Chiếm hữu quan trọng như thế nào

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc; xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc.

Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận các hình thức chiếm hữu gồm: chiếm hữu có căn cứ pháp luật, chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình, chiếm hữu công khai, chiếm hữu liên tục…

Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thế nào là chiếm hữu có căn cứ pháp luật:

“1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

  1. a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
  2. b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
  3. c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
  4. d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

  1. e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
  2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.”

Việc chiếm hữu tài sản ngay tình và chiếm hữu tài sản không ngay tình được ghi nhận tại Điều 180, 181 Bộ luật Dân sự năm 2015 theo đó chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu; Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật Dân sự năm 2015 .

2. Quyền định đoạt:

Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.”

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật. Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định tại Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

  1. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua

3. Phân biệt quyền chiếm hữu và quyền định đoạt tài sản

– Quyền chiếm hữu:

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Tùy vào những trường hợp cụ thể mà có thể chia quyền chiếm hữu ra làm 2 trường hợp: người chiến hữu đồng thời là người sở hữu tài sản hoặc trường hợp người chiếm hữu không phải chủ sở hữu của tài sản.

– Quyền định đoạt: 

Theo Điều 192 Bộ luật Dân sự mới nhất  quy định: quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản (mua, bán, chuyển quyền sử dụng…). Đây cũng là một trong những quyền quan trọng mang tính chất quyết định về sự tồn tại hay không của tài sản, khẳng định quyền sở hữu hay không của chủ thể và cũng có khả năng quyết định tài sản. Quyền định đoạt không có ý nghĩa tuyệt đối mà trong những trường hợp cụ thể, quyền này vẫn có sự hạn chế nhất định:

Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp hạn chế quyền định đoạt cụ thể.

Như vậy, Quyền chiếm hữu và quyền định đoạt là hai quyền khác nhau và không tách rời nhau trong suốt quá trình thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản.

Trên đây là bài viết về Phân biệt quyền chiếm hữu và quyền định đoạt tài sản, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.