Câu hỏi trắc nghiệm môn tâm lý học trẻ em lứa tuổi mẫm non

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

PHẦN I – TÂM LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

[TỪ LỌT LÒNG ĐẾN 6 TUỔI]

CHƯƠNG I

NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC TRẺ EM

I. Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của tâm lý học trẻ em, mối liên hệ của tâm lý học trẻ em với các khoa học khác

1. Đối tượng của tâm lý học trẻ em

Những đặc điểm và quy luật phát triển tâm lý học trẻ em là đối tượng của tâm lý học trẻ em. Tâm lý học trẻ em nghiên cứu những sự kiện và quy luật phát triển hoạt động, phát triển các quá trình và phẩm chất tâm lý, và sự hình thành của trẻ trong sự phát triển của nó.

Tâm lý học ở lứa tuổi mầm non là một bộ phận của tâm lý học trẻ em. Nó nghiên cứu những quy luật, những đặc điểm lứa tuổi của các quá trình tâm lý, những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội, những nhân tố chủ đạo của sự phát triển tâm lý, v.v… của trẻ em lứa tuổi mầm non.

2. Nhiệm vụ của tâm lý học trẻ em

Nhiệm vụ quan trọng của tâm lý học trẻ em là làm sáng tỏ các quy luật và đặc điểm của sự phát triển, tìm hiểu những nguyên nhân quy định sự phát triển đó. Thế nên cần phải phân tích chu đáo tất cả những điều kiện, yếu tố, hoàn cảnh quy định sự phát triển của trẻ trong sự tác động tương hỗ giữa chúng, phân tích những mâu thuẫn xảy ra một cách có quy luật trong quá trình đứa trẻ chuyển từ trình độ phát triển này sang trình độ khác và được giải quyết trong quá trình phát triển của trẻ như thế nào.

Con người trở thành “người” không bằng cơ chế di truyền sinh học mà bằng cơ chế lĩnh hội văn hóa. Thế nên tích cực hoạt động của trẻ dưới ảnh hưởng của giáo dục do người lớn tiến hành đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài ra tâm lý học trẻ em cũng nghiên cứu những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ em ở các giai đoạn phát triển khác nhau, yếu tố di truyền… nhằm tìm ra cơ sở khoa học tự nhiên của sự phát triển tâm lý.

3. Ý nghĩa của tâm lý học trẻ em

Sự phát triển tâm lý của trẻ có nguồn gốc, động lực bên trong là việc nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa mong muốn và khả năng, giữa cái đã biết và cái chưa biết, cái làm được và cái không làm được trong quá trình trẻ khám phá thế giới xung quanh là những mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Sự phát triển tâm lý cũng là một dạng vận động và động lực của nó là các mâu thuẫn. Những bước nhảy vọt trong phát triển tâm lý là kết quả của sự tích lũy về kinh nghiệm, hiểu biết trên cơ sở hoạt động và giao tiếp. Sự chuyển sang một chất lượng mới chỉ có được do sự kế thừa những trình độ phát triển đã có.

Tâm lý học đại cương – khoa học về các đặc điểm và quy luật về tâm lý chung của con người – có mối quan hệ mật thiết với tâm lý học trẻ em. Tâm lý học đại cương không thể chỉ nghiên cứu con người trưởng thành mà không biết những quá trình và thuộc tính tâm lý người lớn đã nảy sinh và phát triển như thế nào. Nhiều quy luật tâm lý ở người lớn sẽ không thể hiểu được nếu không nghiên cứu nguồn gốc phát sinh của chúng.

Những thành tựu giải phẫu và sinh lý lứa tuổi luôn được tâm lý học trẻ em sử dụng. Hoạt động bình thường của hệ thần kinh là điều kiện hết sức quan trọng của sự phát triển tâm lý. Nếu không có sự hoàn thiện về hoạt động của não và hệ thần kinh thì không thể có sự phát triển bình thường về tâm lý.

Sự hiểu biết những đặc điểm và quy luật của sự phát triển tâm lý trẻ em giúp nhà giáo dục có phương pháp giáo dục có hiệu quả cho từng lứa tuổi nhất định, và hơn nữa cho từng em trên cơ sở vận dụng những hiểu biết này vào việc theo dõi, giáo dục các em. Những phương pháp giáo dục trên cơ sở những thành tựu của tâm lý học trẻ em không những nhằm bảo đảm cho sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ đạt hiệu quả cao mà còn nhằm phát hiện những tiềm năng về trí tuệ cũng như những chức năng tâm lý cao cấp khác ở mỗi lứa tuổi.

Hiểu tâm lý học trẻ em còn làm cho bản thân nhà giáo dục trở nên hoàn thiện hơn. Người có kiến thức tâm lý học sẽ là người biết quan sát tinh tế, hiểu trẻ, có cơ sở để khắc phục những thiếu sót và phát triển những khả năng của bản thân để hình thành và phát triển những phẩm chất năng lực tốt đẹp cho trẻ. Bởi vậy tâm lý học được coi là bộ môn khoa học cơ bản giữ vị trí trung tâm trong các khoa học giáo dục mầm non.

II. Phương pháp của tâm lý học trẻ em

1. Các nguyên tắc chỉ đạo phương pháp

Phương pháp rất quan trọng đối với một công trình nghiên cứu. Phương pháp là sản phẩm của khoa học, đồng thời là công cụ của khoa học.

Trong nghiên cứu trẻ em, việc sử dụng các phương pháp cần chú ý những nguyên tắc sau:

1.1. Phải coi hoạt động là nguồn gốc của toàn bộ nền văn hóa loài người, của thế giới tinh thần của con người.

1.2. Phải tính đến tính chất tổng thể, hoàn chỉnh, trọn vẹn của đối tượng nghiên cứu.

1.3. Muốn thấy được tính chất tổng thể hoàn chỉnh, trọn vẹn của đối tượng nghiên cứu phải xếp hiện tượng nghiên cứu vào hệ thống đó. Theo quan điểm hệ thống, bất cứ một hiện tượng nào để được nghiên cứu theo các thứ bậc khác nhau. Nghiên cứu tâm lý là phân tích tâm lý ở các bậc. Có thể là các bậc: cử động, thao tác, hoạt động; hoặc các bậc: cá thể, nhân cách.

1.4. Cần nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong sự nảy sinh, biến đổi và phát triển của nó. Các hiện tượng tấm lý không bất biến, nhưng cũng có tính ổn định trnog một thời điểm nhất định, trong những điều kiện nhất định.

2. Các phương pháp nghiên cứu

Những sự kiện về đời sống tâm lý của trẻ em rất phong phú, nó được thể hiện thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Nhưng cũng chính vì vậy, trong ấn tượng hằng ngày nó dễ bị lẫn lộn giữa cái thứ yếu và cái chủ yếu, lẫn lộn giữa những phỏng đoán với những sự kiện thực. Trong khi đó khoa học cần đến những sự kiện khách quan và đáng tin cậy, có nghĩa là những sự kiện phản ánh thực sự trạng thái bên trong của trẻ.

Những phương pháp cơ bản của tâm lý học trẻ em là quan sát và thực nghiệm.

2.1. Quan sát

Là phương pháp dùng để theo dõi và ghi chép một cách có mục đích và có kế hoạch những biểu hiện đa dạng của hoạt động tâm lý của trẻ mà họ nghiên cứu cùng những điều kiện, diễn biến của nó trong đời sống tự nhiên hằng ngày.

Ưu điểm của phương pháp này là thu nhập những sự kiện về hành vi tự nhiên, những sự kiện diễn ra trong cuộc sống bình thường hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, phải làm thế nào để trẻ hành động một cách tự do, tự nhiên. Có như thế nhà nghiên cứu mới thu được những tài liệu đúng thực sự.

Do đặc điểm của quan sát, trong quá trình quan sát nhà nghiên cứu chỉ có thể theo dõi được những biểu hiện bên ngoài của tâm lý của trẻ trên những hành động, cử chỉ, điệu bộ, lời nói, v.v… mà những điều này chỉ là những tự liệu bề ngoài để nhà nghiên cứu tìm đến cái bên trong là những quá trình, trạng thái, phẩm chất tâm lý. Có những hành vi khác nhau thể hiện một tâm trạng giống nhau, và ngược lại những hành vi giống nhau lại thể hiện tâm trạng khác nhau. Vì vậy, cái khó lớn nhất trong việc quan sát là không những phải nhận xét chính xác mà còn phải lý giải đúng đắn những điều quan sát được.

Hạn chết: chỉ quan sát hành vinh của trẻ nhà nghiên cứu không thể tác động, can thiệp vào đối tượng mình nghiên cứu. Vì vậy, nhà nghiên cứu chỉ thụ động chờ đợi những hiện tượng tâm lý diễn ra. Phương pháp này cần nhiều thời gian và cũng khá công phu.

Quan sát diễn ra trong thời gian dài và kết quả quan sát thường được ghi lại dưới hình thức nhật ký. Nhật ký loại này rất quan trọng và được nhiều nhà tâm lý lớn sử dụng để phát hiện những quy luật tâm lý của trẻ. J. Piaget từ những quan sát tỉ mỉ trên 3 người con của mình đã phát hiện ra 6 giai đoạn trong sự hình thành trí tuệ ở trẻ em từ 0 đến 15 tuổi. V. Stern dựa vào những quan sát phong phú của vợ chồng ông về 3 đứa con từ lúc sơ sinh đến 5 – 6 tuổi đã xác định những mức độ phát triển theo lứa tuổi về tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ, tình cảm và ý chí.

Ngày nay, một số dụng cụ, máy móc [máy chụp ảnh, quay phim, ghi âm…] thường được sử dụng trong phương pháp quan sát.

2.2. Thực nghiệm

Tích cực hơn quan sát, thực nghiệm là phương pháp mà người nghiên cứu chủ động làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý mà mình cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra những điều kiện nhất định.

Ví dụ, như J. Piaget muốn tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ tuổi mẫu giáo, ông đã làm nhiều thực nghiệm, trong đó có những thực nghiệm sau:

1] Lấy 6 đồng xu tròn xếp dàn hàng ngang, lấy 6 đồng xu tròn khác xếp thành hàng thứ hai kéo dài hơn. Hỏi trẻ hàng nào nhìeu hơn, ít hơn hay bằng nhau.

2] Lấy một cốc nước rót vào một cái lọ hẹp, nước lên đến một độ cao nhất định. Cũng cốc nước ấy nhưng khi rót vào lọ thứ hai rộng hơn, mực nước sẽ thấp hơn ở lọ thứ nhất. Hỏi trẻ bên nào nước nhiều hơn, ít hơn hay bằng nhau.

Sau khi tiến hành thực nghiệm trên ở trẻ, ông thấy hầu như tất cả trẻ em 4 – 5 tuổi đều trả lời: hàng thứ hai nhiều hơn; lọ thứ nhất nhiều nước hơn. Từ những kết quả của nhiều thực nghiệm như kiểu trên, ông rút ra nhận xét: Tư duy của trẻ lứa tuổi này mang tính chất trực giác, chủ quan.

Có hai loại thực nghiệm:

1] Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: phòng thí nghiệm có những máy ghi nhận những thay đổi trong hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ cơ…. Có những máy đo chính xác thời gian, cường độ, tốc độ và hướng vận tốc của người được nghiên cứu, những quá trình hưng phấn và ức chế trên vỏ não dưới ảnh hưởng của một tác động nhất định của trẻ. Tuy nhiên, những thực nghiệm này có thể khiến trẻ bối rối, lúng túng, hoặc từ chối cộng tác. Để khắc phục tình trạng này, người ta tiến hành thực nghiệm dưới hình thức trò chơi hay những hoạt động như vẽ, nặn tượng…

2] Thực nghiệm tự nhiên: được tiến hành trong những điều kiện bình thường của quá trình dạy học – giáo dục. Người nghiên cứu đóng vai trò người nuôi dạy trẻ, trực tiếp tổ chức một hoạt động nào đó cho các em. Các em hăng say chơi một đồ chơi hoặc làm những bài tập được đề ra cho mình mà không biết mình đang được nghiên cứu. Chính vì vậy, trẻ bộc lộ chân thực những đặc điểm tâm lý của mình.

Hình thức đặc biệt của thực nghiệm tự nhiên là thực nghiệm hình thành. Để nghiên cứu sự phát triển của quá trình và phẩm chất tâm lý nào đó, người ta dạy trẻ nhằm hình thành hay hoàn thiện các quá trình và phẩm chất tâm lý đó. Trước khi thực nghiệm hình thành, người nghiên cứu cho trẻ làm một thực nghiệm có tính đo nghiệm để xem đối tượng nghiên cứu đang ở trình độ phát triển nào. Tiếp theo là thực nghiệm hình thành nhàm tạo ra ở trẻ một trình độ phát triển mới như giả thuyết nêu ra. Cuối cùng lại cho trẻ làm thực nghiệm giống như ban đầu. Quá trình thực nghiệm tác động đem lại kết quả tốt nêu như kết quả thu được của lần đo nghiệm cuối cao hơn đo nghiệm đầu và ngược lại. Nếu kết quả như nhau có nghĩa là những tác động hình thành của người nghiên cứu không có hiệu quả. Lần đo nghiệm đầu tiên được gọi là thực nghiệm kiểm tra.

2.3. Trắc nghiệm [test]

Là phép thử tâm lý gồm những bài toán, những câu hỏi được chuẩn hóa dưới hình thức lời nói, hình ảnh, việc làm. Thông qua việc trả lời những bài toán, câu hỏi đó, nhà nghiên cứu xét đoán trình độ phát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ.

Trắc nghiệm có những dấu hiệu cơ bản là: tính tiêu chuẩn hóa của việc trình bày và xử lý các kết quả. Tính không phụ thuộc của kết quả vào ảnh hưởng của tình huống thực nghiệm và nhân cách nhà tâm lý. Tính đối chiếu của các tài liệu cụ thể, riêng với các tài liệu chuẩn mực – những tài liệu đã thu được cùng trong những điều kiện như thế ở một nhóm tiêu biểu.

Phương pháp trắc nghiệm chỉ cần thời gian ngắn và người nghiên cứu có thể ghi lại trực tiếp các kết quả. Vì trắc nghiệm là hệ thống bài tập được lựa chọn và quy định nghiêm ngặt, mỗi bài làm đều được cho điểm nên tiện lợi cho việc xử lý toán học.

Phần lớn trắc nghiệm vừa là tóm tắt của một cấu trúc lý thuyết vừa là hệ thống hóa của thực nghiệm về cấu trúc lý thuyết đã sản sinh ra trắc nghiệm đó, nó có những tiêu chuẩn xác lập.

Ngày nay có những trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm hứng thú, trắc nghiệm tri thức và kỹ năng, trắc nghiệm năng lực chuyên môn, trắc nghiệm nhân cách, trắc nghiệm nghiên cứu các chức năng tâm lý riêng biệt…. Bất kỳ trắc nghiệm nào cũng phải thỏa mãn những điều kiện sau: khi dùng các hình thức khác nhau của cùng một trắc nghiệm hoặc tiến hành một trắc nghiệm nhiều lần trên cùng một đối tượng thì kết quả thu được phải giống nhau.

Trong những trắc nghiệm kể trên, trắc nghiệm trí tuệ được sử dụng nhiều. Việc xác định trình độ phát triển trí tuệ của trẻ em có một tầm quan trọng to lớn. Nó không chỉ làm cho nhà giáo dục hiểu đúng, chính xác về năng lực trí tuệ của trẻ, trên cơ sở đó có những biện pháp giáo dục thích hợp có lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn tạo khả năng nghiên cứu ảnh hưởng của những điều kiện khác nhau đến sự phát triển đó.

Tuy nhiên có hai thái độ cực đoan trong việc sử dụng trắc nghiệm:

1] Tuyệt đối hóa vai trò của trắc nghiệm;

2] Phủ nhận hoàn toàn vì cho là kết quả trắc nghiệm không nói lên được nguyên nhân của kết quả đó.

Như vậy, nếu chỉ thuần túy dựa vào kết quả được tính bằng điểm số mà không tìm hiểu xem đứa trẻ đã đi đến kết quả đó bằng cách nào là chưa đủ.

Do đó, nhà nghiên cứu cần phải phân tích xem:

1] Đứa trẻ đó đã giải quyết bài toán đề ra như thế nào;

2] Điều kiện và môi trường sống của trẻ như thế nào khiến cho trẻ đạt được kết quả đó.

2.4. Đàm thoại

Là phương pháp dùng để nghiên cứu một vài hiện tượng tâm lý bằng cách phân tích những phản ứng bằng lời của trẻ đối với những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn mục đích nghiên cứu. Trước 4 tuổi, nói chung, chưa thể tiến hành phương pháp này với trẻ theo đúng nghĩa của nó. Chỉ từ sau 4 tuổi mới có thể tổ chức những cuộc hỏi đáp, trong đó trẻ em phải trả lời bằng lời, tức là đàm thoại theo đúng nghĩa của nó. Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu về tri thức và biểu tượng của trẻ, tìm hiểu ý kiến của các em về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, với người khác và với chính bản thân mình.

Câu hỏi phải dễ hiểu và lý thú đối với trẻ, nhưng lại không được mang tính chất gợi ý. Những câu hỏi chỉ phản thuần túy trả lời “có” hoặc “không” thường dễ làm cho trẻ trả lời sai đi.

Để đàm thoại với trẻ, có thể người nghiên cứu soạn trước một hệ thống câu hỏi với trình tự cố định. Cũng có thể chỉ cần vạch ra những vấn đề cơ bản cần hỏi và đem áp dụng linh hoạt với từng trẻ. Cách thứ hai sẽ mang lại hiệu quả cao nếu người nghiên cứu linh hoạt, nhanh trí, nhạy cảm và hiểu biết sâu sắc về trẻ.

Kết quả của phương pháp này phụ thuộc không chỉ nội dung câu hỏi, cách hỏi mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người hỏi và đứa trẻ.

Những câu trả lời của trẻ phải được ghi lại đúng nguyên văn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ là phương pháp hỗ trợ cho các phương pháp chính như quan sát, thực nghiệm, v.v…

2.5. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Sản phẩm hoạt động của trẻ là những tranh vẽ, tượng, đồ thủ công, “công trình” xây dựng, những câu chuyện, những bài thơ do các em sáng tác. Sản phẩm hoạt động của trẻ chứa đựng thế giới tâm lý, chính vì vậy nó có ý nghĩa đối với nhà tâm lý. Tranh vẽ của trẻ phản ánh đặc điểm về mặt tri giác của các em, phản ánh trình độ phát triển trí tuệ và cả thái độ tình cảm của trẻ đối với thế giới xung quanh. Nhưng những sản phẩm hoạt động không cho phép ta thấy rõ quá trình hoạt động của trẻ để tạo ra những sản phẩm đó. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động chỉ cho ta những tài liệu tin cậy khi được kết hợp với những phương pháp khác.

2.6. Phương pháp đo lường xã hội

Dùng để nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữ trẻ em và vị trí của trẻ trong nhóm bạn bè.

Đối với trẻ em tuổi học sinh, người ta thường phát cho các em một phiếu trưng cầu ý kiến trong đó ghi lại những câu hỏi như: “Em thích ngồi cùng bàn với ai?”, “Em sẽ mời những bạn nào nhân ngày sinh nhật?”, “Nếu được chọn lớp trưởng em sẽ chọn bạn nào?”, v.v…. Nhưng đối với trẻ em trước tuổi học, người ta thường tìm hiểu mối quan hệ giữa các em thông qua hành động có lựa chọn của các em. Đưa cho mỗi em 3 đồ chơi hoặc 3 tranh ảnh và hỏi các em cái nào em thích nhất, thích vừa và không thích. Sau đó khuyến khích em tặng mỗi đồ vật cho các bạn trong nhóm.

Những kết quả thu được sau việc phân phát tặng phẩm là tài liệu để lập một bảng đặc biệt gọi là họa đồ xã hội, qua đó, có thể biết được trong nhóm trẻ, em nào được quý mến nhất, em nào ít được quý mến hơn và em nào không được các bạn quý mến. Từ đó cho phép biết được về mối liên hệ giứa các em. Tuy vậy, phương pháp này chỉ cho ta thấy bộ mặt bề ngoài của mối quan hệ giữa các em, còn nguyên nhân của nó thì phải tìm hiểu bằng nhiều phương pháp khác.

Video liên quan

Chủ Đề