Cao tốc Túy Loan Quảng Ngãi dài bao nhiêu km?

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài trên 130km được đưa vào vận hành khai thác từ tháng 9-2018 nhưng chưa có trạm dừng nghỉ khiến không ít lái xe cảm thấy khó khăn khi lưu thông trên tuyến.

Tài xế Lê Văn Đức, chuyên chạy tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cho biết tuyến dài như vậy mà lại không có một trạm dừng nghỉ nào. Nếu muốn dừng nghỉ, một là phải chạy hết tuyến hoặc mệt quá thì phải cho xe ra khỏi cao tốc, nghỉ tạm đâu đó rồi quay lại cao tốc đi tiếp.

Cùng tâm trạng, tài xế Phạm Vĩnh Giang, chuyên chở hàng đi cửa khẩu phía Bắc, cho biết nếu chạy với tốc độ cao từ 80 đến trên 100km/giờ liên tục trong đoạn đường dài 130 km sẽ rất nguy hiểm cho độ an toàn của xe. Vì vậy, phần lớn các tài xế sau khi chạy hết quãng đường này thường dừng xe để bơm và làm mát lốp xe, đồng thời kiểm tra lại các thiết bị xe. Nếu trên cao tốc có trạm dừng nghỉ thì sẽ thuận lợi và an toàn hơn nhiều lần.

Tương tự, tài xế Nguyễn Văn Chuẩn, chạy xe khách tuyến Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất nên xây dựng một trạm dừng nghỉ trên cao tốc để lái xe có thể tiếp nhiên liệu. Trường hợp gặp sự cố lốp xe hay vấn đề kỹ thuật nào khác thì cũng có trạm dừng chân để xử lý. Nếu như lúc đêm khuya, lốp xẹp hoặc có vấn đề gì khác thì không có chỗ sửa chữa, nghỉ ngơi, vệ sinh rất bất tiện.

Theo ông Tô Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Đà Nẵng, Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22-4-2014 về quản lý, khai thác đường cao tốc nêu rõ: trạm dừng nghỉ trên đường là bộ phận công trình của cao tốc. Do đó, cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng cao tốc phải có trách nhiệm đầu tư trạm dừng nghỉ. Theo tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc, khoảng cách 50-60km nên bố trí một trạm phục vụ kỹ thuật thông thường [trạm dừng nghỉ, trạm xăng...] để tài xế, khách nghỉ ngơi, đổ xăng và giải quyết các nhu cầu cá nhân. Chủ đầu tư khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cao tốc sẽ xem xét vị trí trạm dừng nghỉ, bảo đảm cự ly, khoảng cách. Như vậy, với tiêu chuẩn trên, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi phải có trạm dừng nghỉ để sửa chữa phương tiện, tiếp xăng, dầu... Song, qua 4 năm đưa vào khai thác, chủ đầu tư là Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vẫn chưa xây dựng được trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc này.

Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Lê Văn Lâm cho biết, trạm dừng nghỉ là một hạng mục của các dự án đường cao tốc, khi xây dựng chủ trương và phê duyệt dự án, các tuyến cao tốc đều phải xây hạng mục trạm dừng nghỉ. Tuy nhiên, việc cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không có trạm dừng chân, trạm xăng nào khiến các tài xế và người dân băn khoăn, lo lắng vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho lái xe... Trước thắc mắc này, đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thông tin, hiện nay đơn vị đã thuê tư vấn để lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho trạm dừng nghỉ. Trạm dừng nghỉ này sẽ được thiết kế bao gồm cả cây xăng, trạm sạc điện.

“Chúng tôi dự định phối hợp với tỉnh Quảng Nam làm trung tâm phân phối hàng hóa ở trên trạm dừng nghỉ vì diện tích cũng tương đối rộng”, vị đại diện này cho hay.

Dự án cao tốc La Sơn – Túy Loan [đoạn La Sơn – Hòa Liên: từ Km 0 đến Km 66] nối Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng chính thức thông xe vào 16.04.2022. 

Cùng SmartRealtors tìm hiểu tiến độ công trình này nhé!

Tổng quan dự án hạ tầng cao tốc La Sơn – Túy Loan nối Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng

Dự án hạ tầng cao tốc La Sơn – Túy Loan khởi công vào cuối năm 2013, có tổng mức vốn gần 12.000 tỷ đồng, nằm trong dự án đường Hồ Chí Minh trùng với quy hoạch tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam xuyên qua vườn quốc gia Bạch Mã, được đầu tư theo hình thức BT [xây dựng chuyển giao] và theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

Bản đồ vị trí cao tốc La Sơn – Túy Loan nối Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng

Cao tốc La Sơn – Túy Loan có tổng chiều dài 77,5km, quy mô gồm 36 cầu và hầm chui thuận lợi cho động vật qua lại; điểm đầu tại ngã ba La Sơn [huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế] và điểm kết thúc tại nút giao Túy Loan [huyện Hòa Vang, Đà Nẵng], nối với đầu tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Dự án này giúp phương tiện lưu thông nhanh, an toàn thay vì đi trên Quốc lộ 1.

Cao tốc La Sơn – Túy Loan đi xuyên qua vườn quốc gia Bạch Mã

Diện tích đất rừng chuyển cho dự án cao tốc trên 25ha 

Cao tốc nối Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng có 2 giai đoạn chính: đoạn La Sơn – Hòa Liên từ Km 0 – Km 66 với quy mô 2 làn xe [theo quy mô đường cấp III], nền đường rộng 12m và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống biển hiệu, hàng rào, hầm chui dân sinh, không có giao cắt cùng mức; còn lại 11,5km đoạn Hòa Liên – Túy Loan từ Km 66 – Km 77 + 472.04 giữ nguyên đường hiện trạng thuộc Quốc lộ 1A. Vào giai đoạn 2, dự án sẽ được mở rộng lên 4 làn xe với mặt đường rộng khoảng 24m, tương đương với cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng.

  • Giai đoạn 1 [đoạn La Sơn – Hòa Liên] vay vốn ngân hàng Nhật Bản có bảo lãnh Chính phủ, khoản vay 510 triệu USD tương đương phần vốn Nhà đầu tư phải huy động để thực hiện dự án khoảng 10.500 tỷ đồng. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 với bề rộng mặt đường 12m, quy mô quy mô 2 làn xe và tốc độ di chuyển là 60 – 80 km/giờ. Xe máy bị cấm lưu thông ở khu vực này. 
  • Giai đoạn 2 [đoạn Hòa Liên – Túy Loan]: Sau nhiều năm thi công và gặp các vấn đề trong việc giải phóng mặt bằng, đoạn tuyến tách ra và được đầu tư bằng nguồn vốn trung hạn dự tính tổng vốn lên đến 2.100 tỉ đồng giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT. 

Theo BQL dự án đường Hồ Chí Minh [chủ đầu tư cao tốc La Sơn – Túy Loan], dự án cao tốc theo kế hoạch sẽ thông xe cuối năm 2018, đưa vào khai thác từ năm 2020. Tuy nhiên, công trình chậm tiến độ do nhiều lần điều chỉnh phê duyệt, vướng mắc giải phóng mặt bằng, xử lý một số điểm bị sạt lở do mưa lũ và thiếu vốn. Dự kiến quý II/2021, toàn tuyến cao tốc sẽ thông xe sau khi nghiệm thu và được Nhà nước chấp thuận cho khai thác.

Đường Hồ Chí Minh là 1 trong 4 con đường giao thông huyết mạch, chạy từ Bắc vào Nam dải đất hình chữ S.

Với tổng chiều dài 3.183km, trong đó tuyến chính dài khoảng 2.499km, tuyến phía Tây dài khoảng 684km, đường Hồ Chí Minh kéo dài từ Pác Pó [Cao Bằng] đến Đất Mũi [Cà Mau], đi qua 28 tỉnh, TP khi đưa vào khai thác, sử dụng đã trở thành “mạch máu” giao thông quan trọng.

Tiến độ cao tốc La Sơn – Túy Loan mới nhất

Ngày 16.4.2022, tuyến đường cao tốc La Sơn – Túy Loan [đoạn La Sơn – Hòa Liên] chính thức được thông xe theo công bố của đại diện Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh. Qua kiểm tra, rà soát, tuyến cao tốc đoạn La Sơn – Hòa Liên đã đảm bảo đầy đủ các điều kiện nên chính thức được đưa vào khai thác dưới sự giám sát, điều tiết của Cục QL đường bộ 2, Cục QL đường bộ 3.

Theo dự kiến, đoạn cao tốc La Sơn – Hòa Liên chính thức được thông xe vào ngày 12.4 vừa qua. Tuy nhiên, vì một số vấn đề cần xử lý, trong đó phải kiểm tra lại điểm sụt trượt tại Km 25 với khối lượng đất đá khoảng 150.000m3 nên lùi việc khai thác vào hôm 16.4.

Hầm Mũi Trâu

Bên trong hầm Mũi Trâu

Hai bên tuyến đường La Sơn – Túy Loan là phong cảnh xanh mát

Bất động sản dọc đường cao tốc La Sơn – Túy Loan nối Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng sẽ ra sao?

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM [HoREA] cho rằng, nơi nào có hạ tầng phát triển mạnh mẽ sẽ kéo theo sự phát triển bứt tốc giá trị thị trường bất động sản.

Hàng loạt công trình hạ tầng giao thông huyết mạch đã và đang được đầu tư thời gian qua góp phần khơi thông sự phát triển cho miền Trung – Tây Nguyên, tạo ra các trục liên kết xuyên suốt giữa khu vực và hai đầu đất nước.

Đơn cử, hầm đường bộ Đèo Cả, hầm đường bộ đèo Cù Mông, hầm đường bộ Hải Vân,… sẽ kết nối, đồng bộ với các tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, tuyến ven biển, cao tốc Bắc – Nam đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp tiếp tục mở ra cho miền Trung nhiều cơ hội liên kết, giao thương thông suốt.

Cùng với đó, dự án đường cao tốc La Sơn – Túy Loan hoàn thành đưa vào khai thác sẽ khớp nối toàn tuyến cao tốc từ Thừa Thiên Huế vào Đà Nẵng – Quảng Ngãi, hòa nhập với tuyến đường xuyên Á, hoàn thiện một phần tuyến chính của đường Hồ Chí Minh và từng bước hoàn thiện hệ thống đường cao tốc Việt Nam.

Bên cạnh đó, đường cao tốc La Sơn – Túy Loan khi đưa vào sử dụng sẽ phá thế “độc đạo” của tuyến đường bộ qua hầm Hải Vân, giải quyết ngập lụt, giảm tải lưu lượng phương tiện lưu thông và các sự cố trên Quốc lộ 1A qua khu vực này.

Ngoài ra, cao tốc này còn góp phần tạo mạng lưới giao thông huyết mạch, liên hoàn và góp phần kết nối cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, khu vực miền Trung – Tây Nguyên,…

Người dân trú huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng cho hay, từ khi có dự án, giá trị bất động sản ở huyện Hòa Vang và vùng lân cận tăng lên rất nhiều so với trước đây. Nhờ có cao tốc nên các tuyến đường gom, đường dân sinh cũng được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang hơn.

Chủ Đề