Chuyên môn hóa là gì Ưu và nhược điểm của chuyên môn hóa

Chuyên môn hóa [specialization] là một dạng phân công lao động trong đó mỗi cá nhân hay doanh nghiệp tập trung nỗ lực sản xuất của mình vào một loại hoạt động duy nhất hay một vài hoạt động nào đó. Nếu một cá nhân chuyên môn hóa vào một nhiệm vụ duy nhất, có khả năng anh ta sẽ thực hiện nhiệm vụ đó hiệu quả hơn nhiều so với trường hợp phải làm mọi việc. Các nhà chuyên môn tập trung vào công việc mà họ làm tốt nhất: sự quen thuộc và lặp lại hàng ngày sẽ nâng cao kỹ năng lao động và tránh được những tổn thất về thời gian do phải chuyển từ việc này sang việc khác. Vì những lý do đó, chuyên môn hóa đem lại năng suất lao động và sản lượng cao hơn.

Chuyên môn hóa cũng làm cho nền kinh tế sử dụng nguồn lực khan hiếm của mình có hiệu quả hơn, qua đó sản xuất và tiêu dùng khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trường hợp không chuyên môn hóa. Chúng ta có thể minh họa cho nguyên tắc này bằng cách giả định một nền kinh tế chỉ có hai người A và B, chỉ sản xuất hai hàng hóa là X và Y. Giả sử A có đường giới hạn năng lực sản xuất như trong hình 17a với 12X hoặc 6Y và như vậy A có hiệu quả gấp đôi khi sản xuất X so với sản xuất Y. Điều này hàm ý chi phí cơ hội của việc sản xuất 1 đơn vị Y bằng 2 đơn vị X. Chúng ta hãy giả định A quyết định sản xuất và tiêu dùng tại điểm Apr trên đường giới hạn năng lực sản xuất của mình [6X và 3Y]

Ngược lại B có đường giới hạn năng lực sản xuất như trong hình 17b với 12Y hoặc 6X và như vậy B có hiệu quả gấp đôi khi sản xuất Y so với sản xuất X. Chi phí cơ hội của B trong việc sản xuất 1 đơn vị X bằng 2 đơn vị Y. Chúng ta hãy giả định B quyết định sản xuất và tiêu dùng tại điểm Bpc trên đường giới hạn năng lực sản xuất của mình [6X và 3Y]

Bây giờ chúng ta giả sử A và B chuyên môn hóa vào việc sản xuất sản phẩm mà họ có hiệu quả nhất: A chuyên môn hóa hoàn toàn vào việc sản xuất X và B chuyên môn hóa hoàn toàn vào việc sản xuất Y. Nếu chuyển hình 17a và 17b thành hình 17c, chúng ta xác định được đường giới hạn năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế với chi phí cơ hội của cả hai hàng hóa bằng 1 [1X/1Y hoặc 1Y/1X]

Hình: Chuyên môn hóa. [a] Đường giới hạn năng lực sản xuất/tiêu dùng của A trước khi chuyên môn hóa; [b] Đường giới hạn năng lực sản xuất/ tiêu dùng của B trước khi chuyên môn hóa; [c] Đường giới hạn năng lực sản xuất/tiêu dùng kết hợp của A và B sau khi chuyên môn hóa. [d] Giới hạn sản xuất/tiêu dùng của A và B trước và sau khi chuyên môn hóa.

Như vậy, chuyên môn hóa đem lại mối lợi trong sản xuất: nền kinh tế bây giờ có thể sản xuất nhiều hàng hóa X và Y hươn trường hợp chưa chuyên môn hóa [12X+12Y > [6X+3Y] +[3X+6Y]]. Điều này cũng dẫn tới mối lợi trong tiêu dùng: do chuyên môn hóa và trao đổi, A và B giờ đây có thể tiêu dùng cả hai sản phẩm nhiều hơn. Chẳng hạn A tiêu dùng 8X do A sản xuất ra và đổi 4X còn lại để lấy 4Y của B. Như vậy, nhờ chuyên môn hóa và trao đổi, A có thể tiêu dùng thêm 2X và 1Y. Tương tự, B có thể tiêu dùng 8Y do B sản xuất và đổi 4Y của B lấy 4X của A, qua đó làm tăng thêm mức tiêu dùng của  B thêm 2Y và 1X.

Nếu sự chuyên môn hóa góp phần nâng cao năng suất của A và B do sự thành thạo, kỹ năng sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuật mới tăng lên, đường giới hạn năng lực sản xuất/tiêu dùng của nền kinh tế sẽ dịch chuyển ra phía ngoài. Điều này hàm ý chuyên môn hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua việc cải thiện chất lượng của các nguồn lực hiện có, đặc biệt là lực lượng lao động.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Khi áp dụng chuyên môn hóa vào sản xuất hiện đại việc phân chia nhân công theo đúng trình độ và khả năng. Nguồn: kinhtevadubao.vn

4 ích lợi của chuyên môn hóa trong sản xuất hiện đại

21:00 23/10/2018

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại, nhu cầu về các loại hàng hóa, sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để phục vụ nhu cầu thị trường, việc chuyên môn hóa là điều vô cùng cần thiết. Bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực đối với thị trường cũng như xã hội.

6 bài học sử dụng content marketing để khởi nghiệp thành công

Doanh nghiệp điện tử Việt Nam: Thách thức về đầu tư công nghệ

Nhân tố ảnh hưởng đến định giá doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nâng cao kỹ năng làm việc cho người lao động

Trước đây, khi chưa có sự chuyên môn hóa cũng như việc áp dụng thành tựu khoa hoặc kỹ thuật một người lao động có thể phải đảm nhiệm và tham gia nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất. Vì vậy mà năng suất lao động thường không cao, do mất nhiều thời gian để học việc.

Nhưng từ khi áp dụng chuyên môn hóa trong sản xuất hiện đại nhờ vào việc ứng dụng kỹ thuật mới, hiện đại cùng với việc người lao động chỉ tập trung vào một sản xuất nhất định nên sẽ có được sự thành thạo trong quá trình lao động. Nhờ đó kỹ năng lao động cũng sẽ được nâng cao.

Tăng năng suất sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp

Chuyên môn hóa trong sản xuất được hiểu như một kiểu phân chia lao động mà ở đó mỗi cá nhân, bộ phận sẽ chỉ tập trung vào một hoạt động sản xuất duy nhất hay một vài sản xuất hoạt động nào đó. Điều này tạo ra sự phân công lao động một cách rõ rệt và từ đó có thể làm gia tăng năng suất của sản phẩm.

Lý do là vì khi có sự chuyên môn hóa, mọi người sẽ có sự tập trung tuyệt đối vào công việc của mình. Chỉ cần ghi nhớ và lặp đi lặp lại những hành động giống nhau từ ngày này sang ngày khác mà không cần phải học thêm những điều mới do phải nhảy việc đến vị trí khác như trước nữa. Điều này dần dà theo thời gian sẽ làm gia tăng kỹ năng làm việc cho người lao động. Cùng với một mức thời gian như trước nhưng có thể làm được nhiều sản phẩm hơn. Đây chính là lợi ích của việc tận dụng nguồn lực triệt để để làm gia tăng năng suất lao động, tăng lượng sản phẩm sản xuất ra.

Tận dụng yếu tố nguồn lực một cách triệt để

Nếu so với trước đây, khi chưa áp dụng chuyên môn hóa vào trong sản xuất việc sử dụng nguồn lực tại một số ngành nghề được đánh giá là chưa hiệu quả như không tận dụng hết nguồn lực sẵn có hay lãng phí nguồn nguyên liệu do trình độ nhân công còn yếu kém.

Tuy nhiên, khi áp dụng chuyên môn hóa vào sản xuất hiện đại việc phân chia nhân công theo đúng trình độ và khả năng. Không chỉ nguồn nhân lực mà nguồn nguyên liệu được tận dụng một cách triệt để.

Một số lĩnh vực phục hồi, tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm

05/05/2022

  • Vincom Shophouse Royal Park - biểu tượng đẳng cấp mới tại Quảng Trị

    05/05/2022

  • Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra thành công, tốt đẹp

    04/05/2022

  • Tin nổi bật

    Phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2022

    05/05/2022

    Bộ Tài chính chủ động triển khai các giải pháp tài khóa cho phục hồi và phát triển kinh tế

    04/05/2022

    Khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII

    04/05/2022

    Lời chia buồn!

    03/05/2022

    Thành lập 6 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

    02/05/2022

    Video liên quan

    Chủ Đề