Chức năng của tệp command com là gì

Command Prompt là gì? Tổng hợp các lệnh CMD thông dụng trên Windows 10

Nguyễn Ngọc Mẫn 05/10

Command Prompt là một ứng dụng cực kỳ hữu ích có thể giúp bạn thực hiện được nhiều tác vụ khác nhau bằng cách nhập lệnh vào. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các một số thông tin chi tiết và các lệnh hữu ích của Command Prompt trên Windows 10. Cùng xem ngay thôi!

1. Command Prompt là gì?

Command Prompt hay còn gọi là CMD, là một công cụ giúp người dùng có thể nhập các lệnh vào để mở ra một số tác vụ trên hệ điều hành Windows.

Thông thường, người dùng có thể mở các tác vụ bằng cách nhấn vào biểu tượng của tác vụ hoặc qua nhiều bước khác nhau. Nhưng với CMD, bạn chỉ cần nhập lệnh tương ứng với tác vụ thì việc mở tác vụ sẽ cực kỳ nhanh, giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian.

Ví dụ: Thay vì mở Control Panel như cách thông thường thì bạn có thể nhập lệnh "control" vào cửa sổ CMD > Nhấn Enter để mở Control Panel.

2. Cách mở Command Prompt trên Windows 10

Trên Windows 10 sẽ có 2 cách mở CMD, bạn có thể lựa chọn 1 cách thích hợp để mở.

Sử dụng hộp thoại Run

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

Bước 2: Nhập "cmd" vào ô Open > Nhấn OK.

Sử dụng nút Start

Bước 1: Nhấn biểu tượng Windows ở góc trái màn hình hoặc nút Windows trên bàn phím.

Bước 2: Nhập "cmd" trên thanh tìm kiếm > Chọn phần mềm Command Prompt.

3. Các lệnh CMD thông dụng

Lệnh PING CMD

Công dụng: Sử dụng lệnh Ping để kiểm tra xem một máy tính có kết nối mạng không. Lệnh PING gửi các gói tin từ máy tính bạn tới máy tính đích, bạn có thể xác định được tình trạng đường truyền hoặc xác định máy tính đó có kết nối hay không.

Cú pháp: ping ip/host/[/t][/a][/l][/n].

Trong đó:

- ip: Địa chỉ IP của máy cần kiểm tra.

- /host: Tên của máy tính cần kiểm tra kết nối mạng [có thể sử dụng địa chỉ IP hoặc tên của máy tính].

- /t: Sử dụng để máy tính liên tục ping đến máy tính đích, bấm Ctrl +C để dừng.

- /a: Nhận địa chỉ IP từ tên máy tính [host].

- /l: Xác định độ rộng của gói tin gửi đi kiểm tra.

- /n: Xác định số gói tin gửi đi.

Lệnh Tracert

Công dụng: Lệnh giúp bạn thấy đường đi của các gói tin từ máy tính các bạn đến máy tính đích, xem các gói tin đi qua những server hay router nào

Cú pháp: tracert ip/host.

Trong đó:

- ip/host: Địa chỉ ip/ tên máy tính.

Lệnh Netstat

Công dụng: Liệt kê các kết nối ra vào máy tính của các bạn.

Cú pháp: Netstat [/a][/e][/n].

Trong đó:

- /a: Hiển thị tất cả kết nối và các cổng đang lắng nghe.

- /e: Thông tin thống kê Ethernet.

- /n: Hiển thị các địa chỉ và các số cổng kết nối.

Lệnh Ipconfig

Công dụng: Hiển thị cấu hình IP của máy tính các bạn đang sử dụng [tên host, địa chỉ IP, DNS].

Cú pháp: ipconfig /all.

Lệnh Shutdown

Công dụng: Tắt và khởi động lại máy tính.

Cú pháp [Windows 7]:

- Tắt máy: Shutdown -s -t [a].

- Restart máy tính: Shutdown -r -t [a].

Trong đó:

- a: thời gian tắt máy [đơn vị giây].

Lệnh Dir

Công dụng: Xem file, folder.

Cú pháp: DIR [drive:] [path][filename].

Trong đó:

- Path: Đường dẫn tới file, folder.

- Filename: Tên file.

Lệnh Del

Công dụng: Xóa file.

Cú pháp: DEL [/p][/f][/s][/q][/a[[:]attributes]] tên file cần xóa CMD.

Trong đó:

- /p: Hiển thị thông tin file trước khi xóa.

- /f: Xóa các file có thuộc tính chỉ đọc [read-only].

- /s: Xóa file đó trong tất cả các thư mục có chứa.

- /q: Xóa không cần hỏi.

- /a[[:]attributes]: Xóa theo thuộc tính của file [R: Read-only files, S: System files, H: Hidden files].

Lệnh Copy

Công dụng: Copy file từ thư mục này sang thư mục khác trong máy tính.

Cú pháp: COPY địa chỉ cần copy địa chỉ lưu file copy /y.

Trong đó:

- /y: Copy không cần hỏi.

Lệnh RD

Công dụng: Lệnh RD giúp các bạn xóa thư mục.

Cú pháp: RD /s /q thư mục cần xóa.

Trong đó:

- /s: Xóa toàn bộ thư mục.

- /q: Xóa không cần hỏi.

Lệnh MD

Công dụng: Tạo thư mục mới.

Cú pháp: MD đường dẫn lưu file cần tạo\tên thư mục cần tạo.

Lệnh Taskkill

Công dụng: Tắt một ứng dụng đang chạy.

Cú pháp: taskkill /f /im tên ứng dụng.exe.

Lệnh Reg

Công dụng: Tạo, chỉnh sửa Registry.

Cú pháp: REG ADD KeyName [/v ValueName] [/t Type] [/s Separator] [/d Data] [/f].

Trong đó:

- KeyName: Đường dẫn tới Key.

- /v ValueName: Tên value cần tạo.

- /t Type: Kiểu dữ liệu.

- /d Data: Giá trị value.

Lệnh Reg delete

Công dụng: Xóa value trong Registry.

Cú pháp: REG DELETE KeyName [/v ValueName] [/f].

Trong đó:

- [/v ValueName]: Tên value cần xóa.

Lệnh Regedit.ext

Công dụng: Chạy file .reg.

Cú pháp: Regedit.exe /s nơi chứa file .reg.

Trong đó:

- /s: Không cần hỏi.

Lệnh Attrib

Công dụng: Đặt thuộc tính cho file, folder.

Cú pháp: ATTRIB -a -s -h -r file, thư mục /s /d hoặc ATTRIB +a +s +h +r file, thư mục /s /d.

Trong đó:

- Dấu +: Thêm vào thuộc tính.

- Dấu -: Loại bỏ thuộc tính.

- a: Archive [thuộc tính lưu trữ].

- s: System [thuộc tính hệ thống].

- h: Hidden [thuộc tính ẩn].

- r: Read - only [thuộc tính chỉ đọc].

- /s: Thực hiện với tất cả các file nằm trong thư mục và các thư mục con.

- /d: Đặt thuộc tính cho thư mục và thư mục con.

4. Các dòng mã CMD trên Windows 10

Tasklist

Tasklist cung cấp danh sách toàn bộ các tác vụ đang chạy trong hệ thống. Tất nhiên có một công cụ hiện đại hơn là Task Manager, nhưng tasklist có thể hiển thị những tác vụ bị ẩn khỏi Task Manager.

Một số lệnh mở rộng từ tasklist mà bạn nên biết như tasklist -svc [hiển thị dịch vụ liên quan đến từng tác vụ], tasklist -v [thông tin chi tiết của mỗi tác vụ] và tasklist -m [hiển thị đường dẫn đến các file .dll liên kết đến tác vụ đang hoạt động.

System File Checker

System File Checker là công cụ quét và sửa chữa tự động cho các file hệ thống của Windows. Để sử dụng, bạn cần chạy CMD với quyền admin, sau đó nhập sfc /scannow. Nếu tìm thấy bất kỳ file bị hỏng hoặc thiếu, công cụ sẽ tự thay thế chúng bằng bản sao được Windows lưu trữ riêng cho mục đích này [thời gian chạy SFC có thể mất nửa giờ].

Systeminfo

Lệnh Systeminfo cho bạn biết thông tin cơ bản về hệ điều hành và phần cứng máy tính. Một số thông tin bạn có thể biết với systeminfo như ngày cài đặt Windows, thời gian khởi động gần nhất, phiên bản BIOS, hãng sản xuất máy tính, cấu hình card mạng, bộ xử lý,

Nếu đang kết nối trong hệ thống mạng nội bộ, sử dụng lệnh systeminfo /s [host_name] /u ancanmarketing.com\[user_name] /p [user_password]​ để nhận thông tin từ máy tính đó.

Powercfg

Powercfg là lệnh rất hữu ích bởi nó giúp bạn quản lý, theo dõi cách mà máy tính tiêu thụ năng lượng. Bạn có thể sử dụng powercfg hibernate onpowercfg hibernate off để bật tắt tùy chọn ngủ đông, hoặc powercfg /a để xem các trạng thái tiết kiệm năng lượng của máy tính.

Một lệnh hữu ích khác là powercfg /devicequery s1_supported giúp hiển thị danh sách các thiết bị trên máy tính hỗ trợ Connected Standby [khi được kích hoạt, chúng có thể đánh thức máy tính của bạn từ chế độ chờ].

PathPing

PathPing là lệnh nâng cao hơn từ ping sẽ hữu ích nếu bạn có nhiều thiết bị mạng cần thử nghiệm. Tương tự ping, sử dụng lệnh này bằng cách gõ pathping [IP]. Pathping cung cấp thêm các thông tin về dữ liệu đường dẫn đến địa chỉ, độ trễ, bước nhảy [hop],

File Compare

Lệnh File Compare được sử dụng để tìm ra sự khác nhau trong văn bản giữa hai file, đặc biệt dành cho các lập trình viên muốn tìm ra điểm khác nhau giữa 2 phiên bản của một file, chỉ cần gõ fc [đường dẫn đến file 1] [đường dẫn đến file 2].

Một số lệnh mở rộng từ fc bao gồm: fc /b [chỉ so sánh đầu ra nhị phân], fc /c [bỏ qua phân biệt chữ hoa, chữ thường] hay fc /l [chỉ so sánh văn bản ASCII].

Driverquery

Driver là một phần không thể thiếu giúp kết nối phần cứng với phần mềm, tuy nhiên nếu không được cấu hình đúng cách, nó có thể gây rắc rối cho máy tính của bạn. Mục đích của driverquery là liệt kê chi tiết các driver đang được cài trên máy. Ngoài ra, sử dụng driverquery -v nếu muốn có thêm các thông tin [như đường dẫn đến nơi cài đặt driver,].

Cipher

Nếu bạn thực sự muốn xóa hoàn toàn những dữ liệu đè, bạn có thể dùng lệnh cipher /w trong CMD. Lệnh này sẽ ghi đè một dữ liệu ngẫu nhiên nào đó lên ô nhớ để xóa hẳn dữ liệu nằm trên nó trước đây. Ví dụ, cipher /w c để xóa dữ liệu đã xóa khỏi thùng rác trong ổ C: [dữ liệu chưa xóa vẫn còn nguyên].

Một số sản phẩm Laptop có cấu hình mạnh mẽ:
  • MSI Katana Gaming GF66 11UC i7 11800H [224VN]

    28.290.000 29.990.000 -5%
    Hotsale Gaming

    Quà 380.000

    6 đánh giá
  • Asus ROG Zephyrus G14 Alan Walker R9 5900HS [K2064T]

    44.990.000 49.990.000 -10%
    Hotsale Gaming

    Quà 100.000

  • Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 727J i7 11800H [NH.QD9SV.005.]

    28.190.000 29.990.000 -6%
    Hotsale Gaming

    Quà 100.000

    13 đánh giá
  • Trả góp 0%

    Lenovo Yoga Slim 7 14ITL05 i5 1135G7 [82A300DPVN]

    21.990.000 23.990.000 -8%

    Quà 100.000

    4 đánh giá
  • Acer Aspire 7 Gaming A715 42G R6ZR R5 5500U [NH.QAYSV.003]

    21.160.000 22.490.000 -5%
    Hotsale Gaming

    Quà 100.000

    31 đánh giá
  • Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 720A i7 11800H [NH.QEQSV.004]

    28.660.000 30.490.000 -5%
    Hotsale Gaming

    Quà 1.880.000

  • Gigabyte Gaming G5 i5 10500H [KC-5S11130SB]

    Online giá rẻ
    26.990.000 29.990.000 -10%
    Hotsale Gaming

    Quà 100.000

  • Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 71VV i7 11800H [NH.QENSV.005]

    27.240.000 28.990.000 -6%
    Hotsale Gaming

    Quà 1.880.000

  • MSI Katana GF76 11UC i7 11800H [441VN]

    28.290.000 29.990.000 -5%
    Hotsale Gaming

    Quà 870.000

Xem thêm:

  • Browser là gì? Dùng để làm gì? 5 trình duyệt web phổ biến nhất
  • Tường lửa trên Windows là gì? Cách bật, tắt tường lửa Windows 10
  • TOP 12 trình duyệt web nhẹ, ít tốn tài nguyên nhất cho máy tính
  • HTML, HTML5 là gì? Phân biệt HTML với HTML5? Nên sử dụng dạng nào

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những thông tin về Command Prompt. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

1.858 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề