Kiểm tra tư duy Bách khoa là gì

Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trong năm 2022, các phương thức tuyển sinh của trường vẫn giữ ổn định như năm trước, gồm 3 phương thức: Xét hồ sơ tài năng dành cho các em có thành tích học tập nhất định, các trường có tính chất đặc thù như trường chuyên, có các giải từ cấp tỉnh/thành phố trở lên; có chứng chỉ/ điểm thi theo hệ thống quốc tế như SAT/A Level.

Ngoài ra, Bách khoa tiếp tục xét tuyển theo phương thức thi tốt nghiệp THPT nhưng với tỷ lệ hạn chế hơn. Ông Điền cho biết, trường sẽ không bỏ phương án này, bởi đây là phương án giúp cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh vùng sâu, vùng xa tiếp cận được quá trình xét tuyển của ĐH Bách khoa Hà Nội và một số ngành, nghề.

Một điểm mới của phương thức tuyển sinh năm tới là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ ưu tiên tỷ lệ tuyển sinh cho kỳ thi riêng - kỳ thi đánh giá tư duy.

“Năm 2022, kỳ thi được mở rộng, chuẩn bị kỹ lưỡng về cấu trúc đề thi cùng các điều kiện tổ chức. Kết quả bài thi đánh giá tư duy được dùng riêng và tăng chỉ tiêu lên rất mạnh, chiếm đến 60 – 70% trong tổng số 7.500 chỉ tiêu”, ông Điền cho biết.

Chia sẻ cụ thể hơn về kỳ thi, theo PGS Điền, kỳ thi tư duy được thiết kế với các môn bắt buộc như Toán và Đọc hiểu theo format đã được tổ chức vào năm 2020. Năm nay, trường đưa thêm môn Khoa học tự nhiên bao gồm Lý – Hóa – Sinh và lấy một đầu điểm.

Bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần: Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu [120 phút]; phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh [90 phút]; phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh [60 phút] hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng, hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả ba phần.

Cấu trúc bài kiểm tra tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội

Cũng theo ông Điền, môn Toán có một phần liên quan đến tự luận để đánh giá xem các em có thể trình bày phương pháp giải, quy trình giải Toán một cách logic, rành mạch. 

Việc thiết kế môn Đọc hiểu, môn Khoa học tự nhiên đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức nền tảng tốt, mặc dù đề thi được thiết kế trong khuôn khổ các kiến thức được học trong bậc phổ thông nhưng tính phân loại thí sinh khá – giỏi chắc chắn sẽ cao hơn đề thi THPT những năm gần đây. Đây là yếu tổ đảm bảo chất lượng “đầu vào” của Bách khoa Hà Nội. 

Cấu trúc đề thi không khuyến khích học tủ, học lệch, học thêm. Chúng tôi đã lên kế hoạch tổ chức thi thử online [ít nhất là 2 đợt]”, ông Điền thông tin. 

Theo dự kiến, kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 diễn ra trong một ngày, sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc một tuần. Kỳ thi được tổ chức tại 4 địa điểm gồm Hà Nội [Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và các trường trong nhóm], Hải Phòng, Nghệ An và Phú Thọ.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị điều phối, chủ trì tổ chức hai buổi thi thử online trên hệ thống tổ chức thi với cam kết mức độ khó, phân loại học sinh tương đương đề thi thật. Lịch thi thử dự kiến diễn ra vào tháng 12/2021 và tháng 3/2022 để thí sinh làm quen với đề và có kế hoạch học ôn.

Kết quả từ kỳ thi đánh giá tư duy sẽ được nhập lên hệ thống của Bộ GD-ĐT, lưu lại giống như kỳ thi tốt nghiệp THPT, được xét đồng thời với các nguyện vọng khác. Do đó, kỳ thi tư duy cung cấp dữ liệu để xét tuyển đại học như một phương thức riêng biệt. 

Thúy Nga

Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2022, nhiều trường sẽ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì để xét tuyển.

Năm nay, kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ được tổ chức sau khi thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT tại 3 địa điểm là Hà Nội [Trường ĐH Bách khoa Hà Nội], Nghệ An [Đại học Vinh] và Hải Phòng [Trường ĐH Hàng Hải].

Nội dung bài thi kiểm tra tư duy Trường ĐH Bách khoa Hà Nội [kéo dài 180 phút] gồm 2 phần. Phần bắt buộc gồm Toán [trắc nghiệm, tự luận] và Đọc hiểu [trắc nghiệm], thời lượng dự kiến 120 phút. Phần tự chọn [trắc nghiệm] sẽ có thời lượng làm bài là 60 phút. Thí sinh có thể chọn 1 trong 3 phần là BK1 [Lý – Hóa], BK2 [Hóa – Sinh], BK3 [Tiếng Anh].

Bên cạnh đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng sẽ sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá tư duy theo học bạ, xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng các môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán – Lý – Hóa; Toán – Hóa – Sinh; Toán –  Anh, quy về thang điểm 30.

Nguyên tắc xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Xét từ cao xuống thấp cho đến khi đạt số lượng sơ tuyển. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 10.000 – 12.000 em.

Đề kiểm tra tư duy vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020 dài 22 trang.

Năm ngoái, đề kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được đánh giá tuy không khó nhưng rất dài.

Nội dung kiến thức Toán trong bài kiểm tra tư duy được yêu cầu ở các mức độ khác nhau từ thông hiểu, vận dụng đến vận dụng sáng tạo. Điểm nổi bật của phần câu hỏi Toán là xuất hiện nhiều câu hỏi vận dụng thực tế và không có câu hỏi nhận biết.

Ngoài ra, trong đề thi kiểm tra tư duy Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xuất hiện khá nhiều câu hỏi thuộc kiến thức lớp 10, 11. Các câu hỏi đều nhằm mục đích đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức cơ bản của Toán học vào việc giải quyết những bài toán trong thực tế, đồng thời, đánh giá khả năng học Toán cao cấp và các môn khoa học – kỹ thuật, phục vụ cho việc theo học ở bậc đại học.

Phần Đọc hiểu có chủ đề đa dạng, bám sát các ngành học của trường như: Vật liệu quang hướng; Công nghệ thông tin; Môi trường và Phương pháp canh tác nông nghiệp. Phần này tập trung đánh giá kỹ năng đọc cùng với năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.

Phổ điểm bài kiểm tra tư duy vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020

Với số lượng hơn 5.500 thí sinh tham gia bài kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa vào năm ngoái, chỉ có 1,5% tổng số thí sinh đạt từ 8,5 điểm trở lên, 10% số thí sinh tham dự đạt từ 7,5 điểm trở lên và hơn 70% đạt trên trung bình. Số điểm phổ biến thí sinh đạt được khoảng từ 5 – 5,5.

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá năng lực cốt lõi của các thí sinh và khả năng theo học ở bậc đại học, đặc biệt ở những khối ngành khoa học, kỹ thuật. 

“Với hình thức xét tuyển này, chúng tôi kỳ vọng sẽ chọn lựa được những học sinh có năng lực, phẩm chất và tư duy phù hợp với các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ”, ông Thắng nói.

Thúy Nga

Bài kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội diễn ra trong thời gian 120 phút với hai phần Toán và Đọc hiểu. Trong đó, phần Toán có thời lượng 90 phút, chiếm 75% tổng số điểm của bài thi và phần Đọc hiểu có thời lượng 30 phút.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin, kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 15/7.

Năm 2021, trong số các phương thức xét tuyển, Trường ĐH Xây dựng dành một phần chỉ tiêu ở một số ngành cho việc sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức tư vấn cho học sinh lớp 12 trước kỳ thi tốt nghiệp THPT - Ảnh: ĐHBK

Phương thức xét tuyển kết hợp [sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 và kết quả bài kiểm tra tư duy theo tổ hợp xét tuyển A19 và A20] sẽ chiếm khoảng 30 - 35% tổng chỉ tiêu đào tạo của trường năm nay.

Theo đó, bài kiểm tra tư duy là một thành phần điểm. Điểm của bài kiểm tra tư duy [môn chính] cùng với điểm toán, lý hoặc toán, hóa của kì thi tốt nghiệp THPT để xét thành một tổ hợp điểm.

Chiều nay 15-8, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức cho thí sinh làm bài kiểm tra tư duy tại trường ở Hà Nội và Trường ĐH Hồng Đức [Thanh Hóa]. Bài kiểm tra tư duy gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, trong đó nội dung về Toán và Đọc hiểu, với thời gian làm bài 120 phút.

Bài kiểm tra tư duy đưa ra đề bài ở các mức độ khác nhau, từ thông hiểu, vận dụng đến vận dụng sáng tạo, yêu cầu thí sinh có khả năng suy luận, nắm bắt và vận dụng kiến thức trong thời gian ngắn. Toàn bộ phần kiến thức nằm trong kiến thức phổ thông nhưng gắn liền với tình huống thực tế.

Bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá năng lực cốt lõi của các thí sinh và khả năng theo học các ngành học ở bậc đại học, đặc biệt những khối ngành khoa học kĩ thuật. Nội dung bài thi được xây dựng phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam và cách tiếp cận tiên tiến trên thế giới.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tiến hành công tác phân phòng thi, đánh số báo danh và đã gửi thông tin cho thí sinh dự thi. Công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống dịch COVID-19 cũng đã được triển khai. Nhà trường cũng lên kế hoạch cụ thể để sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu nhất nếu như dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Hiện nay, theo số lượng đăng ký và qua sơ tuyển, có 5.623 thí sinh đủ điều kiện dự thi. Tổng số phòng thi là 194 phòng, với 167 phòng tại địa điểm thi Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và 27 phòng tại Trường ĐH Hồng Đức. Kỳ thi ngày 15-8 có 10 hội đồng thi.

Ngoài phương thức xét tuyển kết hợp nêu trên, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội còn có các phương thức xét tuyển thẳng; xét tuyển tài năng; xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2020.

NGỌC DIỆP

Video liên quan

Chủ Đề