Có 4 nguyên lý học tích cực

Truyền thống của Tâm lý học thường tập trung vào việc xác định và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần [chẳng hạn như Trầm cảm]. Điều này là hết sức quan trọng với những người đang đối mặt với các bệnh tâm thần, tuy nhiên nó chưa cung cấp một bức tranh đầy đủ về sức khỏe tâm thần.

 

Tâm lý học tích cực là một phân ngành tương đối mới trong Tâm lý học, đã chuyển trọng tâm từ điều gì là sai sót về mặt tâm thần lâm sàng sang thúc đẩy sự khỏe mạnh và tạo ra cuộc sống thoải mái, có ý nghĩa, đầy niềm vui, sự gắn kết, có các mối quan hệ tích cực và hoàn thiện. Gable và Haidt [2005] định nghĩa Tâm lý học tích cực là: "ngành khoa học nghiên cứu về các điều kiện và tiến trình góp phần tạo nên sự thịnh vượng và tối ứu hóa sự vận hành của con người, nhóm và tổ chức”.

 

Tâm lý học tích cực không có nghĩa là tạo ra "một khuôn mặt hạnh phúc” mọi lúc. Cuộc sống với khó khăn, thất vọng và thách thức là điều không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có một số chiến lược và kỹ năng cho phép con người có thể vượt qua những thách thức của cuộc sống hiệu quả hơn và tận hưởng cuộc sống bất chấp những biến cố khó lường.

 

 

CÁC CHIẾN LƯỢC THỰC HÀNH NHẰM GIA TĂNG TÂM LÝ VIÊN MÃN CHO BẠN

  • Gia tăng niềm vui:

Nếm trải: là sự nhận thức về niềm vui và đưa tới sự chú ý chủ tâm về trải nghiệm của niềm vui. Fred B. Bryant và Joseph Veroff ở Đại học Loyola đã xác định 5 kỹ thuật dẫn đến sự nếm trải.

·        Chia sẻ với người khác – tìm người khác để chia sẻ những trải nghiệm và nói cho họ những giá trị hiện thời của bạn. Đây là chỉ báo mạnh nhất của mức độ niềm vui.

·        Tạo dựng ký ức – tạo hình ảnh tinh thần hoặc vật kỷ niệm về sự kiện và hồi tưởng về nó sau này với người khác.

·        Tự khen ngợi – Đừng e sợ niềm tự hào bản thân, hãy tự nói với mình rằng bạn tuyệt với thế nào và nhớ lại bạn đã chờ đợi bao lâu thì điều đó mới xảy ra.

·        Gọt giũa các giác quan – tập trung vào một yếu tố trung tâm và ngăn chặn những điều gây nhiễu khác, nhắm mắt lại và nghe nhạc.

·        Nhập tâm – để cho bản thân hoàn toàn tĩnh lặng và cố gắng không suy nghĩ, chỉ có cảm nhận mà thôi.

 

Tránh thói quen định hình: lặp lại nhanh chóng những khoái lạc với cùng một niềm vui là không thể được. Hệ thần kinh có mạng lưới kết nối để phản ứng với những sự kiến mới lạ, và nó không thể khởi động nếu những sự kiện không cung cấp thông tin mới. Tìm kiếm những trải nghiệm mới và mở rộng niềm vui theo thời gian. Làm ngạc nhiên chính mình hoặc người khác với món quà nho nhỏ của niềm vui.

 

  • Sự gắn kết:

Minh thức: sự phân tán tâm trí là do bị tràn ngập bởi quá nhiều các hoạt động. Chúng ta hành động và tương tác một cách tự động mà không suy nghĩ nhiều. Sự chú tâm đến thời điểm hiện tại có thể được phát triển thông qua thiền định và các liệu pháp Minh thức. thông qua Minh thức, chúng ta có thể tập trung các giác quan và nâng cao những trải nghiệm hiện tại của chúng ta.

 

Nuôi dưỡng các mối quan hệ: Mức thu nhập của bạn chỉ có một tác động nhỏ đến tâm lý viên mãn của bản thân. Một phát hiện cơ bản nhất của Tâm lý học tích cực là  có các mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng trong cuộc sống. Hãy chắc chắn rằng bạn đầu tư thời gian và năng lượng cho gia đình và bạn bè của bạn.

 

Xác định và sử dụng những điểm mạnh của bạn: hãy nghĩ về những sở trường bản thân và bạn có thể dùng chúng thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Bạn là nhà lãnh đạo, khôi hài, công bằng, ham hiểu biết hay độc đáo? Bạn có một tầm nhìn, quan điểm tốt? bạn ham thích học hỏi? Bạn chân thành? Bạn làm việc tốt trong nhóm? Hãy trao dồi và sử dụng những điểm mạnh đó trong công việc, đời sống gia đình và lúc nghỉ ngơi giải trí.

 

Tìm kiếm trải nghiệm "dâng trào”. Thông qua nghiên cứu của mình, Mihaly Csikszentmihalyi cố gắng hiểu con người cảm thấy thế nào khi họ hào hứng vui vẻ và tại sao như thế. Ông phát triển khái niệm "dâng trào”, trong đó mô tả trạng thái vui vẻ, sáng tạo và dấn thân triệt để [total involvement]. Các vấn đề dường như tan biến và có một cảm nhận siêu việt. Dâng trào là cách con người mô tả trạng thái tâm trí khi họ đang làm cái gì đó hướng đến mục đích bản thân. Có một vài hoạt động phù hợp nhằm tạo ra sự "dâng trào” chẳng hạn như: thể thao, trò chơi, nghệ thuật và sở thích.

 

Csikszentmihalyiđã xác định được những thành phần quan trọng tạo nên những trải nghiệm đỉnh cao này:

·        Nhiệm vụ đầy thách thức và đòi hỏi kỹ năng

·        Sự tập trung hoàn toàn

·        Có mục tiêu rõ ràng

·        Nhận được thông tin phản hồi ngay lập tức

·        Sự dấn thân, tham gia đầy nổ lực

·        Sự tự kiểm soát

·        Ý thức ích kỷ tan biến

·        Có thời gian ngừng

 

Csikszentmihalyi cho rằng công việc và cuộc sống gia đình có thể cung  cấp các cơ hội quan trọng cho sự "dâng trào”. Khi con người đang "dâng trào”, bất kể là khi làm việc hay giải trí, họ có ghi nhận về trải nghiệm tích cực hơn. Khi những thách thức và kỹ năng đều được nâng cao, con người cảm thấy hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn, mạnh mẽ hơn và hoạt bát hơn. Họ tập trung nhiều hơn, cảm thấy sáng tạo và hài lòng hơn.

Chủ Đề