Chuyên đề thơ hiện đại việt nam ngữ văn 9

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. [Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010]

  1. Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí có bạn học sinh viết: Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu trích từ tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên.
  2. Hãy ghi lại tên tác phẩm đã học [ghi rõ tên tác giả] sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí.
  3. Về câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kẻ rằng lúc đầu ông viết là "Đầu súng mảnh trăng treo", sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy.
  4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp với chủ đề: Ba câu kết bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối đề liên kết [gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối]. GỢI Ý: 1 Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí có bạn học sinh viết: Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu trích từ tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên.
  5. Tập thơ "Đầu súng trăng treo"
  6. Sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp 2 Hãy ghi lại tên tác phẩm đã học [ghi rõ tên tác giả] sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí.
  7. Tác phẩm "Làng" [0,25đ]
  8. Tác giả: Kim Lân [0,25đ] 3 Về câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kẻ rằng lúc đầu ông viết là "Đầu súng mảnh trăng treo", sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy. Tác giả bớt chữ "mảnh" bởi câu thơ "Đầu súng trăng treo" vẫn gợi được hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng. Hơn nữa, khi bớt đi một chữ, câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu mũi súng 4 Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp với chủ đề: Ba câu kết bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối đề liên kết [gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối]. Phần mở đoạn đạt yêu cầu [0,25đ] Phần thân đoạn gồm khoảng 12 câu với đầy đủ dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ: Bức tranh đẹp về tình đồng chí: người lính đứng cạnh bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh để chiến thắng cái khắc nghiệt của thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù.  Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: sự hòa hợp giữa súng và trăng toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn, trong cuộc đời người chiến sĩ cách mạng. Súng và trăng là chiến sĩ và thi sĩ, là hiện thực và lãng mạn... Phần kết đoạn đạt yêu cầu
  9. Có sử dụng phép nối [gạch dưới]
  10. Có một câu cảm thán [gạch dưới]

PHIẾU SỐ 2

cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, khi tác giả là chính trị viên Đại đội tham gia chiến dịch Việt Bắc 1947. 2 Giải thích từ Hán Việt “tri kỷ” và tìm một từ thuần Việt đồng nghĩa với nó. Theo em, có thể thay từ thuần Việt đó cho từ “tri kỷ” được không? Vì sao?

  • Tri kỷ: [xét trong câu thơ] thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình. Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ tri kỷ là “bạn thân”.
  • Không thề thay từ “bạn thân” cho từ “tri kỷ” vì nếu thay sẽ làm mất đi sự trang trọng, thiêng liêng... 3 Câu thơ thứ sáu cùa đoạn thơ trên có từ “tri kỷ”. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 - Tập 1 cũng có câu thơ dùng từ “tri kỷ”. Em hãy chép lại câu thơ đó và cho biết tên bài thơ. Cách sử dụng từ “tri kỷ” ở hai bài thơ có gì khác nhau? Trong “Ánh trăng” Nguyễn Duy cũng sử dụng từ “tri kỷ”. “hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ” Cách dùng từ: Từ "tri kỷ" trong hai câu thơ có cùng nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, thấu hiểu tâm tư tình cảm cùa nhau. Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể có nét nghĩa khác nhau, ở câu thơ của Chính Hữu: “tri kỷ” chỉ tình cảm giữa người với người. Còn câu thơ cùa Nguyễn Duy: “tri kỷ” lại chỉ tình bạn giữa vầng trăng với người. 4 Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?
  • Cấu tạo: Dòng thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt
  • Tác dụng: Câu đặc biệt như một lời khẳng định, một phát hiện sự kết tinh tình cảm của người lính. Câu đặc biệt con như bản lề gắn kết hai khổ thơ => Bộc lộ chủ đề tác phẩm. 5 Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính Cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp. Em hãy cho biết tình đồng chí đó được xây dựng dựa trên những cơ sở nào?
  • Sự tương đồng cảnh ngộ nghèo khó
  • Chung lí tưởng, mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc
  • Chung hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của đời lính 6 Bằng một đoạn văn Tổng - Phân - Hợp [khoảng 12 câu], hãy làm rõ nội dung đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một câu ghép.
  • Mở đầu bằng hai câu thơ đối nhau rất chỉnh: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
  • Những người lính đều là con em nông dân từ các miền quê nghèo hội tụ về đây trong một đội ngũ cùng hoàn cảnh nghèo khó. “Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
  • Từ “đôi” chỉ hai người, hai đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn.
  • “Tự phương trời” tuy chẳng quen nhau nhưng cùng đồng điệu trong nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấụ, giữa họ đã nảy nở thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc. “Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!”
  • Từ “chung” bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng...
  • Câu đặc biệt “Đồng chí” làm cho đoạn thơ kết thúc thật đặc biệt, sâu lắng => như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mới. 7 Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. [Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8-10 câu]. a. Khẳng định: Tình đồng chí trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Chính Hữu là một biểu hiện của tình bạn đẹp. b. Giải thích khái niệm:
  • Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng...
  • Tình bạn đẹp là tình bạn gắn bó, yêu thương, sẻ chia, đồng cảm,

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Câu 1: Từ “Đồng chí” nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là “Đồng chí”? Câu 2: Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy. Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viêt một đoạn văn [khoảng 10 câu] theo cách lập luận tồng hợp - phân tích - tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định đề làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội [Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ làm phép thế]. GỢI Ý 1 Từ “Đồng chí” nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là “Đồng chí”? Giải nghĩa tự “Đồng chí” và ý nghĩa nhan đề:

  • Giải nghĩa từ “Đồng chí”: người có cung chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thề chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, “đồng chí” trở thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.
  • Ý nghĩa nhan đề: Bài thơ được đặt tên “Đồng chí” nhằm nhấn mạnh sức mạnh và vè đẹp tinh thần của người lính cách mạng - những người có cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời chống Pháp. Tinh đồng chí vừa là tình chiến đấu, vừa là tình thân. Cả hai đều là máu thịt, hữu cơ, nó là sinh mạng con người cầm súng. Nó còn là lời nhắn gửi, lời kí thác của nhà thơ với người, với mình, nó là tiếng gọi sâu thẳm, thiêng liêng, nó là vật báu phải giữ gìn trân trọng. 2 Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
  • Câu thơ “Giếng nươc gốc đa nhớ người ra lính” diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô tip rất quen thuộc về làng quê của ca dao: “giếng nước gốc đa”.
  • Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và nhân hóa đã góp

phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, cùa người hậu phương đối với người bộ đội. Ngoài ra các biện pháp nghệ thuật đó còn làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại. 3 Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viêt một đoạn văn [khoảng 10 câu] theo cách lập luận tồng hợp - phân tích - tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định đề làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội [Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ làm phép thế]. Viết đoạn văn, đảm bảo các nội dung sau:

  • Tình đồng chí cao đẹp đã mang lại sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc giữa những người đồng đội.
  • Tuy xuất thân từ những làng quê cụ thể khác nhau nhưng những người chiến sĩ ấy đã có cùng một cảnh ngộ.
  • Họ đã phải từ giã ruộng nương, làng mạc để bước chân vào quân ngũ.
  • Họ để lại sau lưng những người thân với cuộc sống khó khăn, vất vả, với những tình cảm nhớ thương tha thiết.
  • Bước chân vào cuộc chiến đấu trong giai đoạn đầu gian khổ, những người lính không có cả những trang phục bình thường, quen thuộc của một người bộ đội.
  • Áo thì rách vai quần thì có vài mảnh vá, chân thì không giày.
  • Nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan: miệng cười buốt giá.
  • Họ lại yêu thương, đoàn kết, gắn bó nhau trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
  • Tình đồng chí như một ngọn lửa nồng đã sưởi ấm tâm hồn, cuộc sống của những người vệ quốc quân Việt Nam.
  • Chính tình đồng chí cao đẹp đó đã mang lại sức mạnh và làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp.

PHIẾU SỐ 4 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”.

Việc bớt đi từ “mảnh” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa:

  • Chữ được bớt là: “mảnh”
  • Tác dụng: Tác giả bớt chữ “mảnh” bởi câu thơ “Đầu súng trăng treo” vẫn gợi được hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng. Hơn nữa, khi bớt đi một chữ, câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh; góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng treo lơ lửng trên đầu mũi súng. 4 Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp với chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối để liên kết [gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối].
  • Trong cảnh “rừng hoang sương muối” - rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, những người lính vẫn đựng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” là tư thế chủ động của người lính
  • Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh là tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Chính tình đồng chí đã sưởi ấm các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá.
  • Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Đây là hình ảnh đẹp nhất, gợi bao liên tưởng phong phú: Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ vả thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Tất cả đã hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn.
  • Ba câu thơ là bức tranh đẹp, là biểu tượng đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí, đồng đội.

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH PHIẾU SỐ 1

Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái”. Câu 1: Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó. Câu 2: Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điểu gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ? Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế [gạch dưới câu phủ định và nhừng từ ngữ dùng làm phép thế]. Câu 4: Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm [được xác định ở câu hỏi 1]. GỢI Ý 1 Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó. Xuất xứ và năm sáng tác:

  • Những câu thơ trích trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
  • Sáng tác năm 1969. 2 Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điểu gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ? Chỉ ra từ phủ định và tác dụng của việc sử dụng từ phủ định:
  • Từ phủ định là từ: “không”
  • Việc dùng liên tiếp từ phủ định trên nhằm khẳng định:
  • Nguyên nhân vì sao chiếc xe không có kính. Đó là do “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.
  • Phản ánh rõ hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước diễn ra trên tuyến đường Trường Sơn.

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

PHIẾU SỐ 2 Trong lời bài hát “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn” có đoạn; “Những đêm Trường Sơn Đường tiền tuyến uốn quanh co Mây trời đẹp quá, vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe".... [Nhạc và lời: Tân Huyền] Câu 1: Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2: Tác giả đã đưa vào trong bài thơ em vừa gợi nhớ một hình ảnh rất độc đảo. Theo em, đó là hình ảnh nào? Việc sáng tạo hình ảnh đó của tác giả nhằm mục đích gì? Câu 3: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch [khoảng 12 câu] lảm rõ hình ảnh những chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu mở rộng thành phần [gạch chân, chú thích rõ]. Câu 4: Kể tên một tác phẩm thơ đã học cùng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả. GỢI Ý 1 Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Lờỉ bài hát đã gợi liên tưởng tới bài thơ sau:

  • Tên bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
  • Tác giả: Phạm Tiến Duật
  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1969, thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, tác giả là bộ đội lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. 2 Tác giả đã đưa vào trong bài thơ em vừa gợi nhớ một hình ảnh rất độc đảo. Theo em, đó là hình ảnh nào? Việc sáng tạo hình ảnh đó của tác giả nhằm mục đích gì?

Hình ảnh thơ độc đáo trong bài thơ, mục đích:

  • Hình ảnh thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính.
  • Mục đích:
  • Gợi về hiện thực khốc liệt chiến tranh
  • Làm nổi bật vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. 3 Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch [khoảng 12 câu] lảm rõ hình ảnh những chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu mở rộng thành phần [gạch chân, chú thích rõ]. Viết đoạn văn làm rõ hình ảnh những chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
  • Hình ảnh chiếc xe:
  • Bom đạn chiến tranh ngày càng làm nó hư hỏng, biến dạng: không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước.
  • Phân tích điệp ngữ không
  • Những chiếc xe vẫn chuyên động tiến vào miền Nam phía trước:
  • Bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
  • Là bức chân dung về phầm chất tâm hồn người chiến sĩ lái xẹ:
  • Lòng dũng cảm ngoan cường..ượt mọi khó khăn chồng chất.
  • Ý chí quyết tâm chiến đấu “Vì miền Nam phía trước.
  • Phân tích hình ảnh hoán dụ trái tim, kết cấu "vẫn... chỉ cần" => vẻ đẹp hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ lái xe. 4 Kể tên một tác phẩm thơ đã học cùng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả. Kể tên tác phẩm cùng đề tài:
  • Bài thơ: Đồng chí
  • Tác giả: Chính Hữu

PHIẾU SỐ 3 Cho câu thơ sau: “Không có kính, ừ thì có bụi” Càu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • Một số câu thơ: Không có kính, ừ thì có bụi Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Không có kính ừ thì ướt áo Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
  • Tác dụng: Cho ta thấy thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của người chiến sĩ lái xe. 3 Phân tích đoạn thơ trên, một bạn đã viết câu văn sau: “Vậy là, với những câu thơ ngang tàng, khỏe khoắn, nhà thơ đã cho ta thấy thái độ ung dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của nhưng người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc.” Coi câu văn trên là câu cuối trong đoạn văn quy nạp, em hãy viết khoảng 10-12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu bị động, [gạch chân và chú thích rõ câu bị động] Viết đoạn văn để thấy thái độ ung dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc:
  • Thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” [gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời]. Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đà nếm trải đủ mùi gian khổ.
  • Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn “mưa tuôn, mưa xối”, thơi tiết khắc nghiệt, dữ dội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng như đem lại niềm vui cho người lính. Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình.
  • Những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy: “Chưa cần rửa... khô mau thôi”, cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối có 7 tiếng mà có 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi mười tám đôi mươi hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”... ý thơ rộn rã, sôi động như sư sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới.

PHIẾU SỐ 4: Trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” Phạm Tiến Duật có viết: “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” Câu 1: Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ? Cụm từ “ừ thì” được lặp lại hai lân trong bài thơ có ý nghĩa gì? Cáu 2: Khổ thơ trên đã ngợi ca vẻ đẹp nào của người lính lái xe Trường Sơn? Câu 3: Viết đoạn văn khoàng 12 câụ theo cách lập luận tổng - phân - hợp trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên làm rõ vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn có sử dụng câu phủ định, phép lặp? [chỉ rõ] Câu 4: Kể tên một bài thơ khác ghi rõ tên tác giả trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về người lính không sợ gian khổ hy sinh. Từ đó em có suy nghĩ gì về sự hy sinh của những người lính trong công cuộc bảo vệ Tồ quốc? [Không quá 5 dòng] GỢI Ý 1 Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ? Cụm từ “ừ thì” được lặp lại hai lân trong bài thơ có ý nghĩa gì? Ý nghĩa nhan đề và tác dụng của cụm từ “ừ thì”:

  • Ý nghĩa nhan đề:
  • Nhan đề dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó.
  • Lảm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính.

tuổi mười tám đôi mươi hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”... ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. => Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy. 4 Kể tên một bài thơ khác ghi rõ tên tác giả trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về người lính không sợ gian khổ hy sinh. Từ đó em có suy nghĩ gì về sự hy sinh của những người lính trong công cuộc bảo vệ Tồ quốc? [Không quá 5 dòng]

  • Đồng chí – Chính Hữu.
  • Suy nghĩ về sự hy sinh của người lính trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc:
  • Cuộc chiến đấu gian khổ, vất vả, đầy nguy hiểm.
  • Điều kiện sống, chiến đấu thiếu thốn về vật chất: ăn đất, ngủ rừng.
  • Phải sống xa gia đình, người thân, bạn bè.

PHIẾU SỐ 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. [Trích Ngữ văn 9, tập một] Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy. Câu 2: Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

Câu 3: Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật? Câu 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ cuối bài thơ để thấy được ý chí chiến đấu, quyết tâm sắt đá, tình cảm sâu đậm với miền Nam ruột thịt. Câu 5: Từ việc cảm nhận phẩm chất của nhừng người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hay trình bày suy nghĩ [khoảng nửa trang giấy thi] về lòng dũng cảm.

GỢI Ý 1 Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy. Nêu xuất xứ, tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Chủ Đề