Cao đài tiên ông là ai

Nếu bạn là người yêu thích tín ngưỡng chắc chắn đã từng nghe nói đến Đạo Cao Đài hay còn gọi là Đạo Trời. Theo nghĩa đen tên gọi Cao Đài tức là chỉ “một nơi cao”. Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng là nơi cao nhất có Thượng đế đang ngự trị. Để hiểu rõ hơn về Đạo Cao Đài là gì, đạo cao đài thờ ai mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Đạo Cao Đài là gì?

Đạo Cao Đài được biết đến là một tôn giáo độc thần. Nói về nguồn gốc Đạo Cao Đài thì vào thế kỷ thứ XX đạo này được thành lập tại Miền Nam nước ta. Tên gọi đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tá. Đạo Cao Đài thờ ai là một trong những thắc mắc của nhiều người. Những tín đồ, chức sắc Đạo Cao Đài lập ra để thờ tượng Thượng Đế. Bởi họ tin rằng người đã sáng lập ra các tôn giáo và tất cả mọi thứ ở vũ trụ này.

Đạo Cao Đài ở Tây Ninh – Việt Nam

Mọi hoạt động từ giáo lý, biểu tượng và những tổ chức đều được Đức Cao Đài chỉ định. Cao Đài được cho là một tôn giáo mới, nó tập hợp nhiều yếu tố đến từ tất cả các tôn giáo lớn ở Việt Nam, bao gồm cả Phật Giáo. Thậm Chí Đạo này còn thờ phụng những nhà chính trị gia tài ba cùng nhiều thành phần khác. Vì vậy khi có người hỏi Đạo Cao Đài thờ những vị nào thì được hiểu đầu tiên là Thượng Đế, sau đó mới tới các thành phần khác nói chung những người góp công lớn trong cuộc sống xã hội.

Các tín đồ trong đạo thực hiện những điều lệ cơ bản trong đạo như sống lương thiện, không sát sinh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, ông bà. Điều đó được thể hiện thông qua việc ăn chay, niệm phật mỗi ngày. Tất cả đều mong muốn đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho muôn loài. Mục tiêu cuối cùng là đưa vạn vật thoát khỏi vòng luân hồi về nơi thiên giới.

Đạo Cao Đài thờ nhiều thành phần bao gồm cả các vị Phật Tổ như Phật Thích Ca. Quý vị có nhu cầu tìm hiểu về Phật Thích Ca Mâu Ni ấn vào đây để tham khảo ngay!

Những giáo lý cơ bản của Đạo Cao Đài

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết về Đạo Cao Đài thờ những vị nào rồi phải không. Các tín đồ của đạo này tin rằng Thượng Đế là đấng tối cao, sáng lập ra vũ trụ. Theo thời gian, tùy theo địa phương cụ thể, Ngài sẽ hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời gian và địa điểm. Theo đó, Đạo Cao Đài được phân thành 3 kỳ phổ độ bao gồm 3 nhánh khác nhau.

Những giáo lý cơ bản của Đạo Cao Đài

Cụ thể như sau:

  • Nhất kỳ Phổ độ: Đây là thời kỳ đầu tiên hình thành nên các tôn giáo lớn là Phật Giáo, Nho Giáo, Kỳ Na giáo, Lão Giáo. Thượng Đế đã phó thác cho những đệ tử đầu tiên của mình truyền đạo cho dân chúng.
  • Nhị kỳ Phổ độ: Đây là thời kỳ để chấn hưng tất cả các nền tôn giáo có mặt trên thế giới. Sau một thời gian phổ độ, các giáo lý đã không truyền dạy đúng những nguyên lý mà Thượng Đế mong muốn. Do đó, Một lần nữa Thượng Đế lại truyền dạy cho các đệ tử của mình ở khắp nơi trên thế giới. Và hình thành nên Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Tiểu thừa….Nhờ thế mà các tôn giáo trong thời kỳ này được chấn hưng và phát triển rất mạnh mẽ. Nó vượt qua những rào cản của vùng miền, quốc gia.
  • Tam kỳ Phổ độ: Ở thời kỳ này, mọi tôn giáo có mặt trên thế giới đều được Thượng Đế hợp thành một giáo duy nhất. Và người sẽ trực tiếp điều hành và cai quản. Đây cũng chính là lý do mà nhiều tín đồ trong tôn giáo gọi là “Đạo Thầy”. Ý muốn ám chỉ rằng họ là những người được học đạo trực tiếp từ Thượng Đế.
Khu chính điện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao [tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu]. Khách không được vào chính giữa tham quan, chụp hình mà chỉ nhìn chính điện từ hai bên.

Thờ cúng Đạo Cao Đài tập trung nhỏ lẻ ở một số khu vực nhất định. Nếu quý vị muốn thờ cúng các vị thần linh tại nhà cần phải biết thêm về văn khấn thần linh. Ấn vào đây tham khảo ngay!

Bàn thờ Đạo Cao Đài

Sau khi tìm hiểu về lịch sử Đạo Cao Đài. Nếu muốn nhập môn, các tín đồ phải lập bàn thờ để thờ tự Đức Cao Đài. Bàn Thờ Đạo Cao Đài được gọi với cái tên là Thiên Bàn. Vị trí đặt Thiên Bàn có thể là cùng với bàn thờ gia tiên của tín đồ. Hoặc có thể đặt ở một nơi riêng rẽ, trang nghiêm trong từng gia đình.

Bàn thờ Đạo Cao Đài tại tòa tháp ở Tây Ninh

Bàn Thờ Đạo Cao Đài người ta thường lập bằng gỗ và đóng thành hai tầng. Trên bàn phải bày biện đầy đủ 9 món và được xếp thành 3 hàng ngang. Cụ thể như sau:

Sơ đồ bài trí bàn thờ Đạo Cao Đài

1. Thánh Tượng Thiên Nhản. 2. Ðèn Thái Cực. 3.Trái Cây. 4. Bông. 5. Nước trà [để bên hửu ấy là Âm]. 6 –  7 – 8. Ba ly rượu 9. Nước trắng [để bên tả ấy là Dương]. 10 và 12 Hai cây đèn.

11. Lư hương.

Một tôn giáo do những người Việt ở Nam Kỳ sáng lập.

Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới phát triển gần 100 năm nay. Tôn giáo này bắt nguồn từ một hoạt động đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn là cầu cơ và chấp bút.

Đạo Cao Đài ra đời vào những năm 1920 từ các buổi cầu cơ của một số công chức người Việt ở Sài Gòn. Từ những đàn cơ này đã hình một tôn giáo mới với triết lý độc đáo.

Đạo Cao Đài không có một giáo chủ bằng xương thịt như nhiều tôn giáo khác. 

Theo lịch sử của tôn giáo này, đạo Cao Đài lúc khai sinh có 13 tín đồ nhận thông điệp của một đấng tối cao là “Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát”. Theo đó, đấng tối cao này sẽ thông qua cơ bút [cầu cơ và chấp bút] để hướng dẫn tín đồ phát triển đạo Cao Đài trong những ngày đầu thành lập.

Cụm danh xưng “Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát” thể hiện sứ mệnh của đạo Cao Đài là dung hợp Tam Giáo [trở về nguồn gốc chỉ có một tôn giáo]: Cao Đài là đại diện cho Nho giáo, Tiên ông là đại diện cho Lão giáo, Đại bồ tát Ma ha tát là đại diện cho Phật giáo. Đấng tối cao này của đạo Cao Đài còn được gọi là “Ngọc Hoàng Thượng Đế” hay “Đức Chí Tôn”.

Tín đồ của đạo Cao Đài tin rằng “Ngọc Hoàng Thượng Đế” là người tạo ra vũ trụ, loài người và các tôn giáo. Vì vậy, sứ mệnh của Cao Đài ngoài đưa ba tôn giáo trở về một gốc thì còn có hiệp nhất năm đạo lớn thành một: Phật Đạo [đại diện là Phật Thích Ca], Tiên đạo [đại diện là Lý Bạch], Thánh đạo [đại diện là Jesus Christ], Thần đạo [đại diện là Khương Tử Nha] và Nhơn đạo [bao gồm bảy cái ngai sơn son thếp vàng đặt trong nơi cử hành nghi lễ ở Tòa Thánh Tây Ninh – còn gọi là Cửu Trùng Đài – dành cho bảy chức sắc cao cấp của đài này].

Những nhân vật được đạo Cao Đài thờ phượng và 7 cái ngai ở Cửu Trùng Đài trong tranh thờ của đạo này thể hiện tính mở, hòa hợp nhiều tôn giáo với sứ mệnh “Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Ảnh: Caodai.net.

Chính vì hai sứ mệnh trên mà đạo Cao Đài nhận mình là đạo cứu rỗi loài người lần thứ ba. Bạn dễ thấy dòng chữ “Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ” được đặt trang trọng trước cửa chính vào Tòa Thánh Tây Ninh, hay ở bất kỳ tòa thánh nào của đạo này.

Kỳ phổ độ thứ ba này xuất phát từ niềm tin “Ngọc Hoàng Thượng Đế” đã tạo ra ba kỳ cứu rỗi loài người. Hai kỳ trước “Đức Chí Tôn” đã cho sự xuất hiện của những nhân vật đại diện cho Nhơn Đạo là Văn Tuyên Đế Quân rồi đến Khổng Tử; Tiên Đạo là Hồng Quân Lão Tổ rồi đến Lão Tử; và Phật Đạo là Nhiên Đăng Cổ Phật rồi đến Thích Ca.

Nhưng đến thời kỳ thứ ba thì ba tôn giáo này sẽ trở lại nguồn gốc của nó là một đạo duy nhất là đạo Cao Đài.

Đạo Cao Đài là một tôn giáo có hệ thống giáo lý bài bản, quy định chặt chẽ, tổ chức phức tạp, bao gồm những nghi lễ cầu kỳ, thần bí, nhuốm màu Đạo giáo.

Gốc rễ sự ra đời của Cao Đài Giáo đã bắt nguồn phần lớn từ những biến cố của miền đất phóng khoán vừa được khẩn hoang Nam Kỳ Lục Tỉnh.

Nam Kỳ – miền đất đa tín ngưỡng

Đất Nam Bộ ngày nay, ngày xưa gọi là Nam Kỳ, được tạo dựng nhờ những người khẩn hoang từ thế kỷ XVII. Từ đó đến đầu thế kỷ XX, Nam Kỳ đã dung nạp những người khẩn hoang can đảm đến từ nhiều địa phương, mang theo văn hóa, tín ngưỡng khác nhau đã tạo nên một vùng đất cởi mở, dễ chấp nhận sự khác biệt.

Khi người Pháp chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX. Lúc đó, Nam Kỳ đã là một vùng đất đa tín ngưỡng, người Khmer theo Phật giáo tiểu thừa; người Chàm theo ảnh hưởng của Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo; tín đồ Thiên Chúa giáo lánh nạn diệt đạo của triều đình; những người Hoa phản Thanh phục Minh đến chung sống với người Việt đã chịu ảnh hưởng của Tam giáo [Phật giáo, Khổng giáo và Nho giáo], trọng tình nghĩa huynh đệ, trung can nghĩa khí.[1]

Không chỉ duy trì sự hòa đồng về tôn giáo, người dân còn chấp nhận, khám phá những tín ngưỡng mới nhằm chung sống với cảnh loạn ly khi người Pháp cai trị đất Nam Kỳ: Thế Chiến thứ Nhất bùng nổ ở châu Âu, sự cai trị hà khắc của người Pháp, phong trào chống Pháp quyết liệt ở miền Nam, phong trào Duy Tân truyền cảm hứng cải cách xã hội, v.v.

Với tương lai bất ổn như vậy, dân chúng dễ tin vào những thế lực siêu nhiên để an toàn giữa cuộc ly loạn. Hồ Lê đã mô tả niềm tin những người dân Nam Kỳ tin vào thế lực siêu nhiên như sau: “Trong bối cảnh [chiến tranh, nghèo đói, áp bức] như vậy, người dân Nam Bộ [Nam Kỳ] tự nhiên phải tin tưởng nhiều vào sự hên, xui, may, rủi. Và để khỏi bị xui, bị rủi thì họ phải khấn vái, cầu xin sự phò hộ độ trì của Trời phật, thần linh, tổ tiên ông bà và cả những người ‘khuất mặt’”.[2]

Trong sự xáo trộn đó, phong trào Thông linh học hay “cầu cơ” bắt đầu được phổ biến ở Nam Kỳ nhằm liên lạc với các linh hồn. Việc tiếp xúc với các linh hồn cũng là một phần trong thực hành Đạo giáo. Những đàn cơ được lập dựa trên hướng dẫn trong các cuốn sách Thông linh học của Tây Phương đang thịnh hành lúc bấy giờ. Người Pháp cấm những hoạt động này nhưng dân chúng vẫn âm thầm đến các đàn cơ.[3]

Người cầu cơ thường có ba nhóm chính. Một nhóm hỏi về chuyện thời sự để biết tương lai của đất nước. Nhóm khác thì mượn đàn cơ để mua vui, nhận các bài thi phú. Nhóm còn lại đông đảo hơn cả là tầng lớp bình dân, họ cầu cơ để xin thuốc chữa bệnh, cầu thọ,… Cầu cơ có nhiều thuật khác nhau nhưng phổ biến là xây bàn và dùng ngọc cơ.[4]

Nhà nghiên cứu Lê Anh Dũng sưu tầm được những tài liệu ghi rằng từ năm 1913, trong vài đàn cơ ở một số tỉnh Nam Kỳ đã xuất hiện danh xưng Cao Đài nhưng không được chú ý. Mãi đến những năm 1920 thì đạo Cao Đài mới có được những môn đồ đầu tiên.

Hai tín đồ Cao Đài đang nâng một đại ngọc cơ dùng trong các đàn cơ của đạo Cao Đài vào tháng 7/1948. Ảnh: Tạp chí LIFE.

Những môn đồ đầu tiên – họ là ai?

Khi phong trào Thông linh học phổ biến ở miền Nam, năm 1925, Sài Gòn có một nhóm công chức người Tây Ninh bị hấp dẫn bởi thuật xây bàn để nói chuyện với các linh hồn ở phố Hàng Dừa [nay đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1]. Nhóm này được gọi là nhóm Cao-Phạm, gồm các ông Cao Quỳnh Cư, 37 tuổi; Cao Hoài Sang, 24 tuổi; Phạm Công Tắc, 35 tuổi, đều là viên chức của chính quyền thuộc địa.[5]

Sau giờ làm, họ rủ nhau thực hành thông linh học để trò chuyện với những vong hồn, chủ yếu là để giải trí và xin thơ văn. Qua các lần cầu cơ, nhóm này trở nên hứng thú và tin tưởng vào các đàn cơ.[6]

Nhóm Cao-Phạm cầu cơ được một thời gian thì đàn cơ ngày 15/12/1925 xuất hiện một đấng ẩn danh xưng là AĂÂ, sau đó nói danh là Cao Đài và chỉ định ba người này trở thành môn đệ của đạo Cao Đài. Sau đó, qua một đàn cơ khác thì đấng này nhận thêm ông Lê Văn Trung – một quan chức cấp cao từng làm nghị viên trong Hội Đồng Thượng Nghị Viện Đông Dương – làm tín đồ. Tuy nhiên, trước khi bốn người này được đấng tối cao nhận làm tín đồ thì đã có một quan chức người Việt sống trầm lặng được chỉ định trở thành môn đồ đầu tiên của đạo Cao Đài.

Ông Lê Văn Trung [trái] và Phạm Công Tắc [phải] trong lễ phục của đạo Cao Đài và ảnh mặc thường phục. Ảnh của Phạm Công Tắc mặc lễ phục do Tạp chí LIFE chụp năm 1948. Những ảnh còn lại do Walter Bosshard chụp năm 1930.

Vị môn đồ đầu tiên đó chính là ông Ngô Văn Chiêu, sau này là “anh cả” của tất cả tín đồ Cao Đài. Ông Chiêu là người thực hành triết lý Phật giáo Thiền tông của Minh Sư Đạo đã truyền vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, thu hút nhiều tín đồ người Hoa. Đây là phái thờ Phật, tu Tiên, sinh hoạt theo tư tưởng Nho giáo.

Năm 1921, Ngô Văn Chiêu ra Phú Quốc làm chủ quận, ở độ tuổi 43 tuổi. Tại đây, trong một lần cầu cơ, ông đã được đấng tối cao là Cao Đài nhận làm môn đồ đầu tiên. Ông Chiêu tiếp tục tu tập trong ba năm ở Phú Quốc rồi trở về Sài Gòn năm 1924. Trong thời gian ở Phú Quốc, ông Chiêu đã bước đầu xây dựng được cách tu tập, thờ cúng, giáo lý của đạo Cao Đài.

Tranh vẽ ông Ngô Minh Chiêu sinh năm 1878, mất năm 1932. Ông là người “anh cả” của tất cả tín đồ đạo Cao Đài.

Về Sài Gòn, ông Chiêu tiếp tục tục tập theo phương pháp nội giáo tâm truyền [esotericism] đến năm 1926 thì liên kết với Nhóm Cao-Phạm bắt đầu thu nhận tín đồ. Về sau, Ngô Minh Chiêu không cùng nhóm Cao-Phạm hoạt động phổ độ nữa mà tách ra để ẩn tu.

Ngày 7/10/1926, những tín đồ đầu tiên của đạo Cao Đài thông báo thành lập đạo với chính quyền Pháp. Trong bản thông báo bằng tiếng Pháp có 28 chức sắc cao cấp ký tên, đính kèm với danh sách 245 tín đồ. Ông Lê Văn Trung đã mang bản thông báo đến Phủ Thống đốc Nam Kỳ [nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, trên đường Lý Tự Trọng], gửi cho Quyền thống đốc Nam Kỳ Le Fol.[7]

“Thông qua người đồng tử phò loan, Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ truyền cho những người ký tên dưới đây các thánh giáo nhằm mục đích kết tinh và giảng dạy các giáo huấn tốt đẹp của Tam giáo ngày xưa.Nền giáo lý mới sẽ dạy cho dân chúng các điều sau đây:1. Luân lý cao siêu của Đức Khổng Tử.

2. Những đức tính được dạy trong Phật và Lão giáo. Những đức tính này gồm có làm lành lánh dữ, yêu thương nhân loại, sống hòa hiệp, tránh hoàn toàn sự chia rẽ và chiến tranh”, trích bản thông báo gửi với chính quyền thuộc địa Nam Kỳ về thành lập đạo Cao Đài.”

Vì sao đạo Cao Đài phát triển ở Nam Kỳ?

Là một tôn giáo mới thành lập nhưng đạo Cao Đài đã nhanh chóng thu hút được một số lượng lớn tín đồ đến từ khắp các tỉnh Nam Kỳ.

Nhà nghiên cứu Lê Anh Dũng trích tài liệu do Jayne Susan Werner tham khảo từ một báo cáo gửi cho Toàn quyền Đông Dương ngày 14/12/1934 cho thấy đạo Cao Đài đã có từ năm trăm ngàn tới một triệu tín đồ vào năm 1930, lúc đó tổng dân số Nam Kỳ khoảng bốn đến bốn triệu rưỡi người.

Ngoài sự cởi mở, chấp nhận sự đa dạng tín ngưỡng của vùng đất mới khẩn hoang Nam Kỳ thì sự tham gia của các công chức trong đạo Cao Đài đã ít hưởng ít nhiều đến sự hưởng ứng của quần chúng.

Nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng người Nam Bộ tính hay nhút nhát nên những việc vận động quần chúng lớn lao phải có sự tham gia của công chức vì người dân “tin rằng công chức luôn luôn đàng hoàng, không làm quốc sự [làm chính trị]”[8].

Sâu xa hơn, nhà nghiên cứu Jayne S. Werner cho rằng “Đạo Phật và Khổng đã suy thoái [khi Pháp chiếm Nam Kỳ], để lại một khoảng trống văn hóa thuận lợi cho việc sáng lập các giáo thuyết mới nhắm vào mục đích khôi phục nền văn hóa Việt Nam”.[9]

Werner ghi chép rằng sự ra đời của đạo Cao Đài đã trả lại sinh lực cho đạo Phật, Lão và các chi Minh [Minh Sư, Minh Đường…], quy tụ được một số người tu hành của những tôn giáo này cải đạo sang Cao Đài. Ông cũng ghi nhận trước khi các tòa thánh của Cao Đài được xây thì tín đồ đã làm lễ ở các chùa Phật khắp Nam Kỳ.[10]

Một buổi lễ của đạo Cao Đài vào tháng 7/1948 tại Tòa Thánh Tây Ninh. Ảnh: Tạp chí LIFE.

Về mặt luật pháp, theo nhà nghiên cứu Lê Anh Dũng, đạo Cao Đài thuận lợi phát triển trong những ngày đầu cũng một phần do một số luật của nước Pháp được áp dụng ở Nam Kỳ. Là một thuộc địa của Pháp, “Nam Kỳ đã chịu sự chi phối của luật pháp nước Pháp”. Năm 1883, Pháp đã cho áp dụng bộ Hình luật và một số điều khoản của bộ Dân luật trên đất Nam Kỳ.

Sinh hoạt tôn giáo luôn đòi hỏi sự tụ tập của nhiều người có khi lên đến hàng vạn người, dẫn đến quyền tự do hiệp hội là một phần không thể thiếu trong các lễ nghi sinh hoạt của các tôn giáo. Trong khi đó, luật của nước Pháp áp dụng ở Nam Kỳ có nhiều thuận lợi về tự do hiệp hội.

Theo Luật Hiệp hội 1/7/1901, “các hiệp hội có thể tự do thành lập không cần cho phép hay khai báo trước”, nhưng chỉ có năng lực pháp lý sau khi thông báo với chính quyền chi tiết về hiệp hội và cập nhật sự thay đổi của hiệp hội [nếu có] trong mỗi ba tháng.

Thật vậy, bản thông báo thành lập đạo Cao Đài mà ông Lê Văn Trung gửi cho Quyền thống đốc Nam Kỳ đã phản ánh điều này. Văn phong trong bản thông báo không có hề có cảm giác xin cho mà giọng văn hết sức kiên quyết:

“Nhân danh đông đảo những người Việt Nam đã hoàn toàn tán thành những điều nghiên cứu này [nguyên nhân thành lập và sứ mệnh của đạo Cao Đài] và có danh sách kèm theo, những người ký tên dưới đây hân hạnh tuyên bố cho ông biết là chúng tôi sẽ truyền bá cho toàn thể nhân loại giáo lý thiêng liêng này.”

Tin tưởng rằng nền tôn giáo mới này sẽ mang đến cho tất cả chúng ta hòa bình và hòa hiệp, những người ký tên dưới đây yêu cầu ông hãy chính thức tiếp nhận tuyên ngôn của chúng tôi”, trích thông báo gửi chính quyền thuộc địa Nam Kỳ về việc thành lập đạo Cao Đài.

Sau thông báo đó, đạo Cao Đài tổ chức một buổi lễ kéo dài suốt ba tháng để  giới thiệu các chức sắc đầu tiên của Hội thánh Cao Đài và thu nhận tín đồ từ khắp nơi.[11]

Tài liệu đã trích dẫn:[1] Đất Nam Kỳ, Tiền đề văn hoá mở đạo Cao Đài, Lê Anh Dũng [Huệ Khải].[2] Văn hoá Dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, trang 29.[3] Đất Nam Kỳ, Tiền đề pháp lý mở đạo Cao Đài, Lê Anh Dũng [Huệ Khải].[4] Tài liệu đã dẫn, Tiền đề pháp lý mở đạo Cao Dài.[5] Ngô Văn Chiêu người môn đệ Cao Đài đầu tiên, Lê Anh Dũng, NXB Tam Giáo Đồng Nguyên, trang 27.[6] Theo Khảo luận xây bàn & cơ bút trong đạo Cao Đài của Nguyễn Văn Hồng công bố qua Tòa Thánh Tây Ninh, ba ông Cư, Sang, Tắc đều đã kiểm chứng một số thông tin qua các lần mà các vong hồn nhập vào đàn cơ thì thấy đúng. Một lần được tả quân Lê Văn Duyệt nhập vào cơ cho các bài thơ về thời sự.[7] Tài liệu đã dẫn, Đất Nam Kỳ, Tiền đề pháp lý mở đạo Cao Đài, Lê Anh Dũng, trang 32.[8] Miền Nam đầu thế kỷ XX: Thiên địa hội và cuộc Minh tân, Sơn Nam, trang 135.[9] Lê Anh Dũng trích dẫn phân tích của Jayne S. Werner trong tài liệu đã dẫn, Đất Nam Kỳ – Tiền đề văn hoá mở đạo Cao Đài.[10] Lê Anh Dũng trích ý kiến của Jayne Susan Werner trong Đất Nam Kỳ – Tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài.

[11] Tài liệu đã dẫn, Đất Nam Kỳ – Tiền đề pháp lý mở đạo Cao Đài.

Video liên quan

Chủ Đề