Chữa ngáy ngủ ở đâu

Ngáy là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Vậy ngủ ngáy là gì? Các nguyên nhân gây ra ngủ ngáy? Ngủ ngáy được chẩn đoán như thế nào? Ngủ ngáy có thể để lại hậu quả gì và phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ngáy là tiếng thở ồn ào khi bạn ngủ. Đây là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, mặc dù nó xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới và những người thừa cân. Ngáy có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác.

Ngủ ngáy nguyên nhân do đâu, có phương pháp điều trị ngủ ngáy không?

Đôi khi, ngủ ngáy thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, chủ yếu gây phiền toái cho người ngủ cùng giường. Nhưng nếu bạn là một người ngủ ngáy lâu năm, bạn không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ của những người gần bạn mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ của chính bạn.

Ngáy có thể là một triệu chứng của một vấn đề sức khỏe như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn buồn ngủ quá mức trong ngày, nếu bạn ngáy thường xuyên hoặc rất to hoặc nếu vợ hay chồng [người ngủ cùng giường] của bạn nhận thấy rằng bạn đôi khi ngừng thở hoàn toàn. 

2. Nguyên nhân gây ngủ ngáy

Một số nguyên nhân gây ngủ ngáy bao gồm:

- Ngáy xảy ra khi luồng không khí qua miệng và mũi của bạn bị tắc nghẽn. Một số nguyên nhân có thể cản trở luồng không khí, bao gồm:

- Đường thở mũi bị tắc nghẽn. Một số người chỉ ngáy trong mùa dị ứng hoặc khi họ bị viêm xoang. Các vấn đề trong mũi của bạn như lệch vách ngăn hoặc polyp mũi cũng có thể làm tắc nghẽn đường thở của bạn.

- Cơ cổ họng và lưỡi kém trương lực. Cơ cổ họng và cơ lưỡi có thể bị giãn quá mức, khiến chúng có thể xẹp xuống đường thở của bạn.

- Phần mềm ở cổ họng phình to. Thừa cân có thể gây ra điều này. Một số trẻ có amidan lớn và có u tuyến khiến trẻ ngủ ngáy.

- Vòm miệng hoặc lưỡi gà mềm dài. Vòm miệng mềm dài hoặc lưỡi gà dài có thể thu hẹp lỗ mở từ mũi đến cổ họng của bạn. Khi bạn thở, điều này khiến chúng rung và va đập vào nhau, và đường thở của bạn bị tắc nghẽn.

- Sử dụng rượu và ma tuý. Uống rượu hoặc dùng thuốc giãn cơ cũng có thể khiến cơ lưỡi và cổ họng của bạn thư giãn quá mức.

- Vị trí ngủ. Nằm ngửa khi ngủ có thể khiến bạn ngủ ngáy. Vì vậy, có thể sử dụng một chiếc gối quá mềm hoặc quá lớn.

- Thiếu ngủ. Cơ cổ họng của bạn có thể giãn ra quá nhiều nếu bạn ngủ không đủ giấc

3. Chẩn đoán và điều trị ngủ ngáy

Khi đi khám về vấn đề ngủ ngáy, bạn nên đi khám cùng vợ hoặc chồng, người thường xuyên ngủ cùng mình. Bác sĩ sẽ cần hỏi cả 2 người.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và khám sức khỏe để tìm những thứ có thể gây tắc nghẽn đường thở của bạn, chẳng hạn như nghẹt mũi mãn tính do viêm mũi hoặc viêm xoang, lệch vách ngăn hoặc sưng amidan. Họ cũng có thể tiến hành một số bài kiểm tra:

  • Các xét nghiệm hình ảnh;
  • Chụp X-quang;
  • Chụp MRI hoặc CT.

Các bài kiểm tra này có thể tìm kiếm các vấn đề trong đường thở của bạn.

Chẩn đoán và điều trị ngủ ngáy

Nghiên cứu giấc ngủ. Bạn có thể cần phải có một chiếc máy theo dõi giấc ngủ của mình khi bạn ở nhà hoặc qua đêm trong phòng xét nghiệm để thực hiện một bài kiểm tra được gọi là đa kí giấc ngủ. Nó sẽ đo những thứ như nhịp tim, nhịp thở và hoạt động của não khi bạn ngủ.

4. Biến chứng ngủ ngáy

Ngáy dường như không có biến chứng. Nhưng chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các vấn đề, bao gồm:

  • Thường xuyên thức giấc sau khi ngủ, mặc dù bạn có thể không nhận ra điều đó
  • Ngủ nông. Thức dậy nhiều lần trong đêm cản trở giấc ngủ bình thường của bạn, khiến bạn ngủ nông nhiều hơn, ngủ sâu ít hơn do đó không đủ để phục hồi về cơ thể và não bộ.
  • Tăng áp lực nên tim. Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn trong thời gian dài thường làm tăng huyết áp và có thể khiến tim bạn to hơn, với nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn.
  • Đêm ngủ không ngon. Điều này khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm hiệu quả và có thể gây ra tai nạn giao thông.

5. Các phương pháp điều trị ngủ ngáy

- Thay đổi lối sống. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn giảm cân, bỏ hút thuốc hoặc ngừng uống rượu trước khi đi ngủ.

- Dụng cụ răng miệng. Bạn đeo một thiết bị nhỏ bằng nhựa trong miệng khi ngủ. Nó giữ cho đường thở của bạn mở bằng cách cử động hàm hoặc lưỡi của bạn.

Các phương pháp điều trị ngủ ngáy

- Phẫu thuật. Một số loại thủ tục có thể giúp ngừng ngáy. Bác sĩ có thể loại bỏ hoặc thu nhỏ các mô trong cổ họng của bạn hoặc làm cho vòm miệng mềm của bạn cứng hơn.

- CPAP. Máy áp lực dương liên tục điều trị chứng ngưng thở khi ngủ và có thể làm giảm chứng ngáy bằng cách thổi không khí vào đường thở khi bạn ngủ.

- Các biện pháp khắc phục tại nhà để ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy:

  • Ngủ nghiêng, không nằm ngửa.
  • Nâng cao đầu giường vài cm
  • Sử dụng miếng dán mũi dán vào sống mũi để mở rộng lỗ mũi.
  • Hãy tuân theo một lịch trình ngủ.

Chuyên mục:

ISOFHCARE | Ngày đăng 08/12/2021 - Cập nhật 10/12/2021

Ngáy ngủ là bệnh lý thường gặp ở nhiều người tuy nhiên khi nào thì nên chữa ngủ ngáy bằng phẫu thuật? Nếu phẫu thuật thì nên phẫu thuật ở đâu và chi phí ra sao, cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Khi nào nên chữa ngủ ngáy bằng phẫu thuật?

Tình trạng ngủ ngáy nặng biểu hiện như thế nào, khi nào thì cần chữa ngủ ngáy bằng phẫu thuật? Trước phẫu thuật có nên dùng mẹo để chữa ngủ ngáy. Điều này dễ nhất là căn cứ vào âm thanh phát ra khi ngủ, và tình trạng sức khỏe sau mỗi giấc ngủ của bệnh nhân.

Đối với một số người khi ngủ tiếng ngáy phát ra đều đều, êm dịu không khiến mọi người xung quanh cảm thấy quá khó chịu và sau khi thức dậy cơ thể mình vẫn thoải mái, vui vẻ.

Thì lúc này bạn không cần thiết phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật phức tạp. Bạn có thể chữa trị dễ dàng bằng phương pháp dân gian có trong các thực phẩm tự nhiên hoặc sử dụng các bài thuốc Đông y, Tây y thông thường vẫn có thể khiến tình trạng ngủ ngáy thuyên giảm đáng kể.

Đối với những người có tiếng ngáy to, âm thanh phát ra từ đường thở lớn khiến người xung quanh đặc biệt là người ngủ cạnh thật sự khó chịu. Xuất hiện tình trạng nhiều lần giật mình thức giấc trong khi ngủ. Hoặc sau mỗi đêm ngủ dậy cơ thể thường bị mệt mỏi, không có sức sống, mất tập trung trong công việc và học tập.

Dấu hiệu thường thấy khi chứng bệnh ngủ ngáy trở nên nặng

Đó là những dấu hiệu thường thấy khi chứng bệnh ngủ ngáy trở nên nặng hơn. Làm xuất hiện tình trạng ngưng thở tạm thời khi ngủ. Ngáy và ngưng thở khi ngủ dẫn đến những hậu quả xấu tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Lúc này bạn cần xem xét và tìm đến các y bác sĩ tư vấn về liệu trình chữa trị ngủ ngáy bằng phẫu thuật. Bởi để nặng hơn  tình trạng nặng hơn và về lâu dài gây ra các bệnh lý liên quan đến tim mạch, suy hô hấp, gây xơ phổi, cao huyết áp…

2. Nên khám và chữa ngủ ngáy bằng phẫu thuật ở đâu?

2.1 Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • SĐT: 024 3869 3731
  • Thời gian làm việc: Sáng: 06g30 – 12g00, chiều: 13g30 – 18g00

Nên khám và chữa ngủ ngáy bằng phẫu thuật ở Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện có quy mô lớn nhất cả nước với một đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. Là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân khi gặp các vấn đề về ngáy ngủ đặc biệt trong việc chữa trị ngủ ngáy bằng phẫu thuật.

2.2 Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Quân y 103

  • Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • SĐT: 0243 3115 689
  • Thời gian làm việc: Từ Thứ Hai – Thứ Sáu: 08g00 – 12g00, 13g30 – 16g30

Bệnh viện Quân y 103 được xem là địa chỉ quen thuộc của các bệnh nhân đang tìm cho mình một nơi chữa trị dứt điểm bệnh ngáy ngủ bằng phẫu thuật nhanh chóng, kịp thời, đẩy lùi các hệ quả xấu về sau.

2.3 Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 155B Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • SĐT: 028 3931 7381

Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM sở hữu các phương pháp, liệu trình điều trị khoa học kể cả bệnh ngáy ngủ liên quan đến vòm họng. Với các trang thiết bị hiện đại, đây là nơi tin cậy của các bệnh nhân khi cần phẫu thuật để phẫu thuật chữa bệnh ngủ ngáy.

3. Chi phí khám và chữa ngủ ngáy bằng phẫu thuật?

Chi phí khám và chữa ngủ ngáy bằng phẫu thuật không cao

Nhìn chung chi phí khám chữa ngủ ngáy bao gồm việc làm các xét nghiệm chẩn đoán: không có giá cụ thể, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Tuy vậy, chi phí dao động từ 500.000 – 2 triệu đồng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và các xét nghiệm cần thực hiện.

Đối với chi phí phẫu thuật bằng sóng cao tần thì phụ thuộc vào việc lựa chọn cơ sở chữa trị bệnh khác nhau sẽ có chi phí khác nhau. Tại bệnh viện nhà nước, chi phí từ 16 – 20 triệu đồng. Tại các cơ sở tư nhân, các phòng khám có mức chi phí phẫu thuật từ 22 – 23 triệu đồng.

Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên nghiệp và chọn cho mình phương án chữa ngủ ngáy bằng phẫu thuật để điều trị dứt điểm là điều bạn nên làm nếu tình trạng ngủ ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề