Chửi cha không bằng pha tiếng nghĩa là gì

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa Chửi cha không bằng pha tiếng là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Giải thích Chửi cha không bằng pha tiếng:

  • Chửi cha có nghĩa là chửi – xúc phạm người khác.
  • Không bằng pha tiếng có nghĩa là nhái giọng nhằm trêu chọc người khác và cả vùng miền của họ.

Chửi cha không bằng pha tiếng có nghĩa là ám chỉ việc thiếu văn hóa và đặc biệt là thuộc dạng phân biệt vùng miền, từ lâu 2 miền nam bắc đã được thống nhất cùng với đó là miền Trung thân yêu nơi là mái nhà của nhiều người. Thế nhưng việc nhại tiếng – giả giọng nhằm mục đích trêu chọc – xúc phạm vùng miền của họ vẫn còn tồn đọng hiện nay.

Do đó, nếu bạn là người đang làm vậy thì nên ngưng ngay vì nó là 1 hành vi xúc phạm và thiếu văn hóa với nhiều người nó là sự sỉ nhục quê hương của họ thế nên đừng để cía miệng hại cải thân. Hãy là người văn minh cư xử đúng đắn cho dù có là bạn bè thân thiết thì lại càng không nên làm vậy.

  • Swearing at others, not by imitating their voice.

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa Chửi cha không bằng pha tiếng là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Em viết đoạn này:

"Công dân mạng lại ồn lên vụ nhại tiếng, bọn phân biệt kỳ thị vùng miền m.õm vuông lại tiếng bấc tiếng chì, lại bỉ bôi, lại xúc xiểm, rộn hết làng. Câu thành ngữ: "Chém cha không bằng pha tiếng" lại được trích xuất sử dụng, để bật lại bọn m.õm vuông nhại giọng. Nhưng có vẻ khá nhiều người hiểu chưa đúng về câu nói thậm xưng này. Câu đó không chỉ dành cho các đối tượng chuyên nhại giọng, bắt chước thổ ngữ địa phương khác vì các lý do khác nhau, kể cả lý do châm chọc, chế giễu ngữ âm của người khác. Câu này thường dùng khi các tiền nhân cảnh báo, răn đe các tha nhân hậu bối khi tha hương không được quên tiếng mẹ đẻ, không được làm pha tạp thổ ngữ nơi chôn rau cắt rốn của mình. Việc giữ gìn tiếng nói, thổ ngữ địa phương cũng là cách giữ gìn bản sắc quê hương và làm giàu có thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc, vốn đa sắc màu và chứa đựng các lớp trầm tích văn hoá, được tiếp nối và truyền thừa qua các thế hệ. Nó thể hiện phông văn hoá, tư duy và bản lĩnh mỗi tha nhân, cũng là cách làm giàu có thêm tâm hồn con dân Việt. Trong khi thế giới văn minh đang đua nhau học tập để trở thành công dân quốc tế, tiến tới một thế giới đa sắc thái, đa văn hoá trên một nền tảng văn minh phổ quát, thì vẫn nẩy nòi ra các thành phần lỗi gien kỳ thị vùng miền. Chúng tự xây ra các "chuồng trại"; các "khu cách ly văn hoá" để giam hãm bản thân vào các vùng tăm tối nhất.

Thật đáng thương! Và còn tệ hại hơn cả "chém cha"

Còn PGS - TS Phạm Văn Tình trên báo Lao động lại giải thích khác, và có vẻ rất nhiều người hiểu theo nghĩa này:

"Hẳn là những ai ý thức được ý nghĩa của lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày đều hiểu rất rõ giá trị của câu tục ngữ này. Với người Việt, việc tự dưng ai đó lôi tên bố mẹ mình ra để chửi rủa thì đó quả là xúc phạm lớn lao [vì tên tuổi cha mẹ, ông bà, người thân... luôn luôn là một biểu tượng thiêng liêng, cần tôn kính, chỉ được nhắc lại một cách trang trọng]. Ấy vậy mà việc “chửi cha” kia vẫn không bằng việc ai đó lại cố tình “pha tiếng” của họ. Pha tiếng ở đây là gì và câu tục ngữ trên có ý nghĩa thế nào? Trong “Từ điển tục ngữ Việt” [NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2010], Nguyễn Đức Dương đã giải thích câu này là: “Chửi cha [người ta] cũng chẳng làm họ khổ tâm bằng cố nhại giọng nói của họ. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Nhại giọng người ta còn tệ hơn là chửi cha của chính họ”. [tr.225] Nhại giọng người khác có khi là để trêu chọc vui đùa, nhưng nhiều khi [mà đây mới là vấn đề đáng nói] người ta cố tình nhại giọng để chế giễu, dè bỉu... Khi nhại, người ta cố tình nhắc lại cách phát âm [một vài từ hoặc vài câu] của đương sự bằng cách đay lại, với dụng ý làm rõ nét khu biệt âm thanh của ai đó so với nét chuẩn đang tồn tại. Đó là sự khác biệt của biến thể phương ngữ so với ngôn ngữ một vùng miền nào đấy [mà thường là so với ngôn ngữ toàn dân]. Hành vi “pha tiếng” bằng cách cố tình nhái giọng thổ ngữ của người khác rõ ràng là rất đáng trách, phải hết sức thận trọng. Nếu không rất có thể từ hành động này sẽ dẫn đến sự phản ứng bất thường, thậm chí nguy hiểm. Bởi vì sản phẩm lời nói của mỗi người chính là sự thể hiện rõ nhất cốt cách, nét riêng biệt... của họ. Ta đưa ra chế giễu là chạm vào lòng tự trọng của họ. Tôi đã có lần chứng kiến một cuộc ẩu đả “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” của một nhóm bạn, khi anh nọ giễu nhại lại câu nói của anh kia: “Ai chả biết, “thời khảng chiển cha mi là du cứt, ngủ lẫn với ròi [thời kháng chiến cha mi là du kích, ngủ lẫn với ruồi]”. Những lời nói như vậy, nhiều khi còn “ác độc” hơn cả một câu chửi. Hãy cẩn thận, dân gian từng có câu “lời nói đọi máu” mà! Thế mà lạ thay, lại có người cố tình tìm cách “pha tiếng” để làm thân. Tôi có một lần đi công tác cùng với một anh bạn về vùng Hà Tĩnh. Tôi vô cùng ngạc nhiên là khi trở lại quê, thăm bà con làng xóm, anh bạn tôi đột nhiên trở giọng, nói đặc sệt giọng Can Lộc - Hà Tĩnh, vừa nặng vừa mang âm sắc miền Trung. Anh ta cố tình hạ giọng trầm, luyến láy cách phát âm với các bà, các cụ... cứ y như một chàng trai Nghệ Tĩnh chính hiệu. Nhận ra sự ngỡ ngàng của tôi, anh bạn nọ giải thích rằng, anh cố tình làm như vậy để tạo nên sự hoà đồng với bà con họ tộc. Chứ cứ nói giọng Hà Nội “nhẹ nhàng cơn gió thoảng” thì e rằng lạc điệu quá, tạo khoảng cách, dễ xa nhau mà mất đi sự thân thiết. Tôi nghe và càng nghe càng thấy không ổn. Thứ nhất, là dù có cố công luyện giọng đến mấy, anh bạn tôi cũng không tài nước bắt chước được giọng vùng quê Can Lộc thứ thiệt này. Nó có nét riêng và đó là nét “độc tôn” của họ. Nghe anh nói, về âm sắc thì “cọc cạch” còn về từ ngữ thì “tréo ngoe” ầm ầm. Bởi vẫn đang tồn tại một khối lượng từ vựng khá lớn không hoàn toàn giống với ngôn ngữ toàn dân [mà Hà Nội đang được coi là tiêu biểu]. Không chỉ “mô, chi, răng, rứa” mà còn “mụ, mự, nỏ, chộ, trôốc, rôộc, chấp vả...” và rất nhiều từ ngữ khác là “đặc sản” của vùng này [mà với một thanh niên lớn lên, xa quê từ tấm bé, anh sẽ rất khó có khả năng nhập tâm trong vài ba tháng chứ chưa nói đến vài ba ngày]. Thứ hai, sự cố tình “lên gân” thái quá một cách nói trong cộng đồng ngôn ngữ khá lạ lẫm đã làm cho ngôn từ của anh ta trở nên “dở dơi dở chuột”. Nó mất hẳn sự tự nhiên vốn có mà trở nên gượng gạo, khó nghe. Thành ra, ngay cả những người vô tâm nhất cũng dễ dàng nhận ra anh chàng kia đang “đóng kịch” với dân làng. Không có gì vô duyên hơn là đóng kịch ngôn từ. Nó lạc lõng, vô hồn và mất hẳn sự sinh động vốn có của ngôn ngữ đời thường. Tôi im lặng nghe anh nói mà phát ngán. Chà, “yêu nhau như thế đúng là bằng mười phụ nhau”. Lại có mấy cô sinh viên trẻ trung xinh đẹp, mới ở quê lên học và ra chợ Hà Nội mặc cả mua hàng. Dù các nàng cố tình bắt chước theo giọng nói Thủ đô [chắc để khỏi lạc điệu và hy vọng mấy bà bán hàng khỏi bắt chẹt] thì cũng chỉ vài ba câu thôi là mẹo kia bị lộ tẩy. Giá cứ trao đổi bình thường bằng chất giọng các cô thường nói [từ “Hà Tây quê lụa” hay từ “Nghệ Tĩnh quê choa”] thì còn nghe được. Đằng này, sự uốn éo “làm duyên” kia chẳng khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”. Các bà bán hàng “sành sỏi” ở chợ Cầu Giấy hay Thanh Xuân... vẫn cứ thản nhiên “chém” các nàng [mà có khi còn thẳng tay chém mạnh hơn]. Bởi qua cách hành xử ngôn từ vụng về đó, họ đã nhận ra các cô em này đang bị “quê hai lần quê”.

PGS TS PHẠM VĂN TÌNH

Theo các lão nạp thì cách hiểu như thế nào là đúng hơn?

Sao bây giờ em mắc bệnh lười đọc kinh khủng. Cứ kéo trang thấy dài ngoằng là chịu thua

Tự ái vặt, sĩ diện hão thế thôi

Em thì thấy k nên đem đặc điểm của người khác ra làm trò cười cho mình, từ ngoại hình đến tiếng vùng miền và nhất là trong thời kì covid khó khăn này, đem bộ đội ra trêu để làm gì

Em thì thấy k nên đem đặc điểm của người khác ra làm trò cười cho mình, từ ngoại hình đến tiếng vùng miền và nhất là trong thời kì covid khó khăn này, đem bộ đội ra trêu để làm gì

E có ông thầy, cũng là ng tư duy cẩn trọng và khá sâu thế mà FB cũng post cái bài pha tiếng bộ đội ấy, sau 1 hôm âm thầm gỡ. Mọi hình thức bắt chước sự khác biệt của ng khác để vui đùa đều phản ánh sự thiếu nhận thức đầy đủ về văn hoá Cụ ạ.

E có ông thầy, cũng là ng tư duy cẩn trọng và khá sâu thế mà FB cũng post cái bài pha tiếng bộ đội ấy, sau 1 hôm âm thầm gỡ. Mọi hình thức bắt chước sự khác biệt của ng khác để vui đùa đều phản ánh sự thiếu nhận thức đầy đủ về văn hoá Cụ ạ.

Vâng cụ, trc e đi làm bên khách sạn 5 sao họ có 1 vài tôn chỉ, trong đó có cả tôn trọng sự khác biệt, e thấy rất văn minh và áp dụng ngay khi vào đó làm. Bộ đội cũng nhiều người nhiều quê, k phải ai cũng phát âm chuẩn, nhất là vùng miền thì việc họ dùng từ địa phương chả có gì khó hiểu và chế giễu họ cả. Con các vị ở phố, ăn học đủ đầy còn ngọng, nhiều vị lớn rồi nói viết chính tả còn sai tùm lum ra mà lại lôi người ta ra làm trò cười trong khi người ta đang vất vả làm nhiệm vụ là k dc

người ta bảo chửi cha ko bằng pha tiếng chứ ko phải là chém cha cụ ah

Chỉnh sửa cuối: 26/8/21

Cái nào hay thì học, đâu phải cứ ra ngoài là ôm khư khư cái ngọng L, N, Ngã, Ngả.. mà hay

Nói thật lòng người đúng SG hoặc sinh ra và lớn lên ở SG như em chẳng bao giơd kỳ thị hay khó chịu khi nghe tiếng nơi # . Tất nhiên sẽ khó nhưng vẫn phải nghe. Còn việc phân biệt vùng miền năm 2000 khi em ra HN em cực lười nói vì mở mồm ra nói mọi người nhìn em như " người mọi" . Giờ thì HN đã cơi mở hơn và em cũng tự tin khi mở miệng ở HN hơn

Em thì thấy k nên đem đặc điểm của người khác ra làm trò cười cho mình, từ ngoại hình đến tiếng vùng miền và nhất là trong thời kì covid khó khăn này, đem bộ đội ra trêu để làm gì

Bọn đấy thì kém văn hóa rồi
Ý em hỏi là câu đó diễn giải như nào thì đúng hơn?

E có ông thầy, cũng là ng tư duy cẩn trọng và khá sâu thế mà FB cũng post cái bài pha tiếng bộ đội ấy, sau 1 hôm âm thầm gỡ. Mọi hình thức bắt chước sự khác biệt của ng khác để vui đùa đều phản ánh sự thiếu nhận thức đầy đủ về văn hoá Cụ ạ.

Xóa bài nhanh hơn bác sĩ sản phụ wax lông bà đẻ cụ nhở?kk
Văn là người, mà post văn lên cũng thế, không cẩn thận dễ việt vị

Chẳng tôn trọng thứ thuộc về mình thì thật đáng bị lên án. Những gì khác. lạ luôn làm người khác háo hức. soi mói.

Nói thật lòng người đúng SG hoặc sinh ra và lớn lên ở SG như em chẳng bao giơd kỳ thị hay khó chịu khi nghe tiếng nơi # . Tất nhiên sẽ khó nhưng vẫn phải nghe. Còn việc phân biệt vùng miền năm 2000 khi em ra HN em cực lười nói vì mở mồm ra nói mọi người nhìn em như " người mọi" . Giờ thì HN đã cơi mở hơn và em cũng tự tin khi mở miệng ở HN hơn

Em viết đoạn này:
"Công dân mạng lại ồn lên vụ nhại tiếng, bọn phân biệt kỳ thị vùng miền m.õm vuông lại tiếng bấc tiếng chì, lại bỉ bôi, lại xúc xiểm, rộn hết làng.
Câu thành ngữ: "Chém cha không bằng pha tiếng" lại được trích xuất sử dụng,
Theo các lão nạp thì cách hiểu như thế nào là đúng hơn?

Cụ viết rõ dài. Em không dám lạm bàn. Chỉ có 1 số ý nhỏ. 1. Câu thành ngữ có từ lâu rồi, bàn đi bàn lại nhiều rồi. Bàn, trao đổi với dân văn, dân ngôn ngữ phức tạp lắm, dễ sa vào ủng hộ, phản đối phân biệt vùng miền... 2. Chắc là do có vấn đề đi chợ hộ, các anh 2 SG có 1 số anh chế là các a BK vào đi chợ hộ, giọng trọ trẹ. - Vấn đề này sai hoàn toàn vì đội lính [hạ sỹ quan] đi chợ hộ, tất cả đều là các anh lính người miền Đông, Tây Nam Bộ, tổng cộng cả canh phòng tuần tra, hỗ trợ người khó khăn, người tử vong .... khoảng 60 ngàn. Chỉ có 1 số anh sỹ quan quản lý lính là người miền Trung, miền Bắc. - Các anh 2 SG nắm ko rõ ràng, thấy quân ngoài Bắc, Trung bay vào nhiều, sơ bộ gồm quân y [khoảng 3,5 ngàn], y bác sỹ dân sự [khoảng 17 ngàn] để hỗ trợ y tế. Hiểu lầm đội miền Bắc, Trung vào đi chợ hộ, nên chế như trên. Nếu các anh 2 SG gặp đội này [miền Bắc, miền Trung] tức là đã nhiễm Covid, còn biết ơn ko kể xiết, ngồi đó mà chế. - Các anh 2 vừa muốn giảm dịch, muốn tự chủ [nhưng không làm được], lại muốn chế nhạo... - A Tình anh ấy viết bài theo hướng ngôn ngữ, lại liên quan đến vấn đề 1. Và a Tình cũng không nắm được đội hình tham gia tại Tp HCM. Nên anh ý đã đuổi hình bắt bóng, nhân tiện thể hiện trình hiểu biết về thành ngữ, ngôn ngữ và jj đó của anh ý.

...

Chỉnh sửa cuối: 27/8/21

Xóa bài nhanh hơn bác sĩ sản phụ wax lông bà đẻ cụ nhở?kk
Văn là người, mà post văn lên cũng thế, không cẩn thận dễ việt vị

Thầy e cũng là ng miền Trung nữa cơ, e đọc chán chả buồn còm, mấy Cụ hưu lão là hay mắc bệnh nói nhiều sinh ra thỉnh thoảng nói hớ

Theo em hiểu 1 cách đơn giản "chém cha" là nỗi đau giành cho người bị pha tiếng [nạn nhân của người khác] chứ gt theo nghĩa 2 thì khá khiên cưỡng vì ai lại lấy chính cha của người tự pha tiếng mình ra để so sánh

Em viết đoạn này:

"Công dân mạng lại ồn lên vụ nhại tiếng, bọn phân biệt kỳ thị vùng miền m.õm vuông lại tiếng bấc tiếng chì, lại bỉ bôi, lại xúc xiểm, rộn hết làng. Câu thành ngữ: "Chém cha không bằng pha tiếng" lại được trích xuất sử dụng, để bật lại bọn m.õm vuông nhại giọng. Nhưng có vẻ khá nhiều người hiểu chưa đúng về câu nói thậm xưng này. Câu đó không chỉ dành cho các đối tượng chuyên nhại giọng, bắt chước thổ ngữ địa phương khác vì các lý do khác nhau, kể cả lý do châm chọc, chế giễu ngữ âm của người khác. Câu này thường dùng khi các tiền nhân cảnh báo, răn đe các tha nhân hậu bối khi tha hương không được quên tiếng mẹ đẻ, không được làm pha tạp thổ ngữ nơi chôn rau cắt rốn của mình. Việc giữ gìn tiếng nói, thổ ngữ địa phương cũng là cách giữ gìn bản sắc quê hương và làm giàu có thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc, vốn đa sắc màu và chứa đựng các lớp trầm tích văn hoá, được tiếp nối và truyền thừa qua các thế hệ. Nó thể hiện phông văn hoá, tư duy và bản lĩnh mỗi tha nhân, cũng là cách làm giàu có thêm tâm hồn con dân Việt. Trong khi thế giới văn minh đang đua nhau học tập để trở thành công dân quốc tế, tiến tới một thế giới đa sắc thái, đa văn hoá trên một nền tảng văn minh phổ quát, thì vẫn nẩy nòi ra các thành phần lỗi gien kỳ thị vùng miền. Chúng tự xây ra các "chuồng trại"; các "khu cách ly văn hoá" để giam hãm bản thân vào các vùng tăm tối nhất.

Thật đáng thương! Và còn tệ hại hơn cả "chém cha"

Còn PGS - TS Phạm Văn Tình trên báo Lao động lại giải thích khác, và có vẻ rất nhiều người hiểu theo nghĩa này:

"Hẳn là những ai ý thức được ý nghĩa của lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày đều hiểu rất rõ giá trị của câu tục ngữ này. Với người Việt, việc tự dưng ai đó lôi tên bố mẹ mình ra để chửi rủa thì đó quả là xúc phạm lớn lao [vì tên tuổi cha mẹ, ông bà, người thân... luôn luôn là một biểu tượng thiêng liêng, cần tôn kính, chỉ được nhắc lại một cách trang trọng]. Ấy vậy mà việc “chửi cha” kia vẫn không bằng việc ai đó lại cố tình “pha tiếng” của họ. Pha tiếng ở đây là gì và câu tục ngữ trên có ý nghĩa thế nào? Trong “Từ điển tục ngữ Việt” [NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2010], Nguyễn Đức Dương đã giải thích câu này là: “Chửi cha [người ta] cũng chẳng làm họ khổ tâm bằng cố nhại giọng nói của họ. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Nhại giọng người ta còn tệ hơn là chửi cha của chính họ”. [tr.225] Nhại giọng người khác có khi là để trêu chọc vui đùa, nhưng nhiều khi [mà đây mới là vấn đề đáng nói] người ta cố tình nhại giọng để chế giễu, dè bỉu... Khi nhại, người ta cố tình nhắc lại cách phát âm [một vài từ hoặc vài câu] của đương sự bằng cách đay lại, với dụng ý làm rõ nét khu biệt âm thanh của ai đó so với nét chuẩn đang tồn tại. Đó là sự khác biệt của biến thể phương ngữ so với ngôn ngữ một vùng miền nào đấy [mà thường là so với ngôn ngữ toàn dân]. Hành vi “pha tiếng” bằng cách cố tình nhái giọng thổ ngữ của người khác rõ ràng là rất đáng trách, phải hết sức thận trọng. Nếu không rất có thể từ hành động này sẽ dẫn đến sự phản ứng bất thường, thậm chí nguy hiểm. Bởi vì sản phẩm lời nói của mỗi người chính là sự thể hiện rõ nhất cốt cách, nét riêng biệt... của họ. Ta đưa ra chế giễu là chạm vào lòng tự trọng của họ. Tôi đã có lần chứng kiến một cuộc ẩu đả “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” của một nhóm bạn, khi anh nọ giễu nhại lại câu nói của anh kia: “Ai chả biết, “thời khảng chiển cha mi là du cứt, ngủ lẫn với ròi [thời kháng chiến cha mi là du kích, ngủ lẫn với ruồi]”. Những lời nói như vậy, nhiều khi còn “ác độc” hơn cả một câu chửi. Hãy cẩn thận, dân gian từng có câu “lời nói đọi máu” mà! Thế mà lạ thay, lại có người cố tình tìm cách “pha tiếng” để làm thân. Tôi có một lần đi công tác cùng với một anh bạn về vùng Hà Tĩnh. Tôi vô cùng ngạc nhiên là khi trở lại quê, thăm bà con làng xóm, anh bạn tôi đột nhiên trở giọng, nói đặc sệt giọng Can Lộc - Hà Tĩnh, vừa nặng vừa mang âm sắc miền Trung. Anh ta cố tình hạ giọng trầm, luyến láy cách phát âm với các bà, các cụ... cứ y như một chàng trai Nghệ Tĩnh chính hiệu. Nhận ra sự ngỡ ngàng của tôi, anh bạn nọ giải thích rằng, anh cố tình làm như vậy để tạo nên sự hoà đồng với bà con họ tộc. Chứ cứ nói giọng Hà Nội “nhẹ nhàng cơn gió thoảng” thì e rằng lạc điệu quá, tạo khoảng cách, dễ xa nhau mà mất đi sự thân thiết. Tôi nghe và càng nghe càng thấy không ổn. Thứ nhất, là dù có cố công luyện giọng đến mấy, anh bạn tôi cũng không tài nước bắt chước được giọng vùng quê Can Lộc thứ thiệt này. Nó có nét riêng và đó là nét “độc tôn” của họ. Nghe anh nói, về âm sắc thì “cọc cạch” còn về từ ngữ thì “tréo ngoe” ầm ầm. Bởi vẫn đang tồn tại một khối lượng từ vựng khá lớn không hoàn toàn giống với ngôn ngữ toàn dân [mà Hà Nội đang được coi là tiêu biểu]. Không chỉ “mô, chi, răng, rứa” mà còn “mụ, mự, nỏ, chộ, trôốc, rôộc, chấp vả...” và rất nhiều từ ngữ khác là “đặc sản” của vùng này [mà với một thanh niên lớn lên, xa quê từ tấm bé, anh sẽ rất khó có khả năng nhập tâm trong vài ba tháng chứ chưa nói đến vài ba ngày]. Thứ hai, sự cố tình “lên gân” thái quá một cách nói trong cộng đồng ngôn ngữ khá lạ lẫm đã làm cho ngôn từ của anh ta trở nên “dở dơi dở chuột”. Nó mất hẳn sự tự nhiên vốn có mà trở nên gượng gạo, khó nghe. Thành ra, ngay cả những người vô tâm nhất cũng dễ dàng nhận ra anh chàng kia đang “đóng kịch” với dân làng. Không có gì vô duyên hơn là đóng kịch ngôn từ. Nó lạc lõng, vô hồn và mất hẳn sự sinh động vốn có của ngôn ngữ đời thường. Tôi im lặng nghe anh nói mà phát ngán. Chà, “yêu nhau như thế đúng là bằng mười phụ nhau”. Lại có mấy cô sinh viên trẻ trung xinh đẹp, mới ở quê lên học và ra chợ Hà Nội mặc cả mua hàng. Dù các nàng cố tình bắt chước theo giọng nói Thủ đô [chắc để khỏi lạc điệu và hy vọng mấy bà bán hàng khỏi bắt chẹt] thì cũng chỉ vài ba câu thôi là mẹo kia bị lộ tẩy. Giá cứ trao đổi bình thường bằng chất giọng các cô thường nói [từ “Hà Tây quê lụa” hay từ “Nghệ Tĩnh quê choa”] thì còn nghe được. Đằng này, sự uốn éo “làm duyên” kia chẳng khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”. Các bà bán hàng “sành sỏi” ở chợ Cầu Giấy hay Thanh Xuân... vẫn cứ thản nhiên “chém” các nàng [mà có khi còn thẳng tay chém mạnh hơn]. Bởi qua cách hành xử ngôn từ vụng về đó, họ đã nhận ra các cô em này đang bị “quê hai lần quê”.

PGS TS PHẠM VĂN TÌNH

Theo các lão nạp thì cách hiểu như thế nào là đúng hơn?

Tiểu thí chủ e thấy nói về nhại tiếng hợp lý hơn. Chứ nói về giữ gốc nghe dống ban tiên dáo, khiên cưỡng có sự cố ý lái. Lý do là chém cha [chửi cha] của đối thủ, thì tương ứng cũng phải pha tiếng của đối thủ ^^

Còn nếu với 1 thằng dám chém / chửi cha thì . nó ko nghĩ đc đến vc giữ cội nguồn. Ko ai đi khuyên bảo loại này cạ ^^ nó lại chém chết toi.

Page 2

Tiểu thí chủ e thấy nói về nhại tiếng hợp lý hơn. Chứ nói về giữ gốc nghe dống ban tiên dáo, khiên cưỡng có sự cố ý lái. Lý do là chém cha [chửi cha] của đối thủ, thì tương ứng cũng phải pha tiếng của đối thủ ^^

Còn nếu với 1 thằng dám chém / chửi cha thì . nó ko nghĩ đc đến vc giữ cội nguồn. Ko ai đi khuyên bảo loại này cạ ^^ nó lại chém chết toi.

Nhầm 1 và 2 thì phải

Em viết đoạn này:

"Công dân mạng lại ồn lên vụ nhại tiếng, bọn phân biệt kỳ thị vùng miền m.õm vuông lại tiếng bấc tiếng chì, lại bỉ bôi, lại xúc xiểm, rộn hết làng. Câu thành ngữ: "Chém cha không bằng pha tiếng" lại được trích xuất sử dụng, để bật lại bọn m.õm vuông nhại giọng. Nhưng có vẻ khá nhiều người hiểu chưa đúng về câu nói thậm xưng này. Câu đó không chỉ dành cho các đối tượng chuyên nhại giọng, bắt chước thổ ngữ địa phương khác vì các lý do khác nhau, kể cả lý do châm chọc, chế giễu ngữ âm của người khác. Câu này thường dùng khi các tiền nhân cảnh báo, răn đe các tha nhân hậu bối khi tha hương không được quên tiếng mẹ đẻ, không được làm pha tạp thổ ngữ nơi chôn rau cắt rốn của mình. Việc giữ gìn tiếng nói, thổ ngữ địa phương cũng là cách giữ gìn bản sắc quê hương và làm giàu có thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc, vốn đa sắc màu và chứa đựng các lớp trầm tích văn hoá, được tiếp nối và truyền thừa qua các thế hệ. Nó thể hiện phông văn hoá, tư duy và bản lĩnh mỗi tha nhân, cũng là cách làm giàu có thêm tâm hồn con dân Việt. Trong khi thế giới văn minh đang đua nhau học tập để trở thành công dân quốc tế, tiến tới một thế giới đa sắc thái, đa văn hoá trên một nền tảng văn minh phổ quát, thì vẫn nẩy nòi ra các thành phần lỗi gien kỳ thị vùng miền. Chúng tự xây ra các "chuồng trại"; các "khu cách ly văn hoá" để giam hãm bản thân vào các vùng tăm tối nhất.

Thật đáng thương! Và còn tệ hại hơn cả "chém cha"

Còn PGS - TS Phạm Văn Tình trên báo Lao động lại giải thích khác, và có vẻ rất nhiều người hiểu theo nghĩa này:

"Hẳn là những ai ý thức được ý nghĩa của lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày đều hiểu rất rõ giá trị của câu tục ngữ này. Với người Việt, việc tự dưng ai đó lôi tên bố mẹ mình ra để chửi rủa thì đó quả là xúc phạm lớn lao [vì tên tuổi cha mẹ, ông bà, người thân... luôn luôn là một biểu tượng thiêng liêng, cần tôn kính, chỉ được nhắc lại một cách trang trọng]. Ấy vậy mà việc “chửi cha” kia vẫn không bằng việc ai đó lại cố tình “pha tiếng” của họ. Pha tiếng ở đây là gì và câu tục ngữ trên có ý nghĩa thế nào? Trong “Từ điển tục ngữ Việt” [NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2010], Nguyễn Đức Dương đã giải thích câu này là: “Chửi cha [người ta] cũng chẳng làm họ khổ tâm bằng cố nhại giọng nói của họ. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Nhại giọng người ta còn tệ hơn là chửi cha của chính họ”. [tr.225] Nhại giọng người khác có khi là để trêu chọc vui đùa, nhưng nhiều khi [mà đây mới là vấn đề đáng nói] người ta cố tình nhại giọng để chế giễu, dè bỉu... Khi nhại, người ta cố tình nhắc lại cách phát âm [một vài từ hoặc vài câu] của đương sự bằng cách đay lại, với dụng ý làm rõ nét khu biệt âm thanh của ai đó so với nét chuẩn đang tồn tại. Đó là sự khác biệt của biến thể phương ngữ so với ngôn ngữ một vùng miền nào đấy [mà thường là so với ngôn ngữ toàn dân]. Hành vi “pha tiếng” bằng cách cố tình nhái giọng thổ ngữ của người khác rõ ràng là rất đáng trách, phải hết sức thận trọng. Nếu không rất có thể từ hành động này sẽ dẫn đến sự phản ứng bất thường, thậm chí nguy hiểm. Bởi vì sản phẩm lời nói của mỗi người chính là sự thể hiện rõ nhất cốt cách, nét riêng biệt... của họ. Ta đưa ra chế giễu là chạm vào lòng tự trọng của họ. Tôi đã có lần chứng kiến một cuộc ẩu đả “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” của một nhóm bạn, khi anh nọ giễu nhại lại câu nói của anh kia: “Ai chả biết, “thời khảng chiển cha mi là du cứt, ngủ lẫn với ròi [thời kháng chiến cha mi là du kích, ngủ lẫn với ruồi]”. Những lời nói như vậy, nhiều khi còn “ác độc” hơn cả một câu chửi. Hãy cẩn thận, dân gian từng có câu “lời nói đọi máu” mà! Thế mà lạ thay, lại có người cố tình tìm cách “pha tiếng” để làm thân. Tôi có một lần đi công tác cùng với một anh bạn về vùng Hà Tĩnh. Tôi vô cùng ngạc nhiên là khi trở lại quê, thăm bà con làng xóm, anh bạn tôi đột nhiên trở giọng, nói đặc sệt giọng Can Lộc - Hà Tĩnh, vừa nặng vừa mang âm sắc miền Trung. Anh ta cố tình hạ giọng trầm, luyến láy cách phát âm với các bà, các cụ... cứ y như một chàng trai Nghệ Tĩnh chính hiệu. Nhận ra sự ngỡ ngàng của tôi, anh bạn nọ giải thích rằng, anh cố tình làm như vậy để tạo nên sự hoà đồng với bà con họ tộc. Chứ cứ nói giọng Hà Nội “nhẹ nhàng cơn gió thoảng” thì e rằng lạc điệu quá, tạo khoảng cách, dễ xa nhau mà mất đi sự thân thiết. Tôi nghe và càng nghe càng thấy không ổn. Thứ nhất, là dù có cố công luyện giọng đến mấy, anh bạn tôi cũng không tài nước bắt chước được giọng vùng quê Can Lộc thứ thiệt này. Nó có nét riêng và đó là nét “độc tôn” của họ. Nghe anh nói, về âm sắc thì “cọc cạch” còn về từ ngữ thì “tréo ngoe” ầm ầm. Bởi vẫn đang tồn tại một khối lượng từ vựng khá lớn không hoàn toàn giống với ngôn ngữ toàn dân [mà Hà Nội đang được coi là tiêu biểu]. Không chỉ “mô, chi, răng, rứa” mà còn “mụ, mự, nỏ, chộ, trôốc, rôộc, chấp vả...” và rất nhiều từ ngữ khác là “đặc sản” của vùng này [mà với một thanh niên lớn lên, xa quê từ tấm bé, anh sẽ rất khó có khả năng nhập tâm trong vài ba tháng chứ chưa nói đến vài ba ngày]. Thứ hai, sự cố tình “lên gân” thái quá một cách nói trong cộng đồng ngôn ngữ khá lạ lẫm đã làm cho ngôn từ của anh ta trở nên “dở dơi dở chuột”. Nó mất hẳn sự tự nhiên vốn có mà trở nên gượng gạo, khó nghe. Thành ra, ngay cả những người vô tâm nhất cũng dễ dàng nhận ra anh chàng kia đang “đóng kịch” với dân làng. Không có gì vô duyên hơn là đóng kịch ngôn từ. Nó lạc lõng, vô hồn và mất hẳn sự sinh động vốn có của ngôn ngữ đời thường. Tôi im lặng nghe anh nói mà phát ngán. Chà, “yêu nhau như thế đúng là bằng mười phụ nhau”. Lại có mấy cô sinh viên trẻ trung xinh đẹp, mới ở quê lên học và ra chợ Hà Nội mặc cả mua hàng. Dù các nàng cố tình bắt chước theo giọng nói Thủ đô [chắc để khỏi lạc điệu và hy vọng mấy bà bán hàng khỏi bắt chẹt] thì cũng chỉ vài ba câu thôi là mẹo kia bị lộ tẩy. Giá cứ trao đổi bình thường bằng chất giọng các cô thường nói [từ “Hà Tây quê lụa” hay từ “Nghệ Tĩnh quê choa”] thì còn nghe được. Đằng này, sự uốn éo “làm duyên” kia chẳng khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”. Các bà bán hàng “sành sỏi” ở chợ Cầu Giấy hay Thanh Xuân... vẫn cứ thản nhiên “chém” các nàng [mà có khi còn thẳng tay chém mạnh hơn]. Bởi qua cách hành xử ngôn từ vụng về đó, họ đã nhận ra các cô em này đang bị “quê hai lần quê”.

PGS TS PHẠM VĂN TÌNH

Theo các lão nạp thì cách hiểu như thế nào là đúng hơn?

Theo em, cách hiểu của cụ chuẩn hơn. Nhưng em nghĩ chỉ nhưng trường hợp pha tiếng với dụng ý xấu mới đáng lên án.

Còn cố nói giống giọng địa phương để thuận tiện giao tiếp or tư tưởng đàng hoàng nghiêm túc thì không phải vấn đề. Cái này chủ yếu do ý thức của những người trong cuộc.

Mỗi khi vào các miền trong từ ĐN trở vào. Mỗi khi trò chuyện E hay đệm theo những câu nói vùng miền của họ. Ko phải E có ý trêu đùa hay dèm pha giọng hay tiếng của họ. Nhưng E lại hay có thói quen ấy. Thằng E đi cùng E lại hay phê bình E về chuyện này. Nó nói rằng chém cha ko bằng pha tiếng. Như vậy là dễ ăn đòn blabla...
E cảm nhận của mình khi nói theo tiếng của họ có cái gì đó gần gũi và thân thuộc hơn. Ko biết có nên như vậy ko hay nên tránh

Nói thật lòng người đúng SG hoặc sinh ra và lớn lên ở SG như em chẳng bao giơd kỳ thị hay khó chịu khi nghe tiếng nơi # . Tất nhiên sẽ khó nhưng vẫn phải nghe. Còn việc phân biệt vùng miền năm 2000 khi em ra HN em cực lười nói vì mở mồm ra nói mọi người nhìn em như " người mọi" . Giờ thì HN đã cơi mở hơn và em cũng tự tin khi mở miệng ở HN hơn

Công nhận người SG không khó chịu và phân biệt giọng khác vùng, đây thuộc về văn hóa "tứ hải giai huynh đệ".
Còn về pha tiếng viết sai trên of có...ní do chính đáng đấy ạ, là còm đang có vui vui 50-50 trong đó chứ không phải chỉnh chu cavat hạt le đâu mà nghiến răng kèn kẹt bắt lỗi. Thế thôi ạ, trang CF.Fun mờ. Nghiêm túc thì viết bài gửi báo 9thông...

Mỗi khi vào các miền trong từ ĐN trở vào. Mỗi khi trò chuyện E hay đệm theo những câu nói vùng miền của họ. Ko phải E có ý trêu đùa hay dèm pha giọng hay tiếng của họ. Nhưng E lại hay có thói quen ấy. Thằng E đi cùng E lại hay phê bình E về chuyện này. Nó nói rằng chém cha ko bằng pha tiếng. Như vậy là dễ ăn đòn blabla...
E cảm nhận của mình khi nói theo tiếng của họ có cái gì đó gần gũi và thân thuộc hơn. Ko biết có nên như vậy ko hay nên tránh

Chả sao đâu Cụ, đầy ng như Cụ, Cụ đừng nghe cái ông thiến sót Cụ thớt trích, lão đấy lèm bèm vớ vẩn

Thực ra nếu so với việc mình sống ở môi trường nước ngoài, mình nói tiếng Anh giỏi mấy thì vẫn lơ lớ, thì chuyện phương ngữ này cũng rứa rứa ạ Người nghe mình biết mình từ nơi khác tới chứ ko phải là người Việt sinh ra trên đất họ. Họ cũng vẫn hiểu. Có thể xem phim nhiều dễ thành giọng Mỹ, nghe IELTS nhiều dễ kiểu giọng Anh, nhg sẽ vẫn lơ lớ

thế giới phẳng, và mở nhiều hơn rồi mà

Trước nay em vẫn hiểu theo cách 2, là nhại giọng. Nhưng nay thấy cách hiểu 1 nhẽ đúng hơn. Có nhiều người đủ khả năng đổi giọng, ví dụ người miền Trung có thể nói giọng bắc, nhưng họ ko nói vì họ ko thích "pha giọng". Quê em mỗi làng nói một kiểu, cách nhau con mương đã khác hẳn rồi, ra ngoài mọi người nói tiếng pt, về làng lại trở lại giọng quê. Ông nào mà tỏ ra sành điệu là bị ném đá ngay. Nhưng giờ dân quê cũng nghĩ thoáng hơn rồi, muốn nói sao thì nói, có những từ mất hẳn.

Chưa nói giọng, nhưng ở đâu dùng từ ở đấy thì dễ hiểu hơn, sắc thái ngôn ngữ mỗi vùng miền cũng khác mà, giống như ngoại ngữ thôi. Quan trọng giề!

Em thấy vui vui dễ thương, không nặng nề lắm, kể cả đoạn mắng dân cũng phong cách bộ đội kiểu "tôi cần cái đơn giản"

Mỗi khi vào các miền trong từ ĐN trở vào. Mỗi khi trò chuyện E hay đệm theo những câu nói vùng miền của họ. Ko phải E có ý trêu đùa hay dèm pha giọng hay tiếng của họ. Nhưng E lại hay có thói quen ấy. Thằng E đi cùng E lại hay phê bình E về chuyện này. Nó nói rằng chém cha ko bằng pha tiếng. Như vậy là dễ ăn đòn blabla...
E cảm nhận của mình khi nói theo tiếng của họ có cái gì đó gần gũi và thân thuộc hơn. Ko biết có nên như vậy ko hay nên tránh

Nhà cháu cũng hay "bị" như vậy, nhưng thường dùng khi từ dùng ngoài Bắc và từ trong Nam khác nhau. Thấy họ hiểu dễ hơn và ko khó chịu nên cứ dùng thôi.

Ngày trước có thằng em chuyển vào SG sinh sống. Nó vào được 6 tháng thì nhà cháu vào chơi. Đến lúc bảo nó :"mày cho tao mượn cái bát", nó trợn tròn mắt ra vẻ ko hiểu. Mới sực nhớ trong đó gọi là chén nên sửa lại là mượn cái chén. Rồi nghĩ ức quá chửi nó một trận rồi đi về. Móa, mới có 6 tháng mà nó quên sạch tiếng HN chắc?

Nhà cháu cũng hay "bị" như vậy, nhưng thường dùng khi từ dùng ngoài Bắc và từ trong Nam khác nhau. Thấy họ hiểu dễ hơn và ko khó chịu nên cứ dùng thôi.

Ngày trước có thằng em chuyển vào SG sinh sống. Nó vào được 6 tháng thì nhà cháu vào chơi. Đến lúc bảo nó :"mày cho tao mượn cái bát", nó trợn tròn mắt ra vẻ ko hiểu. Mới sực nhớ trong đó gọi là chén nên sửa lại là mượn cái chén. Rồi nghĩ ức quá chửi nó một trận rồi đi về. Móa, mới có 6 tháng mà nó quên sạch tiếng HN chắc?

Thành phần như bạn cụ là e thì e cũng chửi, ra cái vẻ

Tôi vào SG đã lâu nói cái gì người ta cũng hiểu, vậy là tôi thấy ok rồi.

Tôi về quê cũng chả ai nhìn tôi lạ lẫm cả, thế tôi chả thấy thế nào là vùng miền gì cả. Chỉ có các anh chả mấy khi đi đâu bước ra khỏi ngõ mới để ý cái giọng nói các anh thôi.

Page 3

Nhại giọng , nhại tiếng này phải nói đến bọn hề sĩ , quanh đi quẩn lại suốt ngày lôi cái kiểu nhại giọng dân Quảng Nam vào để cố tình gây cười . Nhiều đến nỗi mà cảm thấy chương trình nào cũng thấy bọn chúng dùng mảng miếng này

Nhiều người đến học vấn với xuất thân hoặc thậm chí năm sinh còn đổi được thì tiếng có là cái gì. Chả có gì phải bàn luận cả. Quyền của người ta. Kể cả người ta lựa chọn đổi quốc tịch cũng là lựa chọn của riêng người ta thôi.

Em rất ghét giọng bắc pha nam của mấy người bắc sống trong SG , nay có thớt này mới được nói ra . Còn chuẩn giọng bắc hay nam hay xứ nghệ em đều thấy bình thường

Em rất ghét giọng bắc pha nam của mấy người bắc sống trong SG , nay có thớt này mới được nói ra . Còn chuẩn giọng bắc hay nam hay xứ nghệ em đều thấy bình thường

Sống lâu năm ở một địa phương, sẽ bị ảnh hưởng bởi giọng nói của người dân nơi đó. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên.

Nói đến vấn đề này nhậy cảm lắm, thôi e đi ra. E cũng đi khắp hết các vùng rồi, nói mọi người cũng vẫn hiểu và mọi người nói e cũng cố gắng nghe để hiểu.

Em viết đoạn này:

"Công dân mạng lại ồn lên vụ nhại tiếng, bọn phân biệt kỳ thị vùng miền m.õm vuông lại tiếng bấc tiếng chì, lại bỉ bôi, lại xúc xiểm, rộn hết làng. Câu thành ngữ: "Chém cha không bằng pha tiếng" lại được trích xuất sử dụng, để bật lại bọn m.õm vuông nhại giọng. Nhưng có vẻ khá nhiều người hiểu chưa đúng về câu nói thậm xưng này. Câu đó không chỉ dành cho các đối tượng chuyên nhại giọng, bắt chước thổ ngữ địa phương khác vì các lý do khác nhau, kể cả lý do châm chọc, chế giễu ngữ âm của người khác. Câu này thường dùng khi các tiền nhân cảnh báo, răn đe các tha nhân hậu bối khi tha hương không được quên tiếng mẹ đẻ, không được làm pha tạp thổ ngữ nơi chôn rau cắt rốn của mình. Việc giữ gìn tiếng nói, thổ ngữ địa phương cũng là cách giữ gìn bản sắc quê hương và làm giàu có thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc, vốn đa sắc màu và chứa đựng các lớp trầm tích văn hoá, được tiếp nối và truyền thừa qua các thế hệ. Nó thể hiện phông văn hoá, tư duy và bản lĩnh mỗi tha nhân, cũng là cách làm giàu có thêm tâm hồn con dân Việt. Trong khi thế giới văn minh đang đua nhau học tập để trở thành công dân quốc tế, tiến tới một thế giới đa sắc thái, đa văn hoá trên một nền tảng văn minh phổ quát, thì vẫn nẩy nòi ra các thành phần lỗi gien kỳ thị vùng miền. Chúng tự xây ra các "chuồng trại"; các "khu cách ly văn hoá" để giam hãm bản thân vào các vùng tăm tối nhất.

Thật đáng thương! Và còn tệ hại hơn cả "chém cha"

Còn PGS - TS Phạm Văn Tình trên báo Lao động lại giải thích khác, và có vẻ rất nhiều người hiểu theo nghĩa này:

"Hẳn là những ai ý thức được ý nghĩa của lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày đều hiểu rất rõ giá trị của câu tục ngữ này. Với người Việt, việc tự dưng ai đó lôi tên bố mẹ mình ra để chửi rủa thì đó quả là xúc phạm lớn lao [vì tên tuổi cha mẹ, ông bà, người thân... luôn luôn là một biểu tượng thiêng liêng, cần tôn kính, chỉ được nhắc lại một cách trang trọng]. Ấy vậy mà việc “chửi cha” kia vẫn không bằng việc ai đó lại cố tình “pha tiếng” của họ. Pha tiếng ở đây là gì và câu tục ngữ trên có ý nghĩa thế nào? Trong “Từ điển tục ngữ Việt” [NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2010], Nguyễn Đức Dương đã giải thích câu này là: “Chửi cha [người ta] cũng chẳng làm họ khổ tâm bằng cố nhại giọng nói của họ. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Nhại giọng người ta còn tệ hơn là chửi cha của chính họ”. [tr.225] Nhại giọng người khác có khi là để trêu chọc vui đùa, nhưng nhiều khi [mà đây mới là vấn đề đáng nói] người ta cố tình nhại giọng để chế giễu, dè bỉu... Khi nhại, người ta cố tình nhắc lại cách phát âm [một vài từ hoặc vài câu] của đương sự bằng cách đay lại, với dụng ý làm rõ nét khu biệt âm thanh của ai đó so với nét chuẩn đang tồn tại. Đó là sự khác biệt của biến thể phương ngữ so với ngôn ngữ một vùng miền nào đấy [mà thường là so với ngôn ngữ toàn dân]. Hành vi “pha tiếng” bằng cách cố tình nhái giọng thổ ngữ của người khác rõ ràng là rất đáng trách, phải hết sức thận trọng. Nếu không rất có thể từ hành động này sẽ dẫn đến sự phản ứng bất thường, thậm chí nguy hiểm. Bởi vì sản phẩm lời nói của mỗi người chính là sự thể hiện rõ nhất cốt cách, nét riêng biệt... của họ. Ta đưa ra chế giễu là chạm vào lòng tự trọng của họ. Tôi đã có lần chứng kiến một cuộc ẩu đả “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” của một nhóm bạn, khi anh nọ giễu nhại lại câu nói của anh kia: “Ai chả biết, “thời khảng chiển cha mi là du cứt, ngủ lẫn với ròi [thời kháng chiến cha mi là du kích, ngủ lẫn với ruồi]”. Những lời nói như vậy, nhiều khi còn “ác độc” hơn cả một câu chửi. Hãy cẩn thận, dân gian từng có câu “lời nói đọi máu” mà! Thế mà lạ thay, lại có người cố tình tìm cách “pha tiếng” để làm thân. Tôi có một lần đi công tác cùng với một anh bạn về vùng Hà Tĩnh. Tôi vô cùng ngạc nhiên là khi trở lại quê, thăm bà con làng xóm, anh bạn tôi đột nhiên trở giọng, nói đặc sệt giọng Can Lộc - Hà Tĩnh, vừa nặng vừa mang âm sắc miền Trung. Anh ta cố tình hạ giọng trầm, luyến láy cách phát âm với các bà, các cụ... cứ y như một chàng trai Nghệ Tĩnh chính hiệu. Nhận ra sự ngỡ ngàng của tôi, anh bạn nọ giải thích rằng, anh cố tình làm như vậy để tạo nên sự hoà đồng với bà con họ tộc. Chứ cứ nói giọng Hà Nội “nhẹ nhàng cơn gió thoảng” thì e rằng lạc điệu quá, tạo khoảng cách, dễ xa nhau mà mất đi sự thân thiết. Tôi nghe và càng nghe càng thấy không ổn. Thứ nhất, là dù có cố công luyện giọng đến mấy, anh bạn tôi cũng không tài nước bắt chước được giọng vùng quê Can Lộc thứ thiệt này. Nó có nét riêng và đó là nét “độc tôn” của họ. Nghe anh nói, về âm sắc thì “cọc cạch” còn về từ ngữ thì “tréo ngoe” ầm ầm. Bởi vẫn đang tồn tại một khối lượng từ vựng khá lớn không hoàn toàn giống với ngôn ngữ toàn dân [mà Hà Nội đang được coi là tiêu biểu]. Không chỉ “mô, chi, răng, rứa” mà còn “mụ, mự, nỏ, chộ, trôốc, rôộc, chấp vả...” và rất nhiều từ ngữ khác là “đặc sản” của vùng này [mà với một thanh niên lớn lên, xa quê từ tấm bé, anh sẽ rất khó có khả năng nhập tâm trong vài ba tháng chứ chưa nói đến vài ba ngày]. Thứ hai, sự cố tình “lên gân” thái quá một cách nói trong cộng đồng ngôn ngữ khá lạ lẫm đã làm cho ngôn từ của anh ta trở nên “dở dơi dở chuột”. Nó mất hẳn sự tự nhiên vốn có mà trở nên gượng gạo, khó nghe. Thành ra, ngay cả những người vô tâm nhất cũng dễ dàng nhận ra anh chàng kia đang “đóng kịch” với dân làng. Không có gì vô duyên hơn là đóng kịch ngôn từ. Nó lạc lõng, vô hồn và mất hẳn sự sinh động vốn có của ngôn ngữ đời thường. Tôi im lặng nghe anh nói mà phát ngán. Chà, “yêu nhau như thế đúng là bằng mười phụ nhau”. Lại có mấy cô sinh viên trẻ trung xinh đẹp, mới ở quê lên học và ra chợ Hà Nội mặc cả mua hàng. Dù các nàng cố tình bắt chước theo giọng nói Thủ đô [chắc để khỏi lạc điệu và hy vọng mấy bà bán hàng khỏi bắt chẹt] thì cũng chỉ vài ba câu thôi là mẹo kia bị lộ tẩy. Giá cứ trao đổi bình thường bằng chất giọng các cô thường nói [từ “Hà Tây quê lụa” hay từ “Nghệ Tĩnh quê choa”] thì còn nghe được. Đằng này, sự uốn éo “làm duyên” kia chẳng khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”. Các bà bán hàng “sành sỏi” ở chợ Cầu Giấy hay Thanh Xuân... vẫn cứ thản nhiên “chém” các nàng [mà có khi còn thẳng tay chém mạnh hơn]. Bởi qua cách hành xử ngôn từ vụng về đó, họ đã nhận ra các cô em này đang bị “quê hai lần quê”.

PGS TS PHẠM VĂN TÌNH

Theo các lão nạp thì cách hiểu như thế nào là đúng hơn?

Em cũng bắt gặp mấy tút chia sẻ trên FB cái bài viết châm biếm sự nói ngọng và phương ngữ của các anh bồ đội hay người hỗ trợ mua hàng trong đợt dịch. Em nghĩ nó chỉ như các cụ ta hay gọi là tếu táo không đúng lúc và một kiểu chọc cười thiếu văn hóa thôi. Chưa đủ nâng tầm để gán ghép với chuyện "chửi cha pha tiếng". Tác giả của kiểu chọc cười thô thiển ấy thực ra không có dụng tâm gì đáng để quy kết thành to chuyện như là phân biệt vùng miền phân biệt văn hóa. Chỉ đơn giản như mấy trò dựng chuyện câu viu nhảm nhí trên mạng hàng ngày thôi. Bởi thế, giống như cục phân trong lúc chưa được dọn dẹp thi ai thấy nấy tránh, kệ nó đi là tự nó chết. Chứ nâng tầm cục phân gán cho nó nào thì phân biệt vùng miền, nào thì chia rẽ khối mất đoàn kết dân tộc thì lại thành vinh dự cho nó quá.

Nếu mà bàn về chửi cha pha tiếng, em quê Cuốc Oai ngày xưa đi học đã từng oánh nhau toác đầu với thằng bên cạnh nó trêu mình lúc hát Cuốc ca đến đoạn "Bước chân rốn vàng trên đường gấp ghếnh xà". Thằng ấy mà thời bây giờ, nhẽ phải bỏ nước mà đi chứ không thì chết đòn.

Tiểu thí chủ e thấy nói về nhại tiếng hợp lý hơn. Chứ nói về giữ gốc nghe dống ban tiên dáo, khiên cưỡng có sự cố ý lái. Lý do là chém cha [chửi cha] của đối thủ, thì tương ứng cũng phải pha tiếng của đối thủ ^^

Còn nếu với 1 thằng dám chém / chửi cha thì . nó ko nghĩ đc đến vc giữ cội nguồn. Ko ai đi khuyên bảo loại này cạ ^^ nó lại chém chết toi.

"Chửi cha không bằng pha tiếng" ý là bị người khác nhại tiếng để trêu chọc mình thì ức còn hơn nó réo tên cha mình lên nó chửi. Gốc tích của cái hèm này là ở chỗ cư dân nông nghiệp tổ tiên chúng mình ngày xưa mặc dù tụ tập trên một vùng châu thổ khá là rộng so về mật độ dân cư nhưng lại bị chia tách thành nhiều các cộng đồng nhỏ hơn do các điều kiện khách quan về cư trú và di dân. Có trường hợp hai thôn trong cùng một làng mà tiếng nói khác nhau về âm tiết âm vực. Đặc biệt hơn nữa là xã hội quân chủ Nho giáo Việt Nam khuyến khích sự co cụm của đơn vị hành chính hạt le...à nhầm.. hạt nhân làng xã. Mỗi làng xã như một pháo đài riêng biệt, ngầm kình địch với làng xã bên cạnh. Bởi thế thanh niên làng này nhại tiếng thanh niên làng kia là cả một câu chuyện, oánh nhau toác xác chứ không phải đùa.

Thời bây giờ nước mình cụng huề rơm chổ, xã hội phẳng đét như cái bánh tráng cộng thêm mạng mẽo các thứ dẫn tới đã cởi mở hòa đồng hơn rất nhiều ngày xưa. Sự chửi cha pha tiếng chỉ còn là trò đùa hơi kém văn hóa tí thôi chứ không còn nặng nề như xưa kia tư duy làng xã phân biệt cát cứ.

Chỉnh sửa cuối: 27/8/21

Em rất ghét giọng bắc pha nam của mấy người bắc sống trong SG , nay có thớt này mới được nói ra . Còn chuẩn giọng bắc hay nam hay xứ nghệ em đều thấy bình thường

Nếu cụ vào SG trong 1 thời gian dài, cụ sẽ ko ghét như thế đâu. Nếu cụ phải giao tiếp nhiều vs người MN, nhất là làm ở mảng kinh doanh, dịch vụ....cụ ko nói theo phương ngữ ấy thì giao dịch sẽ rất mất thời gian để nhắc đi nhắc lại ý mình muốn nói, phải giải thích rất lằng ngoằng....Chính vì thế, người Bắc buộc phải hòa nhập để thích nghi vs người địa phương, Và ngược lại, khi người MN ra ngoài Bắc sinh sống cũng phải làm theo cách này.

Như tôi, chỉ là người gốc Bắc, lúc còn làm GV, thời gian đầu khi đọc cho HS viết bài, chúng viết sai bét nhè. Ví dụ, từ "quốc gia" chúng cứ viết thành "cuốc gia"...chỉnh mãi mà ko đc, sau phải đọc thành "quấc gia" như giọng MN mới ổn.

Ngôn ngữ pha tạp là chuyện bình thường. Anh-Mỹ còn chê nhau ầm ầm.

2 chắc chắn là nhiều hơn 1

người ta đúng câu tục Ngữ là " Chửi Cha không bằng pha tiếng" ông thớt chế cháo thành "Chém Cha" Chửi Cha là hành động rất là bất hiếu của nghịch tử khó dạy rồi. ở đây có tư tưởng "Chém cả Cha" thì trời đất không dung thứ. Ông cũng thuộc dạng chế cháo chả tốt lành gì mấy đứa pha tiếng.

Có khi Cụ cũng có biểu hiện của sự kỳ thj cực đoan

Vầng cụ , có lẽ phải chỉnh lại , nhưng ngày xưa bật TV lên nghe mấy nhân vật dạy nấu cơm với tay siêu mẫu Bình Minh gì đó nói , nghe được vài câu muốn tắt , giọng rất nhá nhem , kiểu xăng pha nhớt

Vầng cụ , có lẽ phải chỉnh lại , nhưng ngày xưa bật TV lên nghe mấy nhân vật dạy nấu cơm với tay siêu mẫu Bình Minh gì đó nói , nghe được vài câu muốn tắt , giọng rất nhá nhem , kiểu xăng pha nhớt

Công nhận. Em người khu 3 đét đèn đẹt, hội bạn em hay la cà cũng vậy, thời gian ở Nam nhiều hơn ở Bắc nhiều mà không có ai pha tiếng, xưa bé giờ vẫn vậy, có vài danh từ đổi như chén bát heo lợn... nhưng vẫn giữ giọng Bắc. Chả có lý do gì mà phải nói khác đi. Em rất không thích pha tiếng kiểu ăn ăn em em [anh anh em em], em chắc hội này có tính khí làm màu, dẻo mỏ.

Tuy nhiên theo em, vd làm giáo viên thì nên đổi một chút cho dễ nghe dễ hiểu, vì một số vùng nói có âm vực nghe như đang giận dữ... hét như bị rắn cắn.

Mỗi khi vào các miền trong từ ĐN trở vào. Mỗi khi trò chuyện E hay đệm theo những câu nói vùng miền của họ. Ko phải E có ý trêu đùa hay dèm pha giọng hay tiếng của họ. Nhưng E lại hay có thói quen ấy. Thằng E đi cùng E lại hay phê bình E về chuyện này. Nó nói rằng chém cha ko bằng pha tiếng. Như vậy là dễ ăn đòn blabla...
E cảm nhận của mình khi nói theo tiếng của họ có cái gì đó gần gũi và thân thuộc hơn. Ko biết có nên như vậy ko hay nên tránh

Không nên, cứ là mình mà triển.

Nếu cụ vào SG trong 1 thời gian dài, cụ sẽ ko ghét như thế đâu. Nếu cụ phải giao tiếp nhiều vs người MN, nhất là làm ở mảng kinh doanh, dịch vụ....cụ ko nói theo phương ngữ ấy thì giao dịch sẽ rất mất thời gian để nhắc đi nhắc lại ý mình muốn nói, phải giải thích rất lằng ngoằng....Chính vì thế, người Bắc buộc phải hòa nhập để thích nghi vs người địa phương, Và ngược lại, khi người MN ra ngoài Bắc sinh sống cũng phải làm theo cách này.

Như tôi, chỉ là người gốc Bắc, lúc còn làm GV, thời gian đầu khi đọc cho HS viết bài, chúng viết sai bét nhè. Ví dụ, từ "quốc gia" chúng cứ viết thành "cuốc gia"...chỉnh mãi mà ko đc, sau phải đọc thành "quấc gia" như giọng MN mới ổn.

Giống em khi vào of cũng cố hết sức dùng những từ địa phương mà đa số người đọc sẽ hiểu để viết chứ ngoài đời mà nói như vậy thì lại có nhiều người không hiểu

"Chửi cha không bằng pha tiếng" ý là bị người khác nhại tiếng để trêu chọc mình thì ức còn hơn nó réo tên cha mình lên nó chửi. Gốc tích của cái hèm này là ở chỗ cư dân nông nghiệp tổ tiên chúng mình ngày xưa mặc dù tụ tập trên một vùng châu thổ khá là rộng so về mật độ dân cư nhưng lại bị chia tách thành nhiều các cộng đồng nhỏ hơn do các điều kiện khách quan về cư trú và di dân. Có trường hợp hai thôn trong cùng một làng mà tiếng nói khác nhau về âm tiết âm vực. Đặc biệt hơn nữa là xã hội quân chủ Nho giáo Việt Nam khuyến khích sự co cụm của đơn vị hành chính hạt le...à nhầm.. hạt nhân làng xã. Mỗi làng xã như một pháo đài riêng biệt, ngầm kình địch với làng xã bên cạnh. Bởi thế thanh niên làng này nhại tiếng thanh niên làng kia là cả một câu chuyện, oánh nhau toác xác chứ không phải đùa.

Thời bây giờ nước mình cụng huề rơm chổ, xã hội phẳng đét như cái bánh tráng cộng thêm mạng mẽo các thứ dẫn tới đã cởi mở hòa đồng hơn rất nhiều ngày xưa. Sự chửi cha pha tiếng chỉ còn là trò đùa hơi kém văn hóa tí thôi chứ không còn nặng nề như xưa kia tư duy làng xã phân biệt cát cứ.

Nếu như cụ nói "Đặc biệt hơn nữa là xã hội quân chủ Nho giáo Việt Nam khuyến khích sự co cụm của đơn vị hành chính hạt le...à nhầm.. hạt nhân làng xã. Mỗi làng xã như một pháo đài riêng biệt, ngầm kình địch với làng xã bên cạnh. " Thì em thấy vữn, vữn giữ được đấy có mất đi đâu mà no
. Chửi nhau tóe khói vùng miền ở of đấy thây.

Page 4

Sống lâu năm ở một địa phương, sẽ bị ảnh hưởng bởi giọng nói của người dân nơi đó. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên.

Nhầm rồi Cụ, có ngừoi họ sống rất lâu trong Nam nhưng vẫn nói hoàn toàn giọng Bắc, cái chính là phụ thuộc vào con ngừoi đó thôi. Thấy thích nói tiếng Bắc pha nam nên nói thôi.

Nhầm rồi Cụ, có ngừoi họ sống rất lâu trong Nam nhưng vẫn nói hoàn toàn giọng Bắc, cái chính là phụ thuộc vào con ngừoi đó thôi. Thấy thích nói tiếng Bắc pha nam nên nói thôi.

Người Bắc vào Nam năm 54, sắp được thế kỷ mà một số vữn giọng Bắc nhé vd vùng Đông Nam bộ.
Còn vào một số tỉnh Tây Nam bộ xịn, thì nhiều người chuyển hẳn sang giọng địa phương. Vì cc Tây Nam bộ mới là phân biệt giọng nói.

Chỉnh sửa cuối: 27/8/21

E ra HN học và lv cũng mười mấy năm nhg vẫn nói giọng Nghệ, tất nhiên mình cũng điều chỉnh từ ngữ và nói chậm lại. Thi thoảng có đồng nghiệp hỏi sao k chỉnh lại cho giống giọng Bắc, còn bạn bè thì chẳng thấy đứa nào ý kiến gì. E giao tiếp với khách hàng cũng ít khi họ phải hỏi lại, nhg ví dụ đi mua hàng ở chợ hay shop rất hay bị nhân viên bán hàng hỏi lại vì k nghe rõ. Cho nên e nghĩ có khi mình nói chỉ là 1 phần, 1 phần là bên kia có để ý nghe mình hay k, và khác biệt về tiếng địa phương nhiều khi chỉ là cái lý do cho sự phân biệt thôi.

Em thì muốn pha thì pha, muốn nhại thì nhại, em nghe hiểu được là được. Còn nói thì em luôn cố dùng từ phổ thông cho dễ nghe [mà quê em một phần dp địa điểm, một phần giờ đọc sách đọc báo, xem thời sự nhiều nên ít dùng từ rặt địa phương lắm].

Lên fb thấy người ta làm hò, vè bằng giọng quê em đọc chỉ thấy buồn cười.

Nếu như cụ nói "Đặc biệt hơn nữa là xã hội quân chủ Nho giáo Việt Nam khuyến khích sự co cụm của đơn vị hành chính hạt le...à nhầm.. hạt nhân làng xã. Mỗi làng xã như một pháo đài riêng biệt, ngầm kình địch với làng xã bên cạnh. " Thì em thấy vữn, vữn giữ được đấy có mất đi đâu mà no

. Chửi nhau tóe khói vùng miền ở of đấy thây.


Vâng, có nhẽ giờ vẫn thế. Có khác chăng là cách thể hiện ra bên ngoài thôi.

Em cũng bắt gặp mấy tút chia sẻ trên FB cái bài viết châm biếm sự nói ngọng và phương ngữ của các anh bồ đội hay người hỗ trợ mua hàng trong đợt dịch. Em nghĩ nó chỉ như các cụ ta hay gọi là tếu táo không đúng lúc và một kiểu chọc cười thiếu văn hóa thôi. Chưa đủ nâng tầm để gán ghép với chuyện "chửi cha pha tiếng". Tác giả của kiểu chọc cười thô thiển ấy thực ra không có dụng tâm gì đáng để quy kết thành to chuyện như là phân biệt vùng miền phân biệt văn hóa. Chỉ đơn giản như mấy trò dựng chuyện câu viu nhảm nhí trên mạng hàng ngày thôi. Bởi thế, giống như cục phân trong lúc chưa được dọn dẹp thi ai thấy nấy tránh, kệ nó đi là tự nó chết. Chứ nâng tầm cục phân gán cho nó nào thì phân biệt vùng miền, nào thì chia rẽ khối mất đoàn kết dân tộc thì lại thành vinh dự cho nó quá.

Nếu mà bàn về chửi cha pha tiếng, em quê Cuốc Oai ngày xưa đi học đã từng oánh nhau toác đầu với thằng bên cạnh nó trêu mình lúc hát Cuốc ca đến đoạn "Bước chân rốn vàng trên đường gấp ghếnh xà". Thằng ấy mà thời bây giờ, nhẽ phải bỏ nước mà đi chứ không thì chết đòn.

Dân hiểu sai là bình thường, nhưng tầm GS - TS mà giải thích sai thì khá buồn cười. Từ khi mới 10 tuổi em đã được giải thích rất kỹ câu nói này, dù em ở HN, và không có ý định thiên di xa xứ. Pha tiếng là bị lẫn phương ngữ nơi khác, pha tiếng là không còn giữ được thổ ngữ bản địa, không giữ đươc bản sắc quê cha đất tổ. Pha tiếng không thể đồng nghĩa với "nhại tiếng"được. Nhại tiếng là do người ngoài cố ý, pha tiếng là lỗi do chính mình... Các cụ hay có lối ví von thậm xưng. Chửi/chém cha được coi là đại bất hiếu, vẫn không thấm gì với việc bị pha tiếng.

Giải thích như ông tiến sỹ kia e rằng sai hết lời các cụ dạy

Nhại giọng , nhại tiếng này phải nói đến bọn hề sĩ , quanh đi quẩn lại suốt ngày lôi cái kiểu nhại giọng dân Quảng Nam vào để cố tình gây cười . Nhiều đến nỗi mà cảm thấy chương trình nào cũng thấy bọn chúng dùng mảng miếng này

Bọn hề sĩ nhại giọng pha trò, dân nghe vẫn cười hô hố mà cụ Các ca sĩ cả nước vẫn "nhại giọng" hát giọng Hà Nội, cũng không thấy ai cảm thấy xúc phạm như chửi cha.

Nhại giọng khác với pha tiếng cụ ạ

Nhiều người đến học vấn với xuất thân hoặc thậm chí năm sinh còn đổi được thì tiếng có là cái gì. Chả có gì phải bàn luận cả. Quyền của người ta. Kể cả người ta lựa chọn đổi quốc tịch cũng là lựa chọn của riêng người ta thôi.

Quan điểm các cụ thời hủ nho khác quan điểm thời nay cụ ạ

Em rất ghét giọng bắc pha nam của mấy người bắc sống trong SG , nay có thớt này mới được nói ra . Còn chuẩn giọng bắc hay nam hay xứ nghệ em đều thấy bình thường

Nhiều người bắc 54 vẫn giữ được giọng Bắc chuẩn từ ngữ điệu đến từ ngữ, kể cả sau này sang Mỹ già sắp đóng hộp vẫn y xì giọng quê hương. Cái này là bản lĩnh đấy

Nói ko có ý phân biệt vùng miền, nhưng người Tàu, người HN, Thanh - Nghệ - Tĩnh làm tốt nhất

Giọng vùng miền nào thuần chất em đều thấy có cái hay của nó , chỉ cần khi nói đừng lạm dụng từ địa phương , từ địa phương thì chỉ dùng với nhau còn khi nói chuyện với người khác thì không nên dùng vì họ sẽ không hiểu Tương tự , một số nơi mà viết và phát âm xa nhau nhiều quá thì phải nói chậm để người nghe có thể hiểu được , ví dụ địa phương nào nói cái xế độp thì nên nói chậm để người nơi khác gắng dịch là họ muốn nói cái xe đạp , tương tự một số vùng không phát âm chuẩn được các từ có đuôi uôi ,oai ...vv vì em đã nhầm cái kiếm thành cái kim khi họ nói quá nhanh . Khi xảy ra việc này thì phía người nói là có lỗi còn việc phân biệt vùng miền do nói nặng nói nhẹ ở âm điệu thì định kiến thuộc về người nghe , cái này cũng khá phổ biến và em phản đối việc này Quay lại chủ đề thớt , có bài thơ Đường khá hay mà em vẫn nhớ Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

Chỉnh sửa cuối: 27/8/21

người ta đúng câu tục Ngữ là " Chửi Cha không bằng pha tiếng" ông thớt chế cháo thành "Chém Cha" Chửi Cha là hành động rất là bất hiếu của nghịch tử khó dạy rồi. ở đây có tư tưởng "Chém cả Cha" thì trời đất không dung thứ. Ông cũng thuộc dạng chế cháo chả tốt lành gì mấy đứa pha tiếng.

Cụ trẻ ăn nói mất dạy quá, và rất hồ đồ tôn thất học
"Chửi/chém cha không bằng pha tiếng" là 2 dị bản có thật ngoài đời

Ngày trước có thằng em chuyển vào SG sinh sống. Nó vào được 6 tháng thì nhà cháu vào chơi. Đến lúc bảo nó :"mày cho tao mượn cái bát", nó trợn tròn mắt ra vẻ ko hiểu. Mới sực nhớ trong đó gọi là chén nên sửa lại là mượn cái chén. Rồi nghĩ ức quá chửi nó một trận rồi đi về. Móa, mới có 6 tháng mà nó quên sạch tiếng HN chắc?

Loại này là a dua a đòi chứ không hiểu cái gì.

Lắm bố lớn rồi đi sinh sống ở vùng khác ra cái vẻ quên hết tiếng địa phương. Chỉ trẻ con mới bị pha tiếng khi đến ở vùng đất khác trong thời gian đầu, người trưởng thành thì không bao giờ. Sài gòn rất nhiều dân bắc vào sinh sống. Họ vẫn giữ được giọng bắc trong khi thế hệ con cháu họ nói giọng nam đặc sệt.

E ra HN học và lv cũng mười mấy năm nhg vẫn nói giọng Nghệ, tất nhiên mình cũng điều chỉnh từ ngữ và nói chậm lại. Thi thoảng có đồng nghiệp hỏi sao k chỉnh lại cho giống giọng Bắc, còn bạn bè thì chẳng thấy đứa nào ý kiến gì. E giao tiếp với khách hàng cũng ít khi họ phải hỏi lại, nhg ví dụ đi mua hàng ở chợ hay shop rất hay bị nhân viên bán hàng hỏi lại vì k nghe rõ. Cho nên e nghĩ có khi mình nói chỉ là 1 phần, 1 phần là bên kia có để ý nghe mình hay k, và khác biệt về tiếng địa phương nhiều khi chỉ là cái lý do cho sự phân biệt thôi.

Chúc mừng cụ giữ được bản sắc quê hương Nhưng đúng ra thời hội nhập thì cũng nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông cho dễ giao tiếp.

Thớt này em chỉ muốn phân tích ý nghĩa đúng của câu thành ngữ trên mà thôi, cái này là hủ nho thời xưa mà

Loại này là a dua a đòi chứ không hiểu cái gì.

Lắm bố lớn rồi đi sinh sống ở vùng khác ra cái vẻ quên hết tiếng địa phương. Chỉ trẻ con mới bị pha tiếng khi đến ở vùng đất khác trong thời gian đầu, người trưởng thành thì không bao giờ. Sài gòn rất nhiều dân bắc vào sinh sống. Họ vẫn giữ được giọng bắc trong khi thế hệ con cháu họ nói giọng nam đặc sệt.

Từ "pha tiếng" dễ hiểu như vậy mà nhiều người vẫn hiểu sai cụ nhỉ?
Các cụ ngày xưa hủ nho, khắt khe câu nệ và mang tính cục bộ địa phương nên dạy con cháu hơi quá.

Ngày xưa ở bộ đội hay đánh nhau nhất vì chuyện này.

Ngày xưa ở bộ đội hay đánh nhau nhất vì chuyện này.

Không đúng, bộ đội hay nhại tiếng, đọc thơ vè chế giễu quê của nhau cho vui, ít khi xô xát vì chuyện này. Nhưng oánh nhau vì vùng miền, vì đồng hương là có

Lính khi huấn luyện toàn cùng quê thì phang lẫn nhau, sau này tách ra các đơn vị đủ lính các vùng quê khác nhau thì lại có trò bảo vệ đồng hương. Cơ mà nguyên nhân vô vàn, không phải từ nhại giọng đâu

người ta đúng câu tục Ngữ là " Chửi Cha không bằng pha tiếng" ông thớt chế cháo thành "Chém Cha" Chửi Cha là hành động rất là bất hiếu của nghịch tử khó dạy rồi. ở đây có tư tưởng "Chém cả Cha" thì trời đất không dung thứ. Ông cũng thuộc dạng chế cháo chả tốt lành gì mấy đứa pha tiếng.

Em nghĩ chửi/chém cha là hành động của người khác vào cha ông kia chứ ko phải 1 ông chửi/chém cha của chính ông ấy.

Tuy nhiên, ai cũng có quyền hiểu theo cách hiểu riêng.

Quan điểm của em, Câu “ Chửi cha không bằng pha tiếng “ mang ý nghĩa pha tiếng “ nặng nề “ với người nghe như mức độ “ chửi cha “, chứ không so sánh được bằng hay không bằng ở đây được. Các cụ ngày xưa bóng gió nhiều chứ không đào sâu hơn như tác giả cố tình phân tích, hơn kém sao mà biết được, buồn cười! Những cái ví dụ khác của cụ tiến sĩ cũng linh tinh, vì nó thuần tuý là cách chơi chữ xúc phạm vùng miền chứ không phải là “ pha “. Nó không thường xuyên nên không đại diện gì ở đây hết. Có lúc cụ tiến sĩ còn nhầm “ nhại “ với “ pha “, khác nhau hoàn toàn.

Vụ mua bán ngoài chợ Cầu Giấy lại càng vui, vì tác giả chả hiểu ccm gì về giọng Hn cả, và bản chất của câu chuyện cũng không liên quan pha tiếng hay mợ bán chợ bắt thóp cái gì. Nói chung gượng gạo, “ tôi từng nghe “, “ tôi đã từng thấy “…

.


Còn thì cụ nào ở Hn lâu thì thấy, người Hn thật ra không giỏi bắt chước giọng vùng miền, phần lớn không thể cũng không hiểu tại sao. Chứ không phải bản lĩnh như cụ Huy nâng tầm.

Từ "pha tiếng" dễ hiểu như vậy mà nhiều người vẫn hiểu sai cụ nhỉ?
Các cụ ngày xưa hủ nho, khắt khe câu nệ và mang tính cục bộ địa phương nên dạy con cháu hơi quá.

Ngôn ngữ là để giao tiếp! Nói đến lần 2 người ta mới hiểu là có vấn đề, nếu đã biết chỗ khác biệt ngôn từ giữa 2 địa phương thì nên sửa để phù hợp khi giao tiếp đỡ mất thời gian của nhau. Ví dụ: cân - ký; bút - viết; còi - kèn; phanh - thắng… Em giao tiếp với các bạn khắp mọi miền đất nước chả thấy vấn đề gì với việc dùng phương ngữ. Đừng cố đổi giọng là được.

Nói chuyện vui trên sóng VHF nhà em, 2 phi công với không lưu nói tiếng Anh với nhau - cuối cùng cà khịa bằng tiếng Việt cho nhanh. Tình huống khẩn cấp cần xác nhận mà cứ ề à: Let me check… mất mịa nó 30s cuộc đời vẫn chưa xác nhận được

Các cụ phải nghĩ rộng ra: giờ mình ra nước ngoài - có khác gì các cụ pha giọng ngôn ngữ của họ đâu! Còn quanh quẩn xó bếp thì thôi!

Chỉnh sửa cuối: 27/8/21

Dân hiểu sai là bình thường, nhưng tầm GS - TS mà giải thích sai thì khá buồn cười. Từ khi mới 10 tuổi em đã được giải thích rất kỹ câu nói này, dù em ở HN, và không có ý định thiên di xa xứ. Pha tiếng là bị lẫn phương ngữ nơi khác, pha tiếng là không còn giữ được thổ ngữ bản địa, không giữ đươc bản sắc quê cha đất tổ. Pha tiếng không thể đồng nghĩa với "nhại tiếng"được. Nhại tiếng là do người ngoài cố ý, pha tiếng là lỗi do chính mình... Các cụ hay có lối ví von thậm xưng. Chửi/chém cha được coi là đại bất hiếu, vẫn không thấm gì với việc bị pha tiếng.

Giải thích như ông tiến sỹ kia e rằng sai hết lời các cụ dạy

"Chém cha không bằng pha tiếng" là dị bản của "Chửi cha không bằng pha tiếng", hoặc ngược lại. Bởi thế có thể có vài cách hiểu khác nhau. Nhưng bản "Chửi....." thông dụng hơn bản "Chém" lão ạ.

Video liên quan

Chủ Đề