Nguyễn thái bình là ai

Sinh viên Nguyễn Thái Bình - Ảnh gia đình

Đó là cơ trưởng Augene F.Vaughn, viên cảnh sát Mỹ William H. Mills và hai người nước ngoài khác.

Cố tình giết chết Nguyễn Thái Bình

Báo cáo kết luận điều tra mật của Bộ tư lệnh Cảnh sát quốc gia miền Nam do chuẩn tướng tư lệnh Nguyễn Khắc Bình gửi Phủ thủ tướng Sài Gòn có những điểm khác với các báo cáo trước đó, nhưng lại đồng nhất chi tiết Nguyễn Thái Bình đã bị bắn như thế nào.

Thậm chí, các cơ quan của chính quyền miền Nam này còn đặt ra câu hỏi tại sao người Mỹ trên chuyến bay 841 PAN AM phải bắn đến chết một sinh viên Việt Nam trong một tình huống thật sự không cần thiết?

Ngược trở lại lúc 13h55, giờ Sài Gòn, ngày 2-7-1972, bản điều tra của cảnh sát ghi chiếc B747 đã hạ cánh xuống đường băng Tân Sơn Nhất. 

Cơ trưởng người Mỹ Vaughn giao cho phi công phụ quyền điều khiển máy bay vào bãi đậu, đồng thời ông ta trả lại cho hành khách William H. Mills [người khởi hành từ phi trường đầu tiên ở San Francisco cùng Nguyễn Thái Bình] khẩu súng lục Smith and Wesson loại 375 Magnum. 

Đây là khẩu súng mà hành khách này khi lên máy bay đã trao cho phi hành đoàn cất giữ theo luật.

Phần III, bản phúc trình của Hội đồng An ninh hàng không ghi rõ: "Mặc dầu Nguyễn Thái Bình đã bị cơ trưởng Vaughn khóa cổ và hành khách khác khóa chân bất động, không hiểu vì lẽ gì cơ trưởng Vaughn còn hô ông Mills bắn nạn nhân tới chết với một ngôn ngữ thô bạo và tục tằn.

Tham chiếu quy ước Tokyo về các biện pháp đối phó với hành động phi pháp nhằm vào ngành hàng không dân sự mà Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết và phê chuẩn, cơ trưởng của phi cơ lâm nạn được quyền yêu cầu sự trợ giúp của hành khách trên phi cơ. 

Tuy nhiên, trong vụ này cơ trưởng Vaughn đã lạm dụng quyền hạn trong việc triệu dụng sự trợ giúp không cần thiết của hành khách và nhất là hô ông Mills bắn năm phát đạn vào Nguyễn Thái Bình, sau khi Bình đã bị khóa chặt cổ và chân tay".

Đặc biệt, bản phúc trình này còn nhấn mạnh một nội dung: "Sau khi đã dùng sức khống chế rồi giết chết Nguyễn Thái Bình, cơ trưởng còn hất Bình lăn xuống đất. 

Hành động này có thể được coi như biểu lộ cho lòng hận thù, khinh miệt, đó là chưa kể cơ trưởng đã di chuyển tử thi trong một vụ án mạng khi chưa có sự hiện diện và đồng ý của thẩm quyền điều tra. Điều này đi ngược với mọi nguyên tắc pháp lý mà một cơ trưởng pháp lý đáng lẽ phải tường tận".

Một chi tiết pháp y rất quan trọng trong bản phúc trình này: "Nạn nhân đã bị bắn năm phát đạn từ sau lưng bằng súng Smith and Wesson 357 Magnum", chi tiết này chứng minh lời các nhân chứng mô tả Nguyễn Thái Bình đã bị gí súng ngay lưng để bắn đến chết khi anh đã bị khống chế nằm xấp xuống sàn phía đuôi máy bay.

Ngoài phúc trình của Hội đồng An ninh hàng không Tân Sơn Nhất và báo cáo điều tra của Bộ tư lệnh Cảnh sát, một mật trình khác được đánh số 177/ HKDS/ KT/KY/M của ông Nguyễn Đình Lân, giám đốc Nha Hàng không dân sự, gửi đến tổng trưởng Trần Văn Viễn, Bộ Giao thông và bưu điện, cũng cho rằng người Mỹ cố tình bắn chết sinh viên Nguyễn Thái Bình. 

Khi tổng trưởng Trần Văn Viễn gửi mật trình lên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, ông vẫn tiếp tục nhấn mạnh chi tiết: mặc dù sinh viên Nguyễn Thái Bình đã bị khống chế nhưng cơ trưởng Vaughn vẫn ra lệnh bắn chết anh.

Nha Hàng không dân sự báo cáo người bắn chết Nguyễn Thái Bình - Tài liệu TTLTQG2

Yêu cầu điều tra bị xếp lại

Trong các mật trình gửi lên cấp trên, Hội đồng An ninh hàng không Tân Sơn Nhất, Nha Hàng không dân sự, Bộ Giao thông và bưu điện đều đề nghị cần điều tra tư pháp độc lập để làm rõ việc tại sao người Mỹ bắn chết sinh viên Nguyễn Thái Bình.

Đại tá Phan Phụng Tiên, chủ tịch Hội đồng An ninh hàng không, còn kiến nghị: "Trường hợp của cơ trưởng Vaughn cũng cần được giới chức có thẩm quyền xét lại vì: về phương diện pháp lý, đương sự [Vaughn] trực tiếp liên hệ đến một vụ án mạng xảy ra trên không phận và địa phận VNCH. 

Về phương diện nghề nghiệp, sự kiện xảy ra cho thấy đương sự đã có thái độ miệt thị, nóng nảy là những thái độ trái ngược lại với đức tính hòa nhã và nhất là trầm tĩnh rất cần thiết cho một cơ trưởng, trách nhiệm cao nhất trên chuyến bay dân sự quốc tế. 

Đó là chưa kể đương sự đã tỏ ra không am hiểu hoặc khinh miệt các nguyên tắc cảnh sát, khi vất thi hài Nguyễn Thái Bình từ phi cơ xuống mặt đất. 

Trường hợp ông Mills đã bắn chết Nguyễn Thái Bình bằng năm phát đạn có thật cần thiết hay không? Vấn đề này có lẽ chỉ được sáng tỏ sau khi tòa án thụ lý nội vụ và cho mở lại cuộc điều tra. 

Nếu quả thật đương sự [Mills] đã có hành động quá đáng, các biện pháp thích nghi cần phải được áp dụng, hầu các sự kiện xảy ra không thể biến thành tiền lệ và có thể tái diễn".

Giám đốc Nha Hàng không dân sự Nguyễn Đình Lân cũng đưa ra các yêu cầu tương tự trong bản mật trình gửi đến tổng trưởng Bộ Giao thông và bưu điện và yêu cầu mở cuộc điều tra tư pháp.

Ngày 11-10-1972, tổng trưởng Trần Văn Viễn gửi tờ trình số 369/GTBĐ/TTK/PC/M đến Phủ thủ tướng đề nghị: "Hành khách Mills đã bắn chết Nguyễn Thái Bình. Vấn đề này chỉ được sáng tỏ sau khi tòa án thụ lý nội vụ và cho mở cuộc điều tra tư pháp nên bộ tôi trân trọng kính trình thủ tướng để thẩm quyết"...

Tuy nhiên, sự kiện này đã bị cố tình đóng kín. Bút phê trên phiếu trình số 566/P.Th.T/STTL, ngày 9-12-1972, người đứng đầu Phủ thủ tướng VNCH Trần Thiện Khiêm chỉ ghi vài từ: "Theo ông tổng trưởng tư pháp cho biết thì Biện lý cuộc Sài Gòn đã cho xếp nội vụ".

Một chi tiết rất ít người biết là ngay sau khi giết hại Nguyễn Thái Bình, viên cảnh sát Mills trở về nước ngay mà không tiếp tục kế hoạch làm việc tại Sài Gòn. Cơ trưởng Vaughn cũng bị Hãng PAN AM cấm đảm nhiệm chuyến bay đến Sài Gòn. 

Tại sao phía Mỹ phải khẩn cấp rút nhân viên mình khỏi Việt Nam?

Quả bom duy nhất của tôi là trái tim tôi

Nguyễn Thái Bình trong bộ đồ nông dân Việt Nam nói chuyện phản đối chiến tranh ở Mỹ - Ảnh tư liệu gia đình

"… Để bảo vệ VN chống lại sự xâm lược của Mỹ, chống lại cuồng vọng man rợ của những kẻ cầm đầu một nước mạnh nhất thế giới, cuộc đấu tranh của nhân dân VN sẽ đầy khó khăn gian khổ.

Hiện nay quả bom duy nhất của tôi là trái tim tôi.

Trái tim này có thể nổ vì tôi chấp nhận sự hi sinh vì đại nghĩa, để kêu gọi tình thương yêu, để khôi phục niềm tin con người vào công lý, để thức tỉnh lương tâm của kẻ thù.

Nếu tôi bị giết, hàng triệu người VN sẽ thay tôi chiến đấu cho đến khi chúng tôi chấm dứt được cuộc chiến tranh bất nhân và vô luân này.

Ký tên

NGUYỄN THÁI BÌNH

Một người Việt Nam

[Trích thư Nguyễn Thái Bình gửi tổng thống Nixon ngày 1-7-1972]

**************

Kỳ 4: Lá thư "sanh ly, tử biệt"

QUỐC MINH

Nguyễn Thái Bình sinh ngày 14 tháng 1, 1948 tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuôc, tỉnh Long An, là con thứ hai trong 9 người con của bà Lê Thị Anh và ông Nguyễn Văn Hai [Thái Bình là con thứ ba trong 12 người con, trong đó 4 người đã chết nếu tính luôn Thái Bình].

Lúc nhỏ, Nguyễn Thái Bình học ở trường sơ cấp Tân Kim [quê ngoại], lên lớp ba chuyển về trường Tiểu học Cần Giuộc [nay là trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình]. Sau khi học xong tiểu học, Thái Bình theo gia đình lên Sài Gòn học tại trường Trung học Pétrus Ký [nay là trường chuyên Phổ thông trung học Lê Hồng Phong, quận 5, TP. Hồ Chí Minh]. Năm 1966, sau khi đỗ Tú tài II, anh lần lượt thi đỗ vào các ngành Y, Dược, Nông Lâm Súc và cả Học viện Quốc gia hành chính của Sài Gòn. Nhưng anh chọn học trường Cao đẳng Nông Lâm Súc, nay là Đại học Nông Lâm. Tháng 3/1968, Nguyễn Thái Bình được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ [USAID] cấp học bổng “lãnh đạo” [Leadership] ở Mỹ. Niên khóa đầu anh học tại trường Cao đẳng Fresno, California. Sau một năm học tại đây, anh thi đỗ và trở thành sinh viên Việt Nam duy nhất theo học tại Đại học Washington. Anh theo học tại Đại học cộng đồng ở Fresno, California một năm rồi chuyển đến Đại học Washington. Dù sống ở Mỹ, giữa chốn ăn chơi đô hội nhưng Nguyễn Thái Bình không bị cuốn hút bởi những thứ đó. Anh luôn day dứt nghĩ về một miền quê đang đắm chìm trong cảnh ly loạn, đạn bom không dứt. Anh tham gia và tổ chức nhiều cuộc biểu tình, mít-tinh, diễn thuyết, hội thảo, viết báo… chống chiến tranh, không những ở Đại học Washington mà còn ở nhiều nơi khác Mùa hè năm 1970, theo AID dành cho học bổng Leadership, sinh viên Nguyễn Thái Bình được về thăm gia đình ở Việt Nam 2 tháng. Vào cuối năm 1971, Nguyễn Thái Bình tăng cường tiếp xúc với các tổ chức và cá nhân người Mỹ phản chiến, hình ảnh của anh liên tiếp xuất hiện trên những bài báo tường thuật các vụ biểu tình phản chiến tại Mỹ. Nguyễn Thái Bình nhanh chóng trở thành một người Việt tích cực trong phong trào chống đế quốc Mỹ xâm lược của người Việt Nam ngay trên đất Mỹ. Anh trở thành biểu tượng về lòng yêu nước của sinh viên Việt Nam trong mắt người nước ngoài. Ngày 10/2/1972, Nguyễn Thái Bình cùng với 9 sinh viên Việt Nam [6 nam và 3 nữ] chiếm văn phòng Tòa lãnh sự chính quyền Sài Gòn ở số 886 Quảng trường Liên Hiệp Quốc, New York, phát đi bản tuyên bố lên án Đế quốc Mỹ xâm lược và Ngụy quyền Sài Gòn. Bản tuyên bố này đã được truyền đi tới các nước như Pháp, Canada và các nước Mỹ La tinh. Tòa lãnh sự đã nhờ cảnh sát Mỹ can thiệp và bắt tất cả các sinh viên. Tháng 5/1972, Nguyễn Thái Bình được công nhận tốt nghiệp hạng danh dự ở Đại học Washington. Tại buổi lễ trao học vị lần thứ 97 của trường này, Thái Bình đã công bố bản “nợ máu của đế quốc Mỹ đối với dân tộc Việt Nam”, làm gián đoạn nghi lễ. Những ảnh hưởng và sự lan tỏa phong trào chống Mỹ tại đất Mỹ đã khiến cho cơ quan Trung ương tình báo Mỹ CIA ngấm ngầm trục xuất Nguyễn Thái Bình về Việt Nam. Ngày hôm trước khi bước lên chuyến bay định mệnh [1/7/1972], Nguyễn Thái Bình đã viết để lại 2 bức thư ngỏ gửi nhân dân yêu chuộng hòa bình công lý trên thế giới và bức thứ hai gửi Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Gần 10 giờ ngày 02/07/1972, Nguyễn Thái Bình bị sát hại trên chiếc máy bay Boeing 747 mang số 841 của Hãng hàng không Liên Mỹ khi đang hạ cánh xuống đường băng phi trường Tân Sơn Nhất. Những nhân viên CIA Cục tình báo Trung ương Mỹ đã đê hèn bắn 4 phát đạn vào ngực của anh và quy anh là “không tặc” định cướp máy bay, đã bị 1 hành khách trên máy bay bắn chết. Người thanh niên vừa tròn 24 tuổi ấy ngã xuống như 1 anh hùng và đi vào cõi bất tử. Gia đình của anh bị Ngụy quyền ở Sài Gòn bắt ngay sau khi anh bị sát hại và cha anh không được dự lễ tang của con mình được tổ chức lặng lẽ vào ngày 6/7/1972.

Năm 1997, ngôi mộ và ngôi nhà Nguyễn Thái Bình sống thời thơ ấu đã được UBND tỉnh Long An ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử - loại hình lưu niệm nhân vật lịch sử. Ngày 23/2/ 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định số 212/QĐ-CTN, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sỹ Nguyễn Thái Bình.

Video liên quan

Chủ Đề