Có nên quàng khăn có cho trẻ sơ sinh khi ngủ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Quấn tã là một trong những công việc quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ được quấn tã đúng cách sẽ cảm thấy thoải mái, ngủ ngon và bớt quấy khóc hơn. Đối với bố mẹ có con nhỏ, hiểu quấn tã đúng cách là gì, cũng như quấn tã cho bé đến khi nào và khi nào ngừng quấn tã cho trẻ sơ sinh là các vấn đề quan trọng cần nắm rõ thông tin.

Quấn tã cho trẻ đã dần trở thành một phần không thể thiếu khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong nhiều thế kỷ. Cảm giác được cuộn tròn trong tã có nhiều điểm tương đồng như khi trẻ còn nằm trong tử cung của người mẹ ở giai đoạn bào thai hoặc khi được ôm ấp, vỗ về. Những đứa trẻ được quấn tã đúng cách dường như cũng ngủ ngon hơn, đặc biệt có ích với những trẻ có vấn đề liên quan đến thần kinh và tiêu hóa.

Việc quấn tã đúng cách cũng giúp bố mẹ có thể ru ngủ trẻ sơ sinh ở tư thế nằm ngửa. Điều này đã được chứng minh giúp ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS]. Một số trẻ sơ sinh gặp vấn đề khi ngủ ở tư thế nằm ngửa bởi vì chúng thường bị giật mình. Tuy nhiên, việc quấn tã trong suốt khi ngủ giúp hạn chế các cơn giật mình.

Tuy nhiên, bản thân việc quấn tã cũng có nhiều nhược điểm. Thứ nhất, chân của trẻ thường được giữ thẳng và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về khớp háng. Ngoài ra, nếu tấm khăn dùng để quấn trẻ bị lỏng và rời rạc, cùng với sự cử động của trẻ có thể dẫn đến tình trạng nghẹt thở.

Một số nghiên cứu khác còn cảnh báo một mối nguy hiểm của việc quấn tã không đúng cách. Tần suất xuất hiện hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh tăng lên ở những trẻ được quấn trong tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi, đặt trẻ ở tư thế nằm sấp làm tăng gấp đôi nguy cơ này.

Mặc dù, các nghiên cứu không đưa ra lý do chính xác tại sao nguy cơ gặp phải hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ tăng. Tuy nhiên, có thể tưởng tượng được rằng trẻ không thể ngẩng đầu lên nếu gặp khó khăn trong việc hô hấp khi đang ở tư thế nằm sấp. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ được quấn chặt với tư thế úp mặt, bố mẹ sẽ khó phát hiện được bất thường vì không thể nghe được tiếng khóc. Vì thế tất cả phụ huynh có con nhỏ ở lứa tuổi sơ sinh cần trang bị cho bản thân những kiến thức về việc quấn tã đúng cách để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Quấn tã đúng cách cũng giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số những điều lưu ý khi quấn tã cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần biết:

  • Việc quấn tã là không bắt buộc: Nếu trẻ cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi không quấn tã thì không cần phải ép trẻ.
  • Luôn đặt trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa: Điều này cần đặc biệt lưu ý ở những trẻ được quấn tã.
  • Hãy chắc chắn rằng tấm khăn dùng để quấn trẻ không phải là loại rộng, bởi vì nó có thể quấn chặt lấy trẻ và khiến chúng không thở được.
  • Để khớp hông của trẻ phát triển khỏe mạnh, chân của trẻ cần được co duỗi một cách thoải mái và không cố định trong tã. Trẻ được quấn tã trong một khoảng thời gian ngắn có vẻ an toàn nhưng nếu trong một khoảng thời gian kéo dài, bố mẹ nên cân nhắc sử dụng loại túi ngủ chuyên dụng cho trẻ để hai chân của trẻ được cử động dễ dàng. Điều này không có nhằm làm bé thoải mái hơn mà nó an toàn cho hai khớp hông của trẻ sau này.

Quấn tã đúng cách và đẹp là một kỹ năng vô cùng quan trọng cho các bậc làm cha mẹ. Việc này giúp vỗ về khi trẻ bị kích thích, khó chịu và giúp trẻ không bị quấy rầy hay giật mình. Dưới đây là các bước gợi ý để quấn tã đúng cách cho bé:

  • Tạo hình kim cương bằng vải mềm: Lựa chọn miếng vải quấn tã cho trẻ với chất liệu mềm mại và không gây kích ứng da. Đặt tấm vải trên bề mặt phẳng theo hình như một viên kim cương và gập góc trên cùng vào bên trong. Sau đó, đặt bé nằm ngửa với phần cổ nhô cao ra ngoài miếng khăn.
  • Tiến hành gấp phần vải bên phải: Giữ cánh tay phải của trẻ sơ sinh dọc theo thân mình. Sau đó tiến hành kéo góc bên trái tấm khăn qua cánh tay phải và bắt chéo qua thân mình rồi nhét góc khăn bên dưới cánh tay trái để cuộn trẻ trong tấm vải.
  • Tiến hành gấp phần vải phía bên trái: Giữ cánh tay bên trái của trẻ dọc thân và kéo góc khăn dưới lên trên vai trái. Nhét thêm một ít vải mềm xung quanh tay của trẻ. Hãy chắc chắn rằng để dành một ít khoảng trống ở phần cuối của tấm vải để trẻ sơ sinh có thể cong chân và cử động thoải mái.
  • Bước cuối cùng: Đưa góc phải lỏng lẻo ra thẳng, sau đó kéo nó qua phía trước của bé và lăn bé sang bên phải một chút để bạn có thể quấn góc quanh lưng.

Cha mẹ cần quấn tã đúng cách cho trẻ sơ sinh theo đúng thứ tự

Quấn tã đúng cách giúp trẻ có thể thoải mái, ngủ ngon và tránh được hội chứng đột tử ở trẻ nhưng ngược lại nếu cha mẹ quấn tã không đúng cách có thể không thoải mái, khó chịu, quấy khóc. Vì thế, các bậc cha mẹ có thể tham khảo cách quấn tã đúng cách cho trẻ từ thông tin bài viết ở trên.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: health.harvard.edu

XEM THÊM:

Chuẩn bị: Một chiếc khăn quấn bé mềm mại, sạch sẽ. Kích thước 70 x 70 cm. Chất liệu cotton.

  1. Trải phẳng khăn trên mặt bàn hay giường, góc khăn hướng lên trên. Gấp góc trên của khăn xuống khoảng 20 cm. Đặt bé nằm ngửa lên khăn sao cho lưng và cổ đè lên nếp gấp.
  2. Đặt tay phải bé xuôi theo cơ thể, khuỷu tay hơi cong. Kéo góc trái khăn phủ qua vai và bụng bé. Nâng tay trái của bé lên, vòng khăn qua dưới tay trái. Gài góc trái khăn vào dưới lưng bé. Không quấn bé quá chặt, để bé có thể cử động tay.
  3. Gập phần dưới của khăn lên trên để bọc bé. Đừng kéo thẳng chân của bé hay ép chúng vào nhau khi quấn. Tốt nhất, nên “thả rông” phần thân dưới, để chân và hông của bé có thể thoải mái cử động.
  4. Kéo góc phải khăn phủ qua vai và bụng bé. Gài góc khăn vào dưới lưng bé. Quấn khăn vừa phải để bé có thể cử động tay, nhưng không quá lỏng để tránh khăn bị bung ra.

Bạn đã tiêm ngừa đầy đủ cho bé chưa?

Chuyên Khoa Nhi bệnh viện Âu Cơ giúp bạn chăm sóc bé và tiêm chủng đúng lịch để bé luôn khỏe mạnh.

Để được tư vấn hôm nay, Gọi ngay [0251] 38 12345 hoặc chat Facebook m.me/BenhvienAuCo

Những điều cần chú ý khi dùng khăn quấn trẻ sơ sinh lúc đi ra ngoài hoặc đi ngủ

Khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là đối với những bé mới sinh hay các bé mới vài tháng tuổi, hẳn mẹ sẽ rất lo bé không đủ ấm hay bị bụi bặm đường phố "làm phiền". Những lúc này, khăn quấn hay đồ trùm nhiều lớp sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ. Tuy nhiên, điều này có đúng, nhất là với thời tiết nóng bức ở Việt Nam?

Không chỉ các mẹ ở Việt Nam mà rất nhiều bà mẹ ở các quốc gia khác trên thế giới cũng tin rằng, việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé ngủ ngon và ít quấy khóc về đêm hơn. Với nghiên cứu năm 2002 của Đại học Washington, niềm tin này của mẹ càng được củng cố khi các chuyên gia kết luận rằng, so với những bé không quấn khăn, khi được quấn khăn bé sẽ ngủ ngon hơn hẳn. Tuy nhiên, liệu có an toàn khi mẹ vẫn duy trì thói quen này khi bé lớn hơn? Đặc biệt, việc quấn khăn cho bé khi đi ra ngoài có thực sự cần thiết, nhất là với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam?

Mẹ đã biết hết những lợi ích và tác hại khi quấn khăn cho trẻ?

1/ Quấn khăn cho trẻ sơ sinh, lợi gì cho bé?

– Bé ngủ ngon hơn: Giống như cảm giác ở trong bụng mẹ, quấn khăn sẽ mang lại cho các bé cảm giác an toàn và từ đó, bé sẽ có xu hướng ngủ ngon hơn, sâu hơn.

– Bé ít khóc hơn: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với các bé dưới 8 tuần tuổi, quấn khăn có thể làm giảm 42% nguy cơ quấy khóc.

– Bảo vệ bé tốt hơn: Tuy còn nhỏ, nhưng móng tay của trẻ sơ sinh cũng rất dài và sắc nhọn, có thể dễ dàng để lại vài vệt trên mặt nếu lỡ bé quờ quạng tay trong lúc ngủ. Nhờ khăn quấn “khóa” tay, nguy cơ “lãnh thẹo” của bé cưng sẽ giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, trẻ được quấn khăn cũng sẽ ấm và tránh nhiều khói bụi khi ra ngoài đường.

2/ Những “mối nguy” không ngờ nếu dùng khăn quấn bé không đúng cách

Bên cạnh nghiên cứu năm 2002, một nghiên cứu khác của các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc cũng cho thấy, quấn khăn là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em. Theo nghiên cứu, những bé 3 tháng tuổi được quấn khăn thường xuyên có nguy cơ bị viêm phổi tăng gấp 4 lần so với các bé khác. Chưa đưa ra nguyên nhân chính thức, nhưng các chuyên gia cho rằng, quấn khăn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi. Một số ý kiến khác cũng cho rằng, do được “úm” quá kỹ nên sức đề kháng không có cơ hội phát triển và bé khó lòng chống lại được sự tấn công của các loại vi-rút. Hơn nữa, việc quấn khăn sẽ khiến thân nhiệt bé tăng cao làm đổ mồ hôi. Nếu không lau kịp, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể khiến bé bị cảm lạnh.

Đặc biệt, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Disease Childhood [Anh] cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh với các vấn đề liên quan đến sự phát triển hông của trẻ. Theo đó, những bé được quấn khăn sẽ có nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp xương mãn tính và một số bệnh lý về hông khi lớn lên.

3/ Quấn khăn cho bé sơ sinh đúng cách

– Đúng thời điểm: Không phải bé sơ sinh nào cũng thích được quấn khăn khi ngủ hoặc khi đi ra ngoài. Vì vậy, thay vì cứ ép con theo ý mình, mẹ nên lựa chọn phương án phù hợp nhất cho bé. Hơn nữa, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên cũng không cần phải lệ thuộc quá nhiều vào khăn quấn nữa.

Đặc biệt, trong thời tiết nóng bức, mẹ nên hạn chế quấn khăn cho trẻ, ngay cả khi đi ra ngoài. Thay vào đó, mẹ nên chọn cho bé những trang phục thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Khi đi ra ngoài, mẹ có thể mang thêm nón và áo khoác để bé có thể mặc thêm khi lạnh và tháo ra khi nóng.

– Đúng cách:

Đừng kéo thẳng chân của bé hay ép chúng vào nhau khi quấn. Tốt nhất, nên “thả rông” phần thân dưới, để chân và hông của bé có thể thoải mái cử động. Quấn khăn vừa phải, không quá lỏng hoặc quá chật. Quá chật sẽ khiến bé khó chịu, nhưng quá lỏng sẽ dễ làm khăn bung ra, làm tăng nguy cơ đột tử. Không để khăn quấn cao quá đầu hoặc quá cổ của bé.

Video liên quan

Chủ Đề