Chức năng màn hình máy tính là gì

Chức năng chính của màn hình máy tính là hiển thị video và thông tin đồ họa do bộ điều hợp đồ họa của máy tính tạo ra, cho phép người dùng tương tác với máy tính. Nó được phân loại như một thiết bị đầu ra. Màn hình là một phần thiết yếu của hệ thống máy tính tổng thể. Nó đôi khi được gọi là màn hình video hoặc đơn vị hiển thị video [VDU].

Có hai loại màn hình máy tính chính:

Màn hình ống tia âm cực [CRT] sử dụng ống tia âm cực để hiển thị hình ảnh. Ống tia âm cực được cấu tạo bằng cách sử dụng một ống chân không, các lò sưởi, súng bắn điện tử, mạch làm lệch hướng và một màn chắn bằng thủy tinh. Khi các điện tử được tạo ra trong ống tia âm cực, màn chắn bị bắn phá bằng các điện tử, làm cho nó phát sáng và tạo ra hình ảnh. Màn hình CRT giống như các máy truyền hình cũ hơn. Chúng cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Màn hình LCD [Liquid Crystal Display] sử dụng các điểm ảnh đơn sắc khi chiếu hình ảnh. Các điểm ảnh được sắp xếp một cách có hệ thống giữa các điện cực trong suốt và các bộ lọc phân cực. Hình ảnh được hình thành khi các điểm ảnh bị phân cực. Màn hình LCD tiêu thụ ít năng lượng hơn và cho chất lượng đồ họa tốt hơn. Hầu hết các màn hình máy tính được sản xuất ngày nay là màn hình Liquid Crystal Display. Kích thước màn hình từ 17 inch đến 60 inch.

Màn hình là bộ phận quan trọng, không thể thiếu của chiếc máy tính. Vậy màn hình máy tính là gì? Các loại máy tính có ưu nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Màn hình máy tính là gì?

Màn hình máy tính hay còn được gọi với những cái tên khác như Monitor, Computer display, Visual display unit. Là thiết bị điện tử dùng để kết nối với máy tính nhằm mục đích hiển thị hình ảnh. Phục vụ cho quá trình giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.

Đối với các máy tính để bàn màn hình máy tính là một bộ phận tách rời riêng rẽ. Nhưng đối với máy tính xách tay màn hình là một bộ phận luôn đi kèm, không thể tách rời.

Các loại màn hình máy tính hiện nay

Màn hình máy tính loại CRT

Ưu điểm

  • Màu sắc sống động, chân thực nên rất được ưa chuộng trong thiết kế.
  • Giá thành rẻ hơn so với các màn hình khác.
  • Màn hình có độ bền cao.

Nhược điểm

  • Độ phân giải thấp, còn nhiều hạn chế
  • Cần tiêu thụ khá nhiều điện khi sử dụng

Màn hình LCD [màn hình tinh thể lỏng]

Ưu điểm

  • Chất lượng hình ảnh mang lại cao, sống động, sắc nét nhờ có độ phân giải cao, độ tương phản tốt,..
  • Màn hình LCD tiêu thụ rất ít điện năng. Tiết kiệm được năng lượng và thân thiện với môi trường.
  • Giá thành thấp nên phù hợp cho mọi ngành nghề và thích hợp cho mọi thiết bị điện tử.

Nhược điểm

  • Màn hình bị hạn chế về mật độ điểm ảnh, màu sắc hiển thị ngoài trời nắng gắt sẽ bị giảm đáng kể.
  • Chất lượng màn hình sau một thời gian sử dụng sẽ bị giảm.

Màn hình TN [Twisted Nematic]

Ưu điểm
  • Giá thành rẻ rất phù hợp để phục vụ cho nhu cầu học tập.
  • Tiết kiệm được điện năng, thân thiện môi trường.
  • Tấm nền có tốc độ phản hồi nhanh, đạt tới 1 ms.
  • Màn hình TN còn cho phép hiển thị hình ảnh ở tần số quét cao, có thể lên đến 240Hz.

Nhược điểm

  • Góc nhìn tại màn hình này khá hẹp.
  • Hình ảnh cùng màu sắc trên màn hình sẽ bị nhạt đi nếu người dùng không ngồi trực diện với màn hình.

Màn hình máy tính loại IPS

Ưu điểm

  • Màu sắc chân thực, hình ảnh sắc nét và sinh động.
  • Có góc nhìn rộng phù hợp với đại đa số người dùng.
  • Độ bền khá tốt. Khi chạm tay vào màn hình IPS, hiện tượng lóe sáng, xuất hiện các điểm ảnh sẽ không xảy ra.

Nhược điểm

  • Màn hình dày do cấu tạo của tinh thể lỏng
  •  Khả năng chịu lực khá kém
  • Tấm nền IPS tốn nguồn pin nhiều hơn.

Màn hình máy tính loại OLED/ AMOLED

Ưu điểm

  • Chất lượng hình ảnh cao, tạo ra hình ảnh sắc nét, sinh động, màu sắc chân thực.
  • Ít bị hao tốn điện năng
  • Góc nhìn rộng hơn.

Nhược điểm

  • Chi phí sản xuất màn hình AMOLED thường cao hơn so với các màn hình thông thường.
  • Chất lượng màn hình sẽ bị giảm đi sau khi sử dụng một thời gian.

Màn hình máy tính loại Retina

Ưu điểm

  • Hình ảnh hiển thị sắc nét, sinh động và chân thực
  • Góc độ rộng hơn, đảm bảo chất lượng hình ảnh ở mọi góc độ.

Nhược điểm

  • Màn hình Retina khá dày do cấu tạo 3 lớp [lớp đèn nền, lớp hiển thị và lớp cảm ứng].
  • Cần tiêu tốn nhiều điện năng.
  • Màn hình này mang tính độc quyền nên chưa thích ứng với nhiều ứng dụng công nghệ.

Màn hình máy tính loại CCFL

Ưu điểm
  • Giá thành rẻ là ưu điểm nổi bật của loại màn hình này.

Nhược điểm

  • Màn hình CCFL khá nóng khi sử dụng.
  • Tiêu tốn nhiều điện năng.
  • Màn hình có độ bền kém.

Qua bài viết trên hy vọng các bạn đã có thể trả lời câu hỏi màn hình máy tính là gì? Cùng những ưu nhược điểm của các màn hình hiện nay. Với những thông tin trên mong rằng các bạn có thêm cân nhắc để lựa chọn những màn hình phù hợp nhất.

Máy tính để bàn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến từ rất lâu, tuy nhiên không phải ai cũng biết về chức năng và các bộ phận cấu thành nên một chiếc máy tính để bàn. Bài viết dưới đây Máy tính An Phát sẽ giúp bạn hiểu thêm về chức năng và các bộ phận của máy tính để bàn.

Chức năng hoạt động của máy tính để bàn.

Máy tính để bàn là một thiết bị thông dụng trong cuộc sống hiện nay. Nó có rất nhiều chức năng khác nhau và được sử dụng trong nhiều công việc,nghành nghề.




Bộ máy tính để bàn


Máy tính để bàn được sử dụng thông dụng nhất cho các công ty, giới văn phòng, các quán chơi game. Nó khá bền, được thiết kế với cấu hình cao hơn laptop và có kích thước cồng kềnh nên phù hợp với các công việc cố định, không di chuyển nhiều.

Những bộ phận chính của một chiếc máy tính để bàn.

Tuy mang kích thước lớn, song máy tính để bàn lại được cấu tạo khá đơn giản nhưng mang giá trị hoạt động to lớn.

Mainboard [ Bo mạch chủ]

Khi mở nắp ra thứ đầu tiên bạn dễ dàng nhìn thấy chính là một bảng mạch, toàn hệ thống máy tính có ổn định không là do bộ phận này quyết định. Các linh kiện đều được kết nối với nhau trên bảng mạch này và được bo mạch chủ hỗ trợ để kết nối với nhau.

Ram:

Đây là một trong những bộ phận rất quan trọng, nó là bộ nhớ tạm để chờ xử lý thông tin. Khi bạn truy cập nhiều trang cùng một lúc nó chạy nhanh hay chậm là nhờ vào Ram. Hiện nay người ta rất chú trọng vào nâng cấp Ram.

Bộ vi xử lý CPU:

CPU bộ vi xử lý được coi là bộ não của máy tính, sức mạnh của máy tính được đánh giá cao hay không là dựa vào bộ phận này vì nó có nhiệm vụ xử lý tất cả dữ liệu, các chương trình có trên máy tính.



CPU của máy tính để bàn


Một CPU được chọn phải tương đồng với bo mạch chủ, nếu không thì nó sẽ không có tác dụng đối với máy tính.

Dựa trên nhu cầu của khách hàng, hiện nay nhà sản xuất đã đưa ra 2 dòng sản phẩm chính cho 2 nhóm khách hàng thông thường và nhóm khách hàng có nhu cầu cao hơn
.
Card màn hình:

Card màn hình máy tính hiện tại có 2 loại chính: Là tích hợp với mainboard và loại rời gắn vào khe cắm PCI EX.

Để phục vụ cho đối tượng văn phòng, không sử dụng đến đồ họa nhiều thì bạn nên dùng máy tính có VGA được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.

Ổ cứng [ SSD và HHD].

Ổ cứng để lưu trữ tất cả dữ liệu có trên máy tính, ngày nay dung lượng ổ cứng rất đa dạng và chứa được rất nhiều thông tin.

Tùy vào dữ liệu làm việc mà bạn có thể chọn cho mình chiếc maý tính có dung lượng ổ cứng phù hợp.

HHD để lưu trữ giữ liệu còn SSD để cải thiện tốc độ xử lý,máy tính có thể sử dụng cả 2 ổ này cùng một lúc.

Bộ nguồn của máy tính.


Bộ nguồn là thiết bị quan trọng cung cấp năng lượng cho máy tính, bộ nguồn cần phải tương thích với các bo mạch và có công suất hoạt động cao để máy tính hoạt động ổn định.





Bộ nguồn của máy tính để bàn

Màn hình:

Màn hình để hiện thị hình ảnh, âm thanh các hoạt động của ban trên máy tính, độ rộng của màn hình phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của bạn.

Thiết bị ngoại vi.

Là các thiết bị kèm theo như bàn phím,chuột giúp chúng ta nhập thông tin và điều khiển hoạt động của máy tính. Chuột và bàn phím hiện nay có thể kết nối không dây.

Trên đây là các bộ phận chính của một chiếc máy tính để bàn, các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn khi mua máy tính trực tiếp tại máy tính An Phát.

>>>Tin liên quan:Nên mua bộ nguồn của máy tính hãng nào tốt nhất hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề