Chuyển phôi that bại khi nào ra kinh năm 2024

Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại và có tỉ lệ thành công cao cho các cặp vợ chồng hiếm muộn hiện nay. Trong đó chuyển phôi là thủ thuật quan trọng quyết định sự thành công của kỹ thuật này. Tỉ lệ thành công hay thất bại của chuyển phôi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Chuyển phôi là gì?

Chuyển phôi là kỹ thuật mà các bác sĩ sẽ dùng một ống thông chuyên dụng [catheter] đưa phôi sau khi thụ tinh trong ống nghiệm vào lại buồng tử cung của người vợ. Đây là phôi đã được nuôi cấy và theo dõi trong ống nghiệm đến ngày 3 hoặc ngày. Có thể chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi đông lạnh [phôi trữ] được tạo ra ở chu kỳ trước tùy từng trường hợp. Và trước đó nội mạc tử cung cũng phải được chuẩn bị sẵn sàng để phôi làm tổ.

Các dấu hiệu chuyển phôi thất bại.

Nồng độ Beta hCG không đạt mức: Từ 1 – 5 ngày sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển và bám vào nội mạc tử cung để làm tổ. Đến ngày thứ 14, người phụ nữ được chỉ định xét nghiệm định lượng Beta hCG trong máu để xác định có thai hay không. Chuyển phôi thất bại khi chỉ số Beta hCG nhỏ hơn 25 mIU/ml.

Ra máu âm đạo: Đây là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất khi thất bại trong chuyển phôi. Bởi sau khi chuyển phôi mà phôi không làm tổ, cơ thể phụ nữ sẽ không sản sinh ra hormone. Đồng nghĩa với việc niêm mạc tử cung sẽ bong ra, phản ứng giống như chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên vẫn có trường hợp dù chuyển phôi thành công, người phụ nữ vẫn sẽ thấy có hiện tượng chảy máu âm đạo. Lúc này máu sẽ có màu hồng nhạt, lượng máu ít. Thế nên dù có ra máu âm đạo hay không, bạn vẫn nên xét nghiệm định lượng Beta hCG máu và tư vấn cùng bác sĩ để cho kết quả chính xác nhất nhé.

Nguyên nhân khiến chuyển phôi thất bại.

Chất lượng phôi.

Lý do khiến chuyển phôi không thành công phần lớn là do chất lượng phôi. Nhiều phôi không thể làm tổ sau khi được chuyển vào trong tử cung người phụ nữ. Bởi vì những phôi này bị sai sót diễn ra trong quá trình thụ tinh theo một cách nào đó, đặc biệt là những phôi được tạo từ trứng và tinh trùng có chất lượng không tốt. Ngay cả những phôi trông khỏe mạnh trong phòng thí nghiệm, nhưng vẫn thất bại do phôi có những khiếm khuyết không nhìn thấy được.

Các bất thường về nhiễm sắc thể của phôi cũng là một trong những lý do dẫn đến sẩy thai và làm tổ không thành công. Điều này có nghĩa là phôi có một phần nhiễm sắc thể bị thiếu, thừa hoặc không đều. Khi đó, cơ thể người phụ nữ sẽ tự loại bỏ những phôi có bất thường này. Các bất thường về nhiễm sắc thể có thể do di truyền từ ba hoặc mẹ hoặc tự phát sinh trong giai đoạn đầu của quá trình phân chia của phôi.

Độ tuổi của người mẹ.

Theo quy luật tự nhiên, phụ nữ càng lớn tuổi, trứng sẽ càng giảm về số lượng và chất lượng. Trứng bất thường càng lớn thì chất lượng phôi càng kém. Nếu chất lượng trứng tốt, số phôi tạo thành nhiều, cơ hội chuyển phôi và cơ hội thành công cũng sẽ được tăng lên.

Đối với các cặp vợ chồng khỏe mạnh ở độ tuổi 20 hoặc đầu 30, cơ hội mang thai của một phụ nữ là khoảng 25 đến 30% trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Tỷ lệ phần trăm này bắt đầu giảm khi phụ nữ ngoài 30 tuổi. Và ở độ tuổi 40, cơ hội mang thai của phụ nữ giảm xuống dưới 10% mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Khả năng tiếp nhận phôi.

Độ dày của nội mạc tử cung đã được xác định có ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ của phôi thai. Khi niêm mạc tử cung người mẹ có độ dày phù hợp, lượng chất nhầy vừa đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phôi bám vào tử cung và làm tổ. Trước khi chuyển phôi, các bác sĩ sẽ giúp bạn chuẩn bị điều này.

Tâm lý và chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ.

Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều vấn đề tác động khiến tâm lý người phụ nữ dễ bị căng thẳng, lo âu. Khi đó nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ mất cân bằng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng, chất lượng niêm mạc tử cung… khiến khả năng thụ thai bị giảm.

Bên cạnh đó, nếu chế độ ăn uống thiếu chất, không khoa học, cơ thể người phụ nữ cũng sẽ không đủ dinh dưỡng cho phôi phát triển. Vì vậy, một chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất là một điều rất cần thiết. Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng, thoải mái cũng sẽ góp phần làm tăng khả năng đậu thai khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm đấy nhé.

Chuyển phôi là bước cuối cùng của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đó sẽ là những ngày tuyệt vời khi những ông bố bà mẹ hy vọng vào những hạt giống bé nhỏ vừa được gieo vào buồng tử cung. Tuy nhiên, đối với một số chị em, giai đoạn này có thể là những ngày tháng lo lắng tột cùng.

Một trong những điều khó khăn nhất mà bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm phải đối mặt là không có bất kỳ dấu hiệu nào gợi ý chắc chắn những gì đang xảy ra bên trong cơ thể của họ. Thế nên, bất kỳ dấu hiệu nào, cho dù là nhỏ nhất cũng làm cho các chị lo lắng – ra huyết thời điểm sau chuyển phôi là một trong số đó.

Ra huyết sau chuyển phôi có thường gặp không?

Rất khó để thu thập số liệu thống kê chính xác vì không phải tất cả các chị đều báo cho bác sĩ về dấu hiệu ra huyết. Dữ liệu ước tính cho thấy, cứ ba chị sẽ có một chị ra huyết sau chuyển phôi. Lưu ý rằng, không phải tất cả các chị đều bị ra huyết và trên cùng một chị, ở mỗi lần mang thai khác nhau cũng sẽ khác nhau.

Tại sao lại ra huyết?

Có rất nhiều nguyên nhân:

- Tổn thương nhẹ trong quá trình chuyển phôi do quá trình đặt dụng cụ để bơm phôi.

- Phôi thai đang làm tổ: phôi sẽ bám và “đục” vào các mạch máu để lấy dinh dưỡng.

- Trầy xước âm đạo trong quá trình đặt thuốc [không cắt ngắn móng tay, đặt thuốc vội vàng,...]

- Quên thuốc, thiếu nội tiết

- Thất bại làm tổ [ra kinh]

Ra huyết không nhất thiết là có gì đó không ổn, có thể đơn giản chỉ là phôi đang làm tổ mà thôi.

Làm sao phân biệt ra huyết do phôi làm tổ hay ra kinh?

Ra huyết do phôi làm tổ có 3 điểm “nhẹ” hơn ra kinh: lượng ít hơn, màu sẫm hơn, ngắn ngày hơn.

- Số lượng: Có thể từ một giọt đến chảy máu nhẹ. Khi bắt đầu hành kinh lượng kinh cũng thường ít, tuy nhiên, nó sẽ tăng dần còn ra huyết làm tổ thì không.

- Màu: Màu hồng hoặc nâu sậm còn máu kinh sẽ đỏ sậm.

Hình 1. Ra huyết có thể là dấu hiệu thai làm tổ

[Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa]

- Thời gian: Quá trình làm tổ có thể kéo dài vài giờ hoặc không quá ba ngày nên thời gian ra huyết thường ngắn hơn so với hành kinh.

Mỗi phụ nữ là duy nhất và các triệu chứng cũng như hiện tượng chảy máu mà các chị đang trải qua cũng vậy, sẽ không giống nhau cho tất cả mọi người.

Bạn nên làm gì nếu có ra huyết?

Bình tĩnh theo dõi các dấu hiệu và báo cho nhân viên y tế

Mặc dù hiện tượng ra máu nhẹ là bình thường sau khi thụ tinh ống nghiệm, tuy nhiên nên theo dõi các đặc điểm của ra huyết để loại trừ các biến chứng. Nếu ra huyết lượng nhiều, kéo dài và kèm bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào khác, cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn.

Chủ Đề