Cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản là gì năm 2024

Laocaitv.vn - Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, việc chấp hành các quy định trong kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp. Ghi nhận của phóng viên thời sự tại thành phố Lào Cai.

Sổ sách, hóa đơn chứng từ nguồn gốc gỗ nguyên liệu được các cơ sở sản xuất đồ gỗ ghi chép đầy đủ.

Việc chuyển hướng sản xuất, kinh doanh từ dùng nguyên liệu gỗ nội địa sang gỗ nhập khẩu, các cơ sở càng quan tâm hơn tới nguồn gốc, xuất xứ và thủ tục, hóa đơn rõ ràng. Ông Mai Minh Đoàn, Chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ Minh Đoàn - Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải, thành phố Lào Cai cho biết: “Cơ sở chủ yếu làm gỗ nhập khẩu từ Nam Phi, không mua trực tiếp mà mua lại từ các đại lý dưới xuôi lên. Thủ tục có đầy đủ hợp đồng mua bán, hóa đơn, bảng kê lâm sản”.

Đổi mới trong cải cách thủ tục hành chính giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước.

Sự đổi mới trong cải cách thủ tục hành chính của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cũng giúp các doanh nghiêp dễ dàng hơn trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước. “Ngày xưa phải kê khai hàng hóa nhập khẩu, rồi đi xác nhận từng tý một. Nhưng bây giờ, chủ doanh nghiệp được tự kê khai để làm báo cáo hàng tháng, sau đó với có sự kiểm tra của các ngành”, ông Nguyễn Văn Hoằng, Phó Giám đốc HTX Mỹ nghệ Hoa Mai nói.

Việc tuyên truyền các quy định mới của pháp luật luôn được ngành kiểm lâm hết sức quan tâm.

Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm thành phố Lào Cai đã phối hợp với các xã, phường trên địa bàn tổ chức tuyên truyền đến 52 cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản về các quy định trong chế biến, sản xuất, kinh doanh lâm sản; đặc biệt là những quy định mới về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản. Ông Lê Văn Bốn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thành phố Lào Cai cho biết: “Ngoài kiểm tra định kỳ, đơn vị tổ chức kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra định kỳ 6 tháng đầu năm trên địa bàn thì các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật và không phát hiện cơ sở nào vi phạm”.

Việc chấp hành các quy định trong kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp.

Việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh lâm sản trên địa bàn thành phố Lào Cai thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Căn cứ Điều 71 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở thương mại lâm sản như sau:

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở thương mại lâm sản
1. Cơ sở thương mại lâm sản có quyền sau đây:
a] Kinh doanh những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;
b] Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ hợp tác, liên kết chuỗi kinh doanh lâm sản; áp dụng chính sách quy định tại Điều 70 của Luật này và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
2. Cơ sở thương mại lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
a] Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
b] Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra trong quá trình kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, cơ sở thương mại lâm sản có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 71 nêu trên.

Trong đó có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

Cơ sở thương mại lâm sản có những quyền và nghĩa vụ gì? Việc quản lý thương mại lâm sản được quy định thế nào? [Hình từ Internet]

Việc quản lý thương mại lâm sản được quy định thế nào?

Theo khoản 1 Điều 72 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về quản lý thương mại lâm sản như sau:

Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng
1. Quản lý thương mại lâm sản được quy định như sau:
a] Dự báo thị trường và định hướng phát triển chế biến lâm sản trong từng thời kỳ;
b] Đàm phán điều ước quốc tế về thương mại, mở cửa thị trường lâm sản, công nhận lẫn nhau về gỗ hợp pháp và tiêu chí quản lý rừng bền vững;
c] Cấp giấy phép, giấy chứng nhận đối với lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d] Việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng vì mục đích thương mại phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ] Thương mại nội địa lâm sản phải thực hiện quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
e] Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
...

Theo đó, việc quản lý thương mại lâm sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 72 nêu trên.

Việc kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Lâm nghiệp 2017 về kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng như sau:

Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng
...
2. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định như sau:
a] Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quản lý theo chuỗi từ khai thác, trồng cấy, gây nuôi đến chế biến và tiêu dùng;
b] Mẫu vật các loài quy định tại điểm a khoản này phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, bảo đảm chống làm giả hoặc tẩy xoá;
c] Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đánh dấu mẫu vật các loài quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Như vậy, việc kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 72 nêu trên.

Và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đánh dấu mẫu vật là thực vật rừng, động vật rừng.

Chủ Đề