Có nên dậy sớm để học bài trước khí thi

Có nên dậy sớm để học bài trước khí thi
Nhiều học sinh cảm thấy thoải mái nhất để học và dễ dàng để chiêm nghiệm, nghiền ngẫm các kiến thức một cách sâu hơn. Ảnh: M.H

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, học tập hiệu quả vào ban đêm hay ban ngày còn phụ thuộc vào thói quen, thể chất, tính chất môn học và môi trường sinh sống của mỗi người.

Lê Anh Trung (ngụ quận 1) là một học sinh đang gấp rút chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học 2016. Trung chỉ có thể tập trung học bài vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy, ăn sáng đầy đủ. Càng về tối Trung lại càng uể oải và mất dần sự tập trung.

Trong khi đó, Lê Hoàng Anh (ngụ quận 1) là bạn thân của Trung thì lại có thói quen “cày đêm” dù gia đình có khuyên bảo đi ngủ sớm rồi dậy sớm học cho tỉnh táo.

“Kể cả có ngủ sớm từ 9g tối cho đến 9g sáng hôm sau, em vẫn không thể học vào một chữ nào. Tuy nhiên, không hiểu sao, càng về đêm, càng mát, thanh tịnh, đầu óc em càng tỉnh táo, nhanh nhớ bài và đôi lúc đầy cảm hứng giải đề thi thử. Chỉ xui cái là chả ai tổ chức thi cử ban đêm”, Hoàng Anh hài hước.

“Mùa ôn thi của lứa anh chị là mùa hè rực lửa của mấy đứa em. Ban ngày các em nhỏ trong xóm nghỉ học, chạy chơi khắp ngoài xóm, hò hét, cười đùa, nghịch nắp cửa các kiểu. Em không tài nào tập trung học. Chốc chốc, một đứa hét lên coi như thổi bay hết kiến thức vừa nạp vào đầu”, Vỹ Anh (ngụ quận 3) đã thay đổi thời gian biểu thành ngủ ngày học đêm để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

3 lợi ích của việc học ngày

Theo Tiến sĩ, bác sĩ JV Hebbar (Ấn Độ), sau một giấy ngủ sâu suốt đêm, học sinh sẽ có nhiều năng lượng hơn và tăng cường khả năng tập trung. Đặc biệt, một bữa sáng thật đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp người học duy trì được thể trạng tốt trong cả ngày.

Ngoài ra, một số hoạt động học tập diễn ra vào ban ngày giúp bạn dễ dàng tiếp cận như các nhà sách, học nhóm với bạn bè, tham khảo giáo viên hoặc đến thư viện đọc sách.

Nghiên cứu khoa học cho thấy ánh sáng tự nhiên khi học tập là tốt hơn cho đôi mắt, kích thích sự sáng tạo và làm người học thêm tỉnh táo. Ánh sáng nhân tạo từ đèn học là nguyên nhân gây đau mắt và ảnh hưởng đến nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên.

Theo Tiến sĩ Michael J. Breus, một chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ thuộc Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, ánh sáng nhân tạo trong phòng ngủ nên được giảm tối đa để giúp con người tập trung vào một giấc ngủ sâu. Đặc biệt, trong thời gian học tập và nghiên cứu căng thẳng, các bác sĩ khuyên học sinh, sinh viên tránh xa các loại ánh sáng nhân tạo phát ra từ ti vi, điện thoại di động hoặc máy vi tính trước khi đi ngủ.

4 lợi ích của việc học đêm

Nhiều người chọn trở thành “cú đêm” để tận hưởng sự yên tĩnh của không gian và sự mát mẻ của thời tiết. Đây là lúc nhiều học sinh cảm thấy thoải mái nhất để học và dễ dàng để chiêm nghiệm, nghiền ngẫm các kiến thức một cách sâu hơn.

Nhiều tác giả, nhạc sĩ và các nhà khoa học thích làm việc vào ban đêm vì họ cho rằng ban ngày, cuộc sống nhiều áp lực bộn bề khiến họ khó có thể sáng tạo. Thậm chí, họ khó tập trung vào một vấn đề cụ thể bởi tâm trí của họ bị phân tâm bởi nhiều người xung quanh, các âm thanh, hình ảnh và những lựa chọn thay thế khác.

6 lời khuyên cho người hay học đêm

Tạo một thói quen định kì nếu bạn quyết định sẽ học tập và nghiên cứu vào ban đêm, không nên hôm học hôm ngủ. Bằng cách này, cơ thể sẽ dần quen và cho hiệu suất học tập tốt nhất.

Bạn nên sắp xếp giờ nghỉ ngơi hợp lý sau những đêm học tập. Học vào ban đêm không có nghĩa là bạn bắt cơ thể mình phải ngủ thiếu giấc. Ngủ đủ giấc là một biện pháp để “làm mới” lại tâm trí và thể chất.

Cũng theo Tiến sĩ Michael J. Breus, không phải ai cũng để ý đến điều kiện ánh sáng khi học tập vào ban đêm hoặc ngại sẽ làm phiền tới những người xung quanh. Học sinh và phụ huynh nên đảm bảo trang bị một không gian học hành yên tĩnh và đầy đủ ánh sáng để bảo vệ thị lực và kích thích sự sáng tạo.

Ban đêm là lúc mà người học thường không chú ý đến thời gian. Vì vậy, nhiều người làm việc một mạch cho đến khi ngủ quên trên bàn học. Theo các nhà khoa học, nếu học vào ban đêm, cứ mỗi 50 phút, học sinh nên nghỉ ngơi và thư giãn trong 5 đến 10 phút.

Lắng nghe một chút âm nhạc và đảm bảo không ảnh hưởng tới giấc ngủ của người khác là một biện pháp mà các nhà khoa học khuyên những người nghiên cứu đêm. Nghe nhạc kích thích sự sáng tạo và mang lại nhiều nguồn cảm hứng bất tận. Âm nhạc thích hợp với cả những người học tập các môn khoa học tự nhiên.

Tuổi Trẻ Online giới thiệu đến bạn đọc cuộc trao đổi với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ôxy cao áp) và phần tư vấn của chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ (Văn phòng tư vấn Tâm Lý Trẻ).

Có nên dậy sớm để học bài trước khí thi
Trẻ muốn mau lớn thành người phải ngủ đủ chất và lượng. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa - Ảnh: Minh Đức

* Nhiều trẻ em phải dậy sớm để đến trường, trong khi còn thèm ngủ. Những điều này liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ?

- Không chỉ riêng với chức năng tư duy, giấc ngủ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng vì tất cả tiến trình tăng trường, tổng hợp kháng thề và nội tiết tố, tái tạo nhu mô, tân tạo huyết cầu… đều được thực hiện tối ưu khi trẻ ngủ ngon. Đừng quên trẻ, cho đến tuổi trưởng thành, cần nhiều giờ ngủ hơn người lớn. Trẻ muốn mau lớn thành người phải ngủ đủ chất và lượng.

* Khi trẻ thiếu ngủ, những vấn đề sức khỏe nào sẽ kéo theo?

- Trẻ thiếu ngủ, cho dù ngủ sớm nhưng thức dậy quá sớm, sẽ khó tránh chậm tăng trưởng, thiếu chiều cao, trì trệ trí thông minh, dễ bội nhiễm và thiếu sức đề kháng. Trẻ không chỉ khó tiếp thu trong học tập, trẻ thiếu ngủ rất dễ háo động và dễ mắc bệnh bội nhiễm hô hấp cũng như rối loạn tiêu hóa nếu so sánh với trẻ ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày, với trẻ có thêm giấc ngủ trưa. Đừng quên hệ miễn dịch của trẻ rất nhạy cảm vì đang trong giai đoạn tập huấn.

Có nên dậy sớm để học bài trước khí thi
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Trung tâm Điều trị ôxy cao áp - Ảnh: Thanh Đạm* Theo bác sĩ, những nguyên nhân nào khiến trẻ thích thức khuya?

- Nhân chi sơ tính bổn thiện. Không trẻ nào thích thức khuya. Trái lại mới đúng vì trẻ có nhu cầu về giờ ngủ cao hơn người lớn.

Trẻ thức khuya vì người lớn trước đó không tập luyện cho trẻ để thói quen ngủ sớm và dậy sớm thành phản xạ. Đúng giờ ngủ phải vào giường với bản nhạc du dương quen thuộc mà trẻ thích, với câu chuyện thần thoại có nội dung giáo dục sâu sắc. Đừng quên trẻ cần vào giường với cảm giác và cảm xúc yên bình.

Ngủ không đủ thành stress triền miên

* Làm sao rèn trẻ thói quen ngủ sớm và dậy sớm mà không còn thèm ngủ?

- Dạy con từ thuở còn thơ. Trẻ cần được dạy bảo nhẹ nhàng đi kèm với hình thức khen thưởng ngay từ lúc sơ sinh để quen vào giường với giờ ngủ buổi tối cố định, kể cả trong dịp cuối tuần khi cha mẹ không phải đi làm. Trẻ nếu ngủ ngon sẽ không thèm ngủ khi thức giấc, trẻ nếu ngủ sâu trong 4 giờ đầu sẽ tỉnh táo khi thức dậy.

* Theo bác sĩ, giờ vào lớp của tiểu học hiện nay là 7 giờ liệu có nên điều chỉnh cho trễ hơn không?

- Nói chung, không chỉ giờ vào học mà ngay cả chương trình giáo dục ở xứ mình rất phản khoa học. Trẻ phải vào trường khi còn ngái ngủ. Trẻ phải đến trường mà không có giớ ăn sáng trong khung cảnh thoải mái. Trẻ đến trường với tâm tư bực bội, lo âu thì trẻ làm sao học cho vui, học được nhiều. Đừng biến giấc ngủ không đủ thành stress triền miên cho trẻ.

Đừng quên yếu tố tâm lý. Trẻ không thể ngủ yên nếu cha mẹ bất hòa. Đừng quên khả năng “bắt sóng” của trẻ. Trẻ không thể ngủ sâu nếu cha mẹ đang có điều gì lo lắng. Đừng quên trẻ rất tinh tế.

* Giờ nghỉ trưa ở trường hiện nay kéo dài 1 tiếng rưỡi. Theo bác sĩ, học sinh tiểu học nghỉ trưa bao nhiêu lâu là hợp lý?

- Vấn đề không nằm ở số lượng giờ nghỉ trưa mà ở chất lượng của nơi nghỉ trưa và chất lượng của bữa cơm trưa trước đó sao cho trẻ quả thật có ngủ trưa thay vì chỉ nằm đó cho qua giờ. Trẻ cần được ngủ trưa cho ngon vì như thế trẻ vừa không mỏi mệt khi vào giờ học buổi chiều và nhất là trẻ nhờ đó có thể ngủ sớm vào buổi tối vì không trật nhịp sinh học. Đừng quên kháng thể chống siêu vi cảm cúm được tổng hợp nhiều hơn trong giấc ngủ trưa.

Trẻ con là tương lai của đất nước. Thế hệ rường cột của đất nước phải khỏe, phải lạc quan, phải chan chứa tình người để giữ nước và dựng nước. Ăn được, ngủ được là tiên. Tuổi thơ vì thế còn được gọi là tuổi thần tiên. Trẻ thơ, trẻ con, vị thành niên, tất cả đều cần giấc ngủ để khi thức dậy, đều bật dậy với tấm lòng yêu đời, yêu người.

Trẻ thiếu ngủ vì áp lực của chuyện học hành, vì chuyện học thêm, vì nhiều chương trình ngoại khóa phản khoa học, thì thà dốt có khi tốt hơn cho sức khỏe.

* Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Có nên dậy sớm để học bài trước khí thi
Phóng to

Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ - Ảnh: nhân vật cung cấp

Mỗi lứa tuổi sẽ có nhu cầu về ăn uống, giấc ngủ khác nhau. Những đứa trẻ tuổi đi học mỗi ngày cần ngủ 8-9 tiếng. Nhưng khi nhìn lịch học của các con, chính người lớn cũng phải hoảng hốt. Có nhiều em học bán trú từ sáng tới chiều, ăn qua loa rồi còn đi học thêm và tối hì hục làm bài tập về nhà. Nếu bài chưa xong thì chưa được đi ngủ. Việc học hành kéo tới nửa đêm, vừa học vừa chập chờn không thể nào tập trung được.

Chưa cảm thấy thoải mái vì lo bài vở ngày mai nên giấc ngủ sẽ khó đến hơn. Nhiều bố mẹ bắt con đi ngủ nhưng không biết rằng con đang lo nghĩ nhiều thứ trong đầu. Muốn con ngủ ngon, bố mẹ cần phải chia sẻ với con, cùng con giải tỏa những nỗi lo lắng. Đừng quát nạt con, trách mắng con trước khi lên giường. Trẻ cần có tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ. Có như vậy thì giấc ngủ mới đến với con dễ dàng hơn.

Trẻ của chúng ta lo chuyện học nên không có thời gian vận động nhiều. Khi trẻ ít vận động thì giấc ngủ sẽ khó đến và giấc ngủ không sâu được. Nên có thời gian để chạy nhảy, bơi lội hay chơi đùa với bạn bè cùng lứa. Tinh thần thoải mái trẻ sẽ học hành hiệu quả và ăn ngủ cũng nhẹ nhàng hơn. Trẻ thiếu ngủ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung và làm việc mau chán nản.

Có nên dậy sớm để học bài trước khí thi
Khi giấc ngủ chưa đủ thì trẻ sẽ uể oải, mệt mỏi. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa - Ảnh: Minh Đức

Để trẻ có thể chủ động giấc ngủ của mình, cần tập cho trẻ tự ngủ mà không cần có người khác bên cạnh. Nhiều bố mẹ có thói quen bồng bế con, ngủ cùng con từ khi con còn bé nên khi lớn lên, bố mẹ chưa đi ngủ thì con còn loay hoay cố ý chờ.

Vì lúc còn nhỏ trẻ được tập thói quen khi ngủ là phải tắt đèn, không gian yên tĩnh và ngủ đúng chỗ của mình. Nên lớn lên trẻ không thể thích nghi với sự thay đổi. Khi trong nhà người lớn còn xem ti vi, nói chuyện là trẻ không chịu đi ngủ. Trẻ muốn tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình. Vì vậy, cần tập cho trẻ tự lập, việc của mình sẽ tự mình làm. Kể cả giấc ngủ cũng cần có thói quen chủ động.

Nên đặt chuông đồng hồ báo thức đúng giờ cần dậy. Cứ để thời gian của con cho con ngủ thật say, đủ giấc. Đến giờ cần đánh thức là bố mẹ phải cương quyết với con. Có thể bật nhạc vui vẻ rộn ràng buổi sáng trẻ dễ tỉnh táo hơn. Có thể là những câu trêu đùa để trẻ cảm thấy hứng khởi khi một ngày mới bắt đầu.

Bố mẹ đừng đứng từ xa gọi con thức dậy hay càu nhàu về việc con không chịu dậy. Hãy đến tận giường lay con và nói những điều tốt đẹp với con. Chịu khó chơi với con một vài trò vận động để con tỉnh táo hơn. Nhớ động viên khen ngợi con khi con có cố gắng và tiến bộ.

Ngủ đúng giờ, dậy nhanh nhẹn là điều không dễ dàng đối với các con. Đó là thói quen phải kiên nhẫn mới tập được!

Tại sao trẻ em cần ngủ đủ giấc?

BBC dẫn các bằng chứng khoa học cho thấy ngủ đủ giấc có lợi cho phát triển trí não không kém tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp hay tập thể dục thường xuyên nhưng thiếu ngủ khiến con trẻ khó tập trung hoặc có biểu hiện hay quên, cáu kỉnh, vụng về, và dễ mắc lỗi.

Tùy theo thể trạng từng người, nói chung trẻ con cần ngủ nhiều hơn người lớn. Ở bậc tiểu học, trẻ em cần ngủ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày. Các bậc phụ huynh nên tạo cho con cái thói quen đi ngủ đúng giờ để bảo đảm chúng ngủ đủ giấc và cố gắng đừng thay đổi quy tắc này trong suốt tuần. Nếu bạn muốn cho con bạn ngủ trễ hơn một chút vào cuối tuần, thì không nên quá một giờ.

Khi bắt đầu năm học mới, con bạn có thể sẽ mệt mỏi nhiều hơn thường lệ và do vậy cần được ngủ nhiều hơn. Vào thời điểm cuối năm học, con bạn có thể thức khuya chat với bạn bè, chơi game hoặc xem ti-vi. Do vậy, chúng sẽ cảm thấy khó khăn khi phải thức dậy sớm và có biểu hiện mệt mỏi hay dễ cáu gắt cả ngày nếu chúng không ngủ đủ giấc.

Hạn chế cho con bạn sử dụng Internet, chơi game và xem ti-vi trước giờ đi ngủ. Lý tưởng nhất là đừng để máy tính hay ti-vi trong phòng ngủ của chúng.

Theo các chuyên gia, trẻ từ 11 đến 18 tuổi cần ngủ từ 8,5 giờ đến 10 giờ mỗi ngày. Họ cảnh báo thiếu ngủ sẽ khiến trẻ bị rối loạn hành vi, mất tập trung và học tập không hiệu quả hay thậm chí có nguy cơ bị béo phì.

Một nghiên cứu gần đây của trường ĐH London (Anh) khẳng định thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến thành tích học tập và sức khoẻ toàn diện của trẻ em và thanh thiếu niên.

Nghiên cứu lấy dữ liệu từ 11.178 trẻ ở Anh này được xuất bản trên chuyên trang Dịch tể học và Sức khoẻ cộng đồng thuộc dự án “UK Millennium Cohort Study" (MCS) vào tháng 7-2013. Nhóm nghiên cứu cho biết một đứa trẻ ba tuổi ngủ điều độ khi lên bảy sẽ có kết quả bài kiểm tra nhận thức tốt hơn so với những đứa trẻ đồng trang lứa không ngủ đủ giấc.

Nghiên cứu này khảo sát các bà mẹ có con ở độ tuổi 3, 5, và 7 về giờ giấc đi ngủ của chúng. Kết quả cho thấy 20% trẻ em 3 tuổi không ngủ điều độ. Tỉ lệ này đối với trẻ em 5 và 7 tuổi lần lượt là 9,1% và 8,2%.

Ở Anh, trẻ em 7 tuổi thường cho làm các bài kiểm tra nhận thức về khả năng đọc, làm toán và các bài tập về không gian. Kết quả cho thấy những trẻ em đi ngủ quá sớm hay quá trễ hoặc những đứa trẻ không ngủ điều độ có điểm số thấp nhất. “Những đứa trẻ ngủ không điều độ ở ba lứa tuổi đề cập ở trên sẽ có điểm số thấp hơn so với những đứa ngủ điều độ. Điều này đặc biệt đúng với các bé gái” – bác sĩ Sacker, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Tuy nhiên họ khẳng định rằng ngủ sớm hay ngủ trễ không ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ miễn là chúng ngủ đủ giấc.

QUỲNH TRUNG tổng hợp

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Học như ca sĩ chạy "sô" làm sao trẻ ngủ sớm?Hình ảnh con cái chúng ta gà gật đến trườngCon cái chúng ta đang thiếu ngủ trầm trọngTrẻ thức khuya, không thể dậy sớm vì cha mẹ?6g45 trường đánh trống, trẻ phải thức dậy lúc mấy giờ?Trẻ em thiếu ngủ bị thương nhiều hơn3 lời khuyên về giấc ngủ cho trẻ.