Vì sao người việt nam hay ăn các món nước

Bà Mai Trần – chủ nhà hàng Phở 79 tại Mỹ

Những đánh giá từ cộng đồng quốc tế

Vào năm 2019, Yougov - tổ chức nghiên cứu tại Anh Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát mang tên “Khảo sát ẩm thực toàn cầu” về những món ăn được yêu thích nhất trên thế giới, dựa trên đánh giá của hơn 25.000 người đến từ 34 quốc gia. Bảng khảo sát cung cấp các thông tin như, độ nổi tiếng của ẩm thực mỗi nước và độ hài lòng của người dân mỗi nước với ẩm thực ngoại quốc.

Mặc dù, số người tham gia đánh giá là rất nhỏ so với dân số thế giới, nhưng xét về yếu tố tham khảo thì có thể nhận định rằng, ẩm thực Việt Nam đã được nhận dạng ở nhiều quốc gia trên thế giới, với độ nổi tiếng trung bình ở mức 55%, xếp vị trí 13 trên bảng xếp hạng. Phía trên hầu hết đều là các ứng cử viên nặng ký, đó là Ý, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Mỹ,…

Độ ngon của một món ăn còn được thể hiện ở độ phủ sóng của món ăn đó không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn trên cả thế giới. Nếu để ý, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cửa hàng bán pizza [của Ý]; Sushi [của Nhật Bản]; bánh Croissant [bánh sừng bò – Pháp]… toạ lạc trên các con phố, đặc biệt ở các thành phố lớn tại Việt Nam. Độ nổi tiếng của những món ăn này tỷ lệ thuận với số cửa hàng được mở ra.

Như vậy, nếu coi đây là một cách nhận diện ẩm thực, thì có thể khẳng định, ẩm thực Việt Nam đang được phủ sóng rộng rãi. Phở - một trong những món ăn tiêu biểu của nền ẩm thực Việt Nam, món ăn duy nhất lọt vào danh sách 30 món ăn ngon nhất trên thế giới do CNN [một tờ báo uy tín của Mỹ] bình chọn, đã có một danh sách dài các nhà hàng trên thế giới.

Riêng tại Mỹ, số lượng các quán phở lên tới hàng trăm, cứ ở đâu có người Việt sinh sống là ở đó có quán phở. Đặc biệt tại khu Little Saigon [khu vực có đông người Việt nhất tại Mỹ] số lượng quán phở nhiều không đếm xuể, với những cái tên như: Phở 79, phở Tàu Bay, phở Hùng, phở Bằng, phở Pasteur, phở Nhà Tôi…

Hay tại Anh, đường Kingsland ở đông London, nước Anh từ lâu đã được mệnh danh là phố phở. Tiêu biểu hơn cả có thể kể tới chuỗi 9 cửa hàng thương hiệu "Phở" của công ty Phở Holdings cùng nhiều quán phở nhỏ khác. Hơn 10 năm qua, phở Việt Nam đã âm thầm chinh phục các khách hàng khó tính nước Anh, để hương vị của bánh phở, thịt bò, nước ninh xương trở nên thân quen với nhiều người.

Bên cạnh phở thì bún chả, bánh mì hay gỏi cuốn cũng là những món ăn được yêu thích. Với các cửa hàng có tiếng tại một số quốc gia như tiệm “Bánh mì ngon ngon” tại Tokyo, Nhật Bản; tiệm “Bún chả Ra Boom” tại Seoul, Hàn Quốc; tiệm gỏi cuốn “Pho’n’Roll” tại Zhukovskogo, Nga…

Tiếp tục khẳng định vị trí của ẩm thực nước nhà

Nếu là người yêu thích các chương trình về ẩm thực trên sóng truyền hình, chắc chắn cái tên Gordon Ramsay sẽ không còn xa lạ. Ông là một trong những đầu bếp sở hữu nhiều ngôi sao Michelin [biểu tượng đánh giá chất lượng những nhà hàng chất lượng nhất trên thế giới]. Ông cũng là giám khảo nổi tiếng của chương trình “Siêu đầu bếp Mỹ” ăn khách. Cách đây vài năm, vị đầu bếp nổi tiếng này đã có một chuyến đi “khám phá và học hỏi” về ẩm thực Việt Nam thông qua trương trình “The Great Escape”.

Gordon Ramsay trong chuyến khám phá ẩm thực tại Việt Nam

Trong chương trình này, Gordon đã hoàn toàn bị ẩm thực Việt Nam chinh phục. Ông từng nói: "Tạ ơn Chúa là tôi không sinh ra ở Việt Nam, ở đây thì tôi chỉ là một đầu bếp tồi." Câu nói này xuất phát trong quá trình học làm bánh cuốn. Đây là một món ăn giản dị nhưng tinh tế và yêu cầu "sự tỉ mỉ cực độ” theo như ông mô tả. Sở hữu đôi bàn tay đã chế tạo ra vô số những món ăn sao Michelin cao cấp, nhưng ông vẫn không tài nào tạo ra những chiếc bánh ngon như những người phụ nữ Việt Nam làm được.

Ngoài Gordon, Anthony Bourdain – Cố đầu bếp từng lừng danh người Mỹ từng đi theo Tổng thống Barack Obama sang thăm Việt Nam năm 2016 và có bữa ăn tại tiệm “bún chả Hương Liên” nổi tiếng tại Hà Nội. Ông đã không ít lần khen ngợi, quảng bá ẩm thực Việt Nam một cách tình nguyện. Ông từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Chuyến đi đến Việt Nam đã thay đổi cuộc đời tôi".

Có thể nói, hiếm đất nước nào trên thế giới lại nhận được sự ưu ái, từ hai nhân vật danh tiếng nhất nhì trong làng ẩm thực như vậy.

Trong các hoạt động du lịch, thì trải nghiệm ẩm thực là một trong những cách để hiểu hơn về văn hoá và con người ở một đất nước. Nét đặc sắc, hương vị riêng có của những món ăn đã làm nên thương hiệu ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Những “tô phở quốc dân” hay “bánh mì là sandwich của Việt Nam” là những cái tên ưu ái mà người nước ngoài dành tặng cho chúng ta.

Tuy nhiên, làm thế nào để ẩm thực Việt được biết đến nhiều hơn, lại là câu chuyện dài hơi. Theo đó, cần có những chính sách để thúc đẩy du lịch, đặc biệt là du lịch ẩm thực để có thể quảng bá nhiều hơn các món ăn ngon khác, chứ không chỉ dừng lại ở những món quen thuộc như phở, bánh mì, hay hủ tiếu… Đồng thời, việc quảng bá không nên chỉ dừng trong nước mà nên mở rộng quy mô sang nước ngoài thông qua những chương trình giao lưu hữu nghị…

Ẩm thực Việt Nam được quảng bá tại Liên hoan Pháp ngữ ở Singapore

I. MỞ BÀI: Ăn uống là một nhu cầu tối quan trọng của đời sống con người, con người cần ăn, thở để tồn tại. Nhưng khác xa với con vật, ăn uống của con người là một hành động mang tính văn hóa chứ không chỉ dừng lại ở bản năng sinh tồn. Vậy tại sao cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt la cơm - rau - cá? Vì rất muốn lí giải câu hỏi đầy lí thú này nên em đã chọn câu hỏi: "Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt Cơm - Rau - Cá. Bạn hãy lí giải điều này" .II. NỘI DUNG Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên. Cho nên, sẽ không có gì ngạc nhiên khi cư dân các nền văn hóa gốc du mục [như phương Tây hoặc Bắc Trung Hoa] thiên về ăn thịt, còn trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam thì lại bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước. Trong vô vàn những yếu tố tác động đến cuộc sống hàng ngày từ góc độ tự nhiên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều nêu bật hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống: sông nước và thực vật. Văn minh Việt Nam - nền văn minh thực vật [khái niệm của học giả Pháp P.Gourou] hay văn minh thôn giã, văn minh lúa nước mang tính chất thực vật [mà cốt lõi là cây lúa] in dấu ấn đậm nét trong đời sống hàng ngày của con người Việt Nam. Trong bữa ăn của người Việt thường xuất hiện ba thành phần chính là: Cơm - Rau - Cá. Hai thành phần đầu tiên thuộc về truyền thống "văn hóa thực vật". Còn thành phần sau này thuộc về "văn hóa sông nước". Cơm - rau - cá là một cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật. Và trong thực vật thì lúa gạo đứng đầu bảng. Tục ngữ có những câu như: Người sống về gạo, cá bạo về nước; cơm tẻ mẹ ruột; Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường. Như chúng ta đã biết, quê hương của cây lúa là ở vùng Đông Nam Á thấp ẩm. Không phải ngẫu nhiên mà người Việt Nam gọi bữa ăn là bữa cơm, coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái đẹp [bài hát có câu: Em xinh là xinh như cây lúa…] và một thời thì mọi giá trị như lương, thuế, học phí,… đều được quy ra "thóc gạo"! Cũng không phải ngẫu nhiên mà tiếng Việt có vô số từ khác nhau để phân biệt các giai đoạn trưởng thành và các bộ phận chuyên biệt của cây lúa. [Còn nhỏ là cây mạ, lớn lên là lúa, hạt lúa già là thóc, bông lúa gặt về thì phần còn lại ngoài đồng là rạ, đập tách hạt thóc ra rồi thì phần còn lại của bông lúa là rơm, sau khi xay, giã xong thì hạt thóc chia thành hạt gạo, cám, trấu…..] Trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt Nam, sau cơm thì đến rau quả. Nằm ở một trong những trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một danh mục rau quả, mùa nào thức nấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt Nam, thì đói ăn rau, đau uống thuốc là chuyện tất nhiên. Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn không trống; Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ. Tuy nhiên nói đến rau trong bữa ăn Việt Nam không thể không nhắc đến hai món đặc thù là rau muống và dưa cà: Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương… Huyện Tiên Sơn [Bắc Ninh] có làng Hiên Đường [làng Ngang] có loại rau muống thân lớn, sắc trắng, đốt thưa, ngọn mẫm, ăn ngọt và dòn, nổi tiếng từ thời Hùng Vương, thường dùng để tiến vua.Sự tích Thánh Gióng gắn liền với quả cà; mẹ thánh gióng là người đàn bà trồng cà, cha thánh gióng là ông thần đi hái trộm cà, bản thân thánh gióng nhờ ăn "bảy nong cơm, ba nong cà" mà lớn thành người khổng lồ đi cứu nước. Cà và rau cải đem muối dưa tạo thành những thức ăn độc đáo phù hợp với thời tiết và khẩu vị nên ngon miệng tới mức tục ngữ có câu: Có dưa, chừa rau; Có cà thì tha gắp mắm.Các loai gia vị đa dạng như hành, gừng, ớt, tỏi, riềng, rau mùi, rau răm, rau húng, xương sông, thìa là, hồ tiêu, tía tô, kinh giới, lá lốt… cũng là những thứ không thể thiếu được trong bữa ăn của người Việt Nam. Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu hàng thức ăn động vật của người Việt Nam là các loại thủy sản - sản phẩm của vùng sông nước. Có lẽ vì hệ thống sông ngòi ở Việt Nam dày đặc và chằng chịt vậy nên dễ đánh bắt các loại thủy sản. Sau "cơm rau" thì "cơm cá" là thông dụng nhất: Có cá đổ vạ cho cơm, Con cá đánh ngã bát cơm là thế. Từ các loại thủy sản, người Việt Nam đã chế tạo ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại. Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt Nam. Cơm mắm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân; các bà phi tần nhà Nguyễn từng đặt các địa phương làm hàng trăm lọ mắm để tiến vua. Từ tiếng Việt, danh từ "nước mắm" đã đi vào ngôn ngữ loài người, có mặt trong nhiều cuốn từ điển bách khoa Đông - Tây.Bữa ăn của người Việt mang đậm đấu ấn văn hóa ẩm thực của khu vực Đông Nam Á, thể hiện ở:+ Tính tổng hợp trong chế biến cũng như trong thưởng thức các món ăn [gia vị đối trị lẫn nhau, sử dụng các loại thực vật có khả năng kiềm chế lẫn nhau và điều hòa tác dụng].+ Tính đa dạng trong chế biến món ăn.+ Tính linh hoạt và hài hòa trong việc lựa chọn món ăn và cách thức ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể [thời tiết, số lượng người, đối tượng và mục đích mà bữa ăn phục vụ.III. KẾT BÀI: Như vậy, cơ cấu bữa ăn cơm - rau - cá đã thể hiện rõ nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đó là dấu ấn truyền thống của văn hóa nông nghiệp lúa nước. Theo từng vùng miền mà món ăn đặc trưng cũng khác nhau, miền Bắc do khí hậu lạnh nên các món ăn thường có nhiều mỡ đặc biệt là thịt mỡ. Miền Trung do khí hậu theo mùa, cư dân cũng đa dạng trong loại hình sản xuất kinh tế [trồng lúa nước, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi....] nên các món ăn nó cũng có vị khác với miền Bắc. Đó là vi cay, mặn, chát..vv. Tuy nhiên vị cay vẫn là vị đặc trưng của miền Trung. Miền Nam thì các món ăn lại thiên về vị ngọt, các vùng dù có những nét ẩm thực khác nhau nhưng trong bữa ăn lúc nào cũng có cơm và nước mắm. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đại cương về văn hóa Việt Nam, TS Phạm Thái Việt - TS Đào Ngọc Tuấn, NXB Văn hóa thông tin.2. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB giáo dục.3. Các wedsite://www.amthucqueviet.vn/1_53_bua-an-gia-dinh-viet-nam-truyen-thong.php//vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Vi%E1%BB%87t_Nam

Video liên quan

Chủ Đề