Em hiểu thế nào về câu văn: vấp ngã là điều bình thường

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Đề số 1

PHẦN ĐỌC HIỂU[3,0 điểm]

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…

Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.

[…]

Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…”

[Trích:Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã– Nguồn: www. vietgiaitri.com, 4/6/2015]

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?[0,25 điểm]

Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì?[0,5 điểm]

Câu 3: Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? [0,75 điểm]

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn [khoảng 10 – 15 dòng] trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề:Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.[1,5 điểm]

Lời giải

1. Phương thức biểu đạtchính là nghị luận [0,25 đ]

2. Nội dung đoạn trích:

– Hãy biết đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lần vấp ngã là một lần ta rút ra được những bài học cho bản thân.

– Hãy sống yêu thương, sẻ chia, đồng cảm để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.

* Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng vẫn hướng vào nội dung nói trên. Mỗi ý đúng cho 0,25đ

3.Biện pháp tu từ: HS chỉ ra được một trong ba phép tu từ sau: Điệp ngữ [Đừng để khi] ; điệp cấu trúc ngữ pháp [lặp CTNP]; đối lập [tia nắng…đã lên>< giọt lệ… rơi].

– Tác dụng:

+ Biện pháp điệp ngữ; điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối; nhấn mạnh, khuyến khích mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh…

+ Biện pháp đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa.

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Trên đường đời hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Trên đường đời chi tiết nhất.

Đề Đọc hiểu Trên đường đời số 1

ĐỌC HIỂU: [ 3.0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Trên đường đời của bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt. Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ sai lầm ngớ ngẩn của minh bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm.Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “ Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.

[Trích “ Cuộc sống không giới hạn”, Nick Vujicic]

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. [ 0.5 điểm]

Câu 2: Theo tác giả con người thực sự thất bại khi nào? [ 0.5 điểm]

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: “Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp” ?[ 1.0 điểm]

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “ cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt” không? Vì sao? [1.0 điểm]

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả con người thực sự thất bại khi: không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã

Câu 3: Tác giả lại cho rằng: “Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp” vì:

- Trong cuộc sống, sẽ có những điều vô cùng phức tạp và luôn tiềm ẩn nhiều thử thách

- Đứng trước những vấn đề phức tạp con người cần dấn thân, trải nghiệm bằng nhiều cách để có thể giải quyết được nó và tìm ra hướng đi đúng đắn hướng đến cuộc sống có ý nghĩa.

Câu 4: "cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt" - Em đồng tình hay không đồng tình

- Đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, đồng thời đưa ra luận điểm để lý giải và thuyết phục

Đề Đọc hiểu Trên đường đời số 2

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.


[Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Em hiểu thế nào về câu văn: "Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại" ?

Câu 3: Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên."? Vì sao?

Câu 4: Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2: Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và vấp ngã trong cuộc sống, chỉ trừ những người không dám đứng dậy sau vất ngã hay chính là sợ hãi, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể sảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại.

Câu 3: Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình. Đồng thời đưa ra lập luận giải thích cho quan điểm đó.]

Ví dụ: Đồng tình vì:

- Thất bại là một phần của cuộc sống và đó là điều rất bình thường, không ai không thành công mà không trải qua những thất bại.

- Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của con người. Con người biết theo đuổi đam mê, chắc chắn sẽ thành công.

- Thất bại cho con người những bài học kinh nghiệm quý báu để nuôi dưỡng đam mê của chính mình.

Câu 4:

* Mở đoạn: Cuộc đời ai cũng từng vấp ngã trước khó khăn thất bại. Điều quan trọng không phải là khó khăn to hay nhỏ mà quan trọng là con người có đủ sức để đứng dậy sau những vấp ngã hay không?

* Thân đoạn

+ Vấp ngã là gì?

Vấp ngã có nghĩa là gặp phải hoàn cảnh khó khăn, trở ngại khiến ta không thể đạt đến mục đích trong công việc và trong cuộc sống. Ở đây, vấp ngã có thể hiểu thất bại, khiến ta bị tổn thương, gây cho ta sự đau đớn. Vấp ngã hay thất bại có thể do hoàn cảnh, cũng có thể do chính bạn.

+ Ý nghĩa của việc đứng dạy sau vấp ngã

- Con người từ khi sinh ra đã không ít lần vấp ngã: Ngày còn bé bụ bẫm, chập chững tập đi qua bao nhiêu lần vấp ngã đứng dậy và tập đi được. Vì vậy giờ ta có trưởng thành thì ta càng phải biết cách chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện.

- Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã làm ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, học được cách đứng dậy giúp ta vượt qua được khó khăn.

- Trong cuộc sống, ai cũng ít nhất một lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sau mỗi lần vấp ngã ấy, người ta sẽ rút ra được một bài học cho chính mình, biết tránh những chỗ ghồ ghề khó đi, biết tìm cho mình bước

Video liên quan

Chủ Đề