VIẾT TIẾP BÀI “VÔ TỘI VẠ ĐẠI HỌC QUỐC TẾ!” Đại học “quốc tế” kiểu... Hồng Bàng ! Các cơ sở đào tạo của trường rải rác khắp TPHCM nhưng không có cơ sở nào có thư viện; phòng học thì xuống cấp, tạm bợ...> Vô tội vạ đại học quốc tế !> ĐH quốc tế Hồng Bàng: Những khoản thu kỳ dị!> Thêm một thông báo gây sốc của ĐH Hồng BàngNgày 6-10, chúng tôi có mặt tại phòng học D12, tầng trệt ở cơ sở chính của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, số 215 Điện Biên Phủ - TPHCM. Trong lớp học có khoảng 30 sinh viên (SV) lớp kế toán – kiểm toán, khoa kinh tế năm thứ 2. Tôi hỏi một SV: “Lớp đang học môn gì vậy?”, em này ngơ ngác: “Ơ, môn gì nhỉ?”. Đây là cơ sở được coi là khang trang của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng nhưng bên trong lớp học nóng bức vì trần nhà thấp và ồn ào do tiếng xe máy chạy ngay hành langCơ sở vật chất quá tồiSV lơ là học tập cũng phải bởi ở ngay hành lang lớp học là chỗ để hàng trăm chiếc xe. Ngồi trong lớp mà nghe rõ tiếng xe máy chạy rền rã, phía trong thì tiếng quạt trần chạy vù vù nên cố gắng tập trung lắm nhưng SV cũng không thể nghe rõ giảng viên nói gì. SV ngồi phía dưới không thể nhìn rõ được nét phấn của giảng viên. Phần lớn SV ngồi nói chuyện riêng, một số khác gục lên bàn ngủ. Cơ sở này được coi là khang trang nhất của trường nhưng theo quan sát của chúng tôi, các phòng học đều tạm bợ, trần nhà thấp nên mấy chiếc quạt trần cũ kỹ không xua được nóng bức. Ở hội trường lầu 1, khoảng 2.000 tân SV đang học môn chính trị đầu năm, nhưng vì chật chội, nóng bức nên nhiều em phải ngồi tràn ra ngoài hành lang nghe giảng. Chúng tôi tiếp tục đến cơ sở của trường này tại số 28-30 Ngô Quyền, quận 5-TPHCM. Khác hoàn toàn với “mặt tiền” quét sơn màu trắng là vẻ tồi tàn phía trong của khu nhà 6 tầng cũ kỹ, xuống cấp, bốc mùi ẩm thấp ngay khi chúng tôi bước chân lên cầu thang. Không thể hình dung đây là cơ sở đào tạo của hàng ngàn SV các khoa Nhật Bản học, Đông Nam Á, công nghệ thông tin, kinh tế... của trường mang danh “quốc tế” khi ngay từ lầu 1, đập vào mắt chúng tôi là những phòng học cửa kính vỡ nát, bàn ghế xập xệ, bụi bặm bám đầy, thậm chí các nhà vệ sinh cũng không hề có cửa che chắn. Chúng tôi vào một lớp học của ngành ngoại thương năm thứ 2. Khoảng gần 200 SV đang học môn pháp luật đại cương trong trạng thái mơ màng. Nắng nóng từ ngoài hắt vào cùng với mùi hôi thối phả ra từ nhà vệ sinh, hết sức ngột ngạt, khó chịu. Tiếp xúc với chúng tôi, em L.H cho biết lớp có cả trăm SV nhưng micro thường xuyên hỏng, máy chiếu thỉnh thoảng mới mượn được nên SV ngồi ở cuối giảng đường không thể nghe, nhìn được. Tại cơ sở 89 Nguyễn Đình Chiểu, quận Phú Nhuận, chúng tôi chứng kiến cảnh gầm rú của hàng chục chiếc xe tải thường xuyên vào ra công ty bao bì dược nằm bên cạnh cơ sở này. Các lớp học như muốn rung lên mỗi khi có xe tải đi qua. Ngồi trong một lớp học tiếng Anh của SV khoa kinh tế, chúng tôi thấy giảng viên thường xuyên phải ngưng dạy, chờ cho xe tải đi qua, bớt tiếng ồn mới tiếp tục giảng bài. Vắng bóng thư việnTệ hơn, chúng tôi đi tìm đỏ cả mắt tại cơ sở Điện Biên Phủ và cơ sở Ngô Quyền nhưng tuyệt nhiên không có phòng thư viện. Hầu hết các SV được hỏi đều nói: “Chúng em không biết thư viện ở đâu và chưa bao giờ đặt chân đến thư viện”. Hỏi một cán bộ của trường, chúng tôi được biết, trường có thư viện ở cơ sở 521/22A Thống Nhất, quận Gò Vấp. Nơi đây là một dãy nhà 4 tầng cũng hoang tàn không hơn gì các cơ sở chúng tôi đã đến. Ngay ở tầng trệt, căn phòng khá lớn có bảng đề thư viện nhưng cửa đóng kín. Nhìn qua cửa kính, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi không hề thấy một giá sách nào mà chỉ là một dãy bàn ghế trống trơn. Ở lầu 1 cũng có một căn phòng chừng 20 m2, bảng đề thư viện nhưng phía trong không thấy sách. “Học đến năm thứ 3 rồi nhưng chưa bao giờ tụi em biết đến thư viện”, một nhóm SV khoa kỹ thuật công trình tại cơ sở này cho biết. Đặc biệt, nhiều SV của trường cho biết rất “đói” thực hành. T.T, SV năm thứ 2 ngành công nghệ thông tin, cho biết là SV công nghệ nhưng học lý thuyết cả tháng trời, SV mới được bố trí phòng thực hành. Tại cơ sở Ngô Quyền có 3 phòng máy, mỗi phòng có khoảng 20 máy trong khi lớp có 120 SV nên SV phải chia ca ra để thực hành. Một tuần may lắm mới được sắp xếp thực hành một buổi, nhưng do học lý thuyết quá lâu mới được thực hành nên SV không tiếp thu được bao nhiêu. P.H, SV năm thứ 3 khoa kinh tế, cho biết học ở cơ sở Ngô Quyền, quận 5 nhưng mỗi lần đến giờ thực hành, SV lại phải đến cơ sở trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Nhưng do SV quá đông, mà phòng máy ở cơ sở này cũng chỉ có khoảng 60 chiếc, nên SV khoa kinh tế năm thứ 3 phải thực hành từ 18 giờ đến 20 giờ 30 phút. Trong lúc đó, một SV ngành kế toán – kiểm toán năm thứ 2 cho biết lớp em đã học lý thuyết xong năm trước nhưng nghỉ hè rồi vẫn chưa được thực hành ở phòng máy một buổi nào...Không giáo viên chủ nhiệmNhiều SV các ngành kinh tế, công nghệ thông tin, Nhật Bản học... đều cho biết điều vô lý nhất của trường này là các lớp không có giáo viên chủ nhiệm, do đó SV như những đứa con rơi. “Hầu hết là giảng viên thỉnh giảng từ các trường khác, còn giảng viên của trường thì rất hiếm”, một nhóm SV ngành kế toán – kiểm toán năm thứ 4 cho biết.Bài và ảnh: Gia Thùyhttp://nld.com.vn/20091006110159608P0C1017/dai-hoc-quoc-te-kieu-hong-bang-.htm