buồng lái máy bay và sử dụng thiết bị bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ tại sân bay Tân Sơn Nhất uy hiếp an toàn bay", Công an TP.HCM cho biết thêm. "Đảng và Nhà nước đã xác định bảo đảm an ninh hàng không là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng chuyên ngành hàng không và lực lượng công an giữ vai trò trực tiếp, phối hợp chặt chẽ", thiếu tướng Lê Hồng Nam nhấn mạnh.

Tin liên quan

Bài viết hoặc đoạn này cần nhiều chú thích hoàn chỉnh hơn để có thể kiểm chứng được. Vui lòng giúp cải thiện bài viết bằng cách bổ sung thêm nguồn dẫn chứng hoặc thông tin còn thiếu trong các chú thích để có thể xác định rõ ràng các nguồn. Chú thích phải bao gồm tiêu đề, xuất bản, tác giả, ngày tháng và [các] số trang [đối với tài liệu được phân trang]. Chú thích có nguồn gốc không phù hợp có thể bị đặt nghi vấn và xóa.

Sân bay Frankfurt nhìn từ trên cao

Sân bay Lappeenranta [Lappeenranta, Phần Lan][1]

Bản đồ phân bố sân bay trên toàn thế giới

Sân bay [còn gọi là phi trường, cảng hàng không] là một khu vực xác định nằm trên đất liền hoặc mặt nước, được xây dựng để phục vụ cho hoạt động giao thông hàng không. Mỗi sân bay phải có ít nhất một đường băng [còn gọi là phi đạo] làm nơi để các máy bay [còn gọi là phi cơ] cất cánh và hạ cánh. Thông thường, các sân bay sẽ được tổ chức thành một cảng hàng không, phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đó là khu phức hợp hiện đại, gồm có nhà ga hàng không, trung tâm kiểm soát không lưu, xưởng bảo dưỡng máy bay, sân đậu máy bay, đường lăn, đường băng và một số cơ sở hạ tầng khác. Tại những cảng hàng không quốc tế, nước sở tại sẽ đặt một cửa khẩu hải quan để kiểm soát việc xuất-nhập cảnh của hành khách, hoặc thông quan để kiểm soát xuất-nhập khẩu hàng hóa. Những sân bay dành cho quân đội được gọi là sân bay quân sự. Sân bay quân sự loại lớn được gọi là căn cứ không quân. Một loại hình khác của sân bay quân sự là hàng không mẫu hạm.

Các sân bay thường được xây dựng ở gần trung tâm của những thành phố hoặc vùng ngoại vi của nó, và được đảm bảo sự kết nối rất nhanh chóng với hệ thống giao thông. Sân bay còn bao gồm một khu vực lân cận để đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó. Giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là 8 kilômét tính từ ranh giới cảng hàng không, sân bay trở ra.[2]

Phi trường [từ Hán Việt] thường được dùng để gọi các sân bay tương đối lớn, nhưng hiện nay ít dùng.[3]

Cụm cảng hàng không

Một máy bay của hãng hàng không Air Canada đang được chất hành lý

Bài chi tiết: Cụm cảng hàng không

Cụm cảng hàng không [tiếng Anh: airports authority] là tên cơ quan thuộc các cục hàng không của các quốc gia.

Các tổ hợp

Sân bay bao gồm một số công trình chính như hệ thống đường băng, các nhà ga, tháp điều khiển không lưu, và các công trình phụ trợ khác.

Đường băng

Bài chi tiết: Đường băng

Một đường băng sân bay

Những đường băng máy bay của một phi cảng được xây dựng rất vững chắc, nó thường được phủ một chất bitume [chất nhựa rải đường] hoặc phức hợp của những tấm bêtong. Nó thường được viền bằng những dấu hiệu phát ra ánh sáng để có thể dễ dàng xách định được vị trí trong đêm tối, hoặc khi điều kiện thời tiết xấu [mưa, sương mù], và để giúp việc hạ cánh một cách dễ dàng.

Phần lớn những đường băng máy bay phục vụ cho những lần hạ cánh và cất cánh, Khi phi cảng chào đón một sự thông thương quan trọng, nó sẽ được xây dựng những đường băng máy bay thành từng nhóm hai đường băng song song, để tách biệt sự cất cánh và hạ cánh. Người ta cũng có thể có những đường băng tiếp đón cho mỗi sự vận động bằng phút hoặc giờ.

Thông thường những đường băng được lấy hướng theo chiều của gió trội nhất, người ta sẽ lợi dụng dòng hải lưu trong không khí để máy bay có thể dễ dàng cất cánh và sự hãm lại trở nên tốt hơn khi hạ cánh, máy bay luôn tự đối đầu với gió.

Những phi cảng lớn để khi không có gió nổi rõ nét hoặc có hai loại gió nổi nhất có thể có nhiều đường băng hoặc nhóm các đường băng, mỗi hướng một lối khác nhau. Khi có hai đường trục, nó có thể vuông góc nếu như hướng gió không được nổi lên rõ nét, để tìm dược hướng gió gần như đối mặt với gió. Nếu như có hai loại gió được nhận dạng, các hướng của đường băng được đánh dấu góc giữa các hướng gió. Bằng một cách đặc biệt, người ta có thể tìm thấy những phi cảng hoặc nhiều hướng đường băng cùng tồn tại với góc 60 độ.

Trong trường hợp phi cảng gồm nhiều đường băng hoặc nhóm các đường băng, những đường băng của hướng này sẽ ngược chiều với đường băng khác.

Những đường băng được nhận dạng bằng một chữ hai số, biểu thị hướng của chúng bằng chục độ khi vận hành các thiết bị máy bay. Người ta phân chia hướng của đường băng theo độ 10 và làm tròn kết quả bằng đơn vị gần đúng [ví dụ: hướng một đường bay là 124 độ, 124/10 = 12,4 làm tròn là 12. và số đường băng là 12]. Nếu phi cảng có những băng song song, chúng sẽ được phân biệt bằng chữ L [cho bên trái] và chữ R [cho bên phải]. Ví dụ đường 12L

Những đường băng được ghép lại bằng đường lưu thông khác nhau, có những đường dành cho máy bay, lại có những đường khác dành riêng cho dịch vụ vận chuyển hay cứu trợ.

Một nhà ga sân bay

Những sân bãi

Sân bãi trong phi cảng là nơi để máy bay dừng lại để lưu chuyển hành khách hay hàng hóa lên hoặc xuống máy bay, hoặc để bảo dưỡng.

Bãi đỗ thường được hiểu là để cho các hoạt động diễn ra một cách dễ dàng, đặc biệt ở những phi cảng lớn, những mạng lưới đường ngầm dưới đất cho phép chuyển chất đốt trực tiếp đến chân máy bay. Một chiếc xe tải sẽ đảm bảo điều đó khi mà ống dẫn giữa điểm tiếp tế gần nhất và máy bay.

Những đường dành riêng cho máy bay đỗ lại để những hoạt động vận chuyển dĩ nhiên sẽ nằm ở việc trao đổi ở ga sân bay. Thường thường, hệ thống lối đi cho phép hành khách vào trực tiếp đến cửa của cabin sau đó vào ga sân bay, không có đường xuống bãi đỗ. Ngoại lệ, bãi đỗ quá đông, hành khách sẽ quá cảnh đến máy bay bằng xe bus hoặc minibus. Họ sẽ lên máy bay bằng cầu thang lưu động.

Những bãi đỗ cho phép các hoạt động tu sửa, bảo quản máy bay [kiểm tra kĩ thuật, bảo dưỡng] được ở vùng phụ cận của nhà để máy bay.

Đường lưu hành

Đường lưu hành là đường định ranh giới cho phép máy bay di chuyển trên bãi đỗ và đường băng. Chúng thường được xây dựng phức hợp của những tấm beton hoặc được phủ chất bitume, và có thể xác định được vị trí bằng hệ thống tín hiệu màu vàng. Một dải màu vàng định ranh giới đường trung tâm, hai đường màu vàng định đầu mút. Hệ thống tín hiệu trở nên có hiệu quả hơn nhờ những cọc màu xanh.

Tháp giám sát

Bài chi tiết: Điều khiển không lưu

Một tháp điều khiển không lưu.

Tháp giám sát là cơ quan thấy rõ nhất các mạch giám sát trên không. Nó được ví như người giám sát vòm trời hoạt động [controleur du ciel] để dẫn đường cho những pha bay.

Tháp giám sát được bố trí để theo dõi các hoạt động của máy bay trên đường lưu hành và những đường băng. Nó quản lý theo thời tiết, để chọn lựa những đường băng sử dụng và hoạt hóa các cọc tiêu ở dưới đất.

Ga sân bay

Ga sân bay là nơi dành để trao đổi và vận chuyển hàng hóa,hành khách và hành ly của họ, thông thường nó là nơi đặt cửa hàng bán vé máy bay của công ty hàng không, nơi quản lý hành chính,cũng như các dịch vụ bảo đảm an toàn,trạm kiểm tra của hải quan.Ở đó ta cũng có thể tìm thấy được khu bán giảm thuế, các quán bar hay các nhà hàng. Các hành khách vào trong nhà ga để sử dụng máy bay thì phải thực hiện rất nhiều các giai đoạn. Đầu tiên phải mua vé của cửa hàng bán vé thuộc công ty hàng không phải tự đăng ký và gửi hành lý vào khoang để đồ của máy bay,sau đó có thể chờ ở phòng đợi hoặc mua sắm ở khu thương mại.Tiếp đó phải qua một sự kiểm tra an toàn để đi đến phòng chờ máy bay trước khi lên máy bay. Nếu chuyến bay đó là chuyến bay quốc tế, ngoài đăng ký và kiểm tra an ninh, hành khách còn phải qua một sự kiểm tra của cảnh sát hải quan,tùy theo từng trường hợp. Khi máy bay đã hạ cánh, hành khách sẽ lấy lại hành ký của mình tại khoang để đồ. Nếu là chuyến bay quốc tế, hành khách sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra về việc nhập cư trước khi đến phòng giao hành lý.

Hàng hóa và hành lý

Những nguyên nhân chính đáng báo động có bom ở trong những kiện hàng bị vứt bỏ là do sự khinh suất hay có ý đồ xấu của những kẻ kích động thường được chế tạo như những món quà để gây nhiều thiệt hại.

Các vấn đề môi trường

Tiếng ồn máy bay là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân cư xung quanh, đặc biệt là lúc máy bay hạ cánh và cất cánh. Máy bay thải ra một lượng chất thải lớn khi hạ cánh và cất cánh nên lượng chất thải ở sân bay là rất nhiều gây nên các bệnh về đường hô hấp.

Xem thêm

  • Danh sách các sân bay ở Việt Nam

Tham khảo

  1. ^ Lappeenranta Aiport [bằng tiếng Anh]
  2. ^ “Sân bay Việt Nam”.
  3. ^ “Vietnam tránporter airport”.

Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sân bay.
  • Sân bay - Liên minh châu Âu Lưu trữ 2008-06-17 tại Wayback Machine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sân_bay&oldid=68252325”

Video liên quan

Chủ Đề