Cơ thể con người được hình thành như the nào

Liệu bạn có bao giờ thắc mắc, con người xuất hiện khi nào không? Trong bài viết này, GiaiNgo sẽ giúp bạn giải đáp và trình bày nguồn gốc của con người nhé!

Có thể bạn không biết, con người xuất hiện khi nào là câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất trong lịch sử Trái Đất. Vậy con người xuất hiện khi nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Con người xuất hiện khi nào?

Con người xuất hiện khi nào? Ở kỷ nào?

Nhiều kết quả cho rằng, con người được cho là đã xuất hiện từ khoảng 200.000 năm. Thậm chí, có một vài dấu tích chứng minh con người xuất  hiện sớm hơn tại châu Phi; những hóa thạch cổ nhất có niên đại từ khoảng 160.000 năm trước.

Vì thế, tuy biết rất rõ quá trình tiến hóa nhưng con người xuất hiện khi nào vẫn là thắc mắc chưa có câu giải đáp rõ ràng.

Con người xuất hiện như thế nào?

Con người xuất hiện khi nào và như thế nào sẽ được GiaiNgo tóm gọn sau đây:

Khoảng 6.000.000 năm trước đây, một loài khỉ họ người đã xuất hiện tại châu Phi. Đây được xem là loài vật cuối cùng có con cháu gồm cả loài người hiện đại và loài tinh tinh. Hay nói cách khác, chúng là họ hàng gần nhất của con người.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, hai nhánh trong cây dòng họ của nó là có hậu duệ tồn tại tới ngày nay. Ngay sau khi phân nhánh, các giống khỉ họ người trong một nhánh đã phát triển khả năng đứng thẳng.

Kích thước não tăng nhanh chóng và từ đó, những động vật đầu tiên được xếp loại con người đã xuất hiện

Xem thêm:

  • Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn là gì?

Những bằng chứng khoa học về nguồn gốc của loài người

Năm 1976, Clark Howall đã công bố những bằng chứng về nguồn gốc loài người ở thung lũng Ômô [Etiôpia].

Đầu tiên là những hóa thạch động vật có vú và người Homo Habilis có niên đại khoảng 2.500.000 năm.

Năm 1974, một nhà thám hiểm đã tìm thấy ở thung lũng Afar [Etiôpia] một di cốt hóa thạch khá đầy đủ. Đó là một cô gái khoảng 25 – 30 tuổi.

Và ngay trong năm 1974, Mary Leakey đã phát hiện tại Lactôli [Tanzania] 42 chiếc răng người và nguyên một hàm hóa thạch với 9 chiếc răng nguyên vẹn. Nhiều người cho rằng, thời điểm chúng xuất hiện là khoảng 3.700.000 năm về trước.

Tuy đã phát hiện ra các bằng chứng khoa học đó, như để xác định con người xuất hiện khi nào vẫn còn rất khó khăn

Đặc điểm của con người

Sinh lý học

Sinh lý học con người là một khoa học nghiên cứu về các chức năng sinh học, lý học và hóa sinh học. Các hoạt động đó của người hay các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể người.

Phần lớn các khía cạnh của sinh lý học con người là tương đối gần gũi với các lĩnh vực tương ứng của sinh lý học động vật. Do đó, các thực nghiệm trên động vật đã cung cấp nhiều nền tảng cho các kiến thức của ngành khoa học này

Di truyền học

Trong di truyền học, cơ thể con người có khoảng 20.000 đến 23.000 gen. Các gen được lưu trữ ở các nhiễm sắc thể trong nhân tế bào và ti thể.

Ở người, nhân tế bào sinh dưỡng thường có 46 nhiễm sắc thể ghép thành 23 cặp nhiễm sắc thể.

Vòng đời

Cuộc sống của một người có thể được chia thành: sơ sinh, thiếu nhi, dậy thì, thanh niên, trưởng thành và vềgià.

Tuy nhiên, độ dài của những giai đoạn trên luôn không rõ ràng, nhất là giai đoạn cuối.

Chính vì vòng đời khó lường nên việc con người xuất hiện khi nào rất khó để xác định.

Chủng tộc

Con người thường tự phân loại họ thành những chủng tộc khác nhau. Dù cho những bằng chứng khoa học chứng minh về chủng tộc còn gây nhiều tranh cãi nhưng sự xác định chủng tộc vẫn cứ diễn ra.

Các chủng tộc thường được xác định dựa màu da và những đặc điểm khác trên mặt. Ngoài ra còn kể đến các đặc điểm khác như ngôn ngữ, văn hóa, quốc gia mà họ đang sinh sống,…

Tiến hóa

Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người cũng là nghiên cứu sự phát triển của các chi trong cơ thể. Con người xuất hiện khi nào là từ đó đã hình thành sự tiến hóa. Tuy nhiên quá trình này vẫn còn đang diễn ra kể cả với chúng ta.

Dân cư, dân số

Sự tồn tại của con người ở những vùng vốn có điều kiện khắc nghiệt thường rất hạn chế. Đặc biệt là sự sống trên không gian vũ trụ, trong quá khứ và hiện tại.

Ngược lại, con người sinh sống và phát triển tốt nhất ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi hoặc phù hợp với từng nhóm chủng tộc.

Ăn uống

Có lẽ, con người xuất hiện khi nào là thắc mắc chưa được giải đáp nhưng việc ăn uống của con người lại được tìm hiểu rất kỹ càng.

Khi con người bị đói và khát đều có thể dẫn đến cái chết nếu không được giải quyết kịp thời. Bình thường, không một người nào có thể sống được nếu không có thức ăn. Họ chỉ dựa vào lượng mỡ dự trữ trong cơ thể, nhưng chỉ tối đa 3 đến 4 ngày không có nước.

Não bộ

Não người là trung tâm của những phản xạ của con người. Não bộ điều khiển hầu hết những hoạt động của con người.

Bộ não điều khiển những phản xạ không điều kiện như điều khiển nhịp tim, tiêu hóa thức ăn,… và cả những phản xạ có điều kiện có ý thức như suy nghĩ, suy luận, lý luận, trừu tượng.

Đến đây bạn có thể xác định, con người xuất hiện khi nào rồi đúng không? Hãy theo dõi các bài viết sau của GiaiNgo để biết thêm những điều thú vị khác nhé!

Mục lục bài viết

  • 1. Hình thành nhân cách là gì ?
  • 2. Phát triển nhân cách là gì ?
  • 3. Các yếu tố chi phối nhân cách con người ?
  • 3.1. Nhân tố bẩm sinh - di truyền
  • 3.2. Hoàn cảnh sống
  • 3.3. Nhân tố giáo dục
  • 3.4. Nhân tố hoạt động
  • 3.5. Nhân tố giao tiếp

Như đã chia sẻ trong bài viết Nhân cách - Đôi lời bàn luận về nhân cách con người, nhân cách là một khái niệm rộng và phức tạp không chỉ của tâm lý học nói riêng mà còn của nhiều ngành khoa học nói chung. Dưới mỗi cách nhìn, nhân cách hiện lên với những thuộc tính và cấu trúc đặc thù. Vấn đề nhân cách hình thành và phát triển như thế nào cũng là vấn đề khiến bao nhà nghiên cứu đau đầu tìm tòi, nghiên cứu trong một thời gian dài. Trước khi đi vào trao đổi về vấn đề này, cần lưu ý một số khái niệm sau:

- Các khái niệm về Con người, Nhân cách, Cá nhân, Chủ thể, Cá tính, Xu hướng, Nhu cầu đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết Nhân cách - Đôi lời bàn luận về nhân cách con người mời quý bạn đọc tham khảo.

Một số khái niệm mới được đề cập trong bài viết này gồm có:

1. Hình thành nhân cách là gì ?

Nhân cách không phải có sẵn. Con người ngay từ khi sinh ra, bản thân chung ta không được trang bị thứ gọi là nhân cách. Như A.N Leontiv - một trong những người sáng tạo ra trường phái tâm lý học Xô Viết dựa trên khái niệm trừu tượng về tính cách - đã nói nhân cách của con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành. Vậy "hình thành nhân cách" được hiểu như thể nào? Hình thành là một động từ thể hiện sự nảy sinh, sự xuất hiện của một cái mới là kết quả của quá trình vận động như học tập, thích nghi, giao tiếp,... Vậy, hình thành nhân cách được hiểu là cách mà nhân cách con người xuất hiện và là kết quả của quá trình vận động không ngừng. Nhân cách sinh ra từ hoạt động và thông qua hoạt động chúng ta có thể đánh giá được nhân cách của một cá nhân là như thế nào.

2. Phát triển nhân cách là gì ?

Theo chủ nghĩa Marx - Lenin, phát triển là quá trình vận động đi lên của một sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ kém hoàn thiện tới hoàn thiện hơn. Tương tự như vậy, Phát triển nhân cách được hiểu là quá trình thay đổi của nhân cách từ thấp tới cao, từ chưa hoàn hiện tới hoàn thiện. Theo nhiều nghiên cứu, quá trình phát triển nhân cách được xác định trong khoảng thời gian trước tuổi trưởng thành của chủ thể nhân cách [con người]. Tuy nhiên thực tế, định nghĩa về tuổi trưởng thành ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu lại có những cách hiểu khác nhau. Luật hình sự, Luật dân sự và nhiều ngành luật khác có khái niệm về thành niên và chưa thành niên với cột mốc là 18 tuổi nhằm xác định độ tuổi trưởng thành - gọi là mốc trưởng thành về mặt sinh lý. Còn trưởng thành về tâm lý? Trưởng thành về tâm lý là thứ khó đạt hơn, thậm chí có khi còn không xác định được chính xác độ tuổi trưởng thành về mặt tâm lý. Có người 18, đôi mưới tuổi đã dày dạn kinh nghiệm, sóng gió cuộc đời cái gì cũng kinh qua. Nhưng có người 30, 40 tuổi hay nhiều tuổi hơn vẫn va chạm, vấp ngã. Cho nên để mà nói theo khía cạnh tâm lý, quá trình phát triển nhân cách gần như không có điểm dừng cố định. Cứ mỗi kinh nghiệm được rút ra, nhân cách chúng ta lại đi lên một tầm mới. Cuộc sống là sự chảy trôi, vận động không ngừng nên nhân cách con người cũng nằm trong sự chảy trôi phát triển không ngừng đó.

>> Xem thêm: Quan niệm triết học về nhân tố con người ? Chiến lược của Đảng trong phát huy nhân tố con người ?

3. Các yếu tố chi phối nhân cách con người ?

Thông thường, phát triển luôn có xu hướng đi lên, mang tính tích cực. Nhưng theo một chiều hướng khác, việc phát triển, đôi khi không chỉ là đi lên mà còn có thể là đi xuống, mang tích tiêu cực. Các nhân tố chi phối tới sự hình thành và phát triển nhân cách cũng vì thế mà xuất hiện. Sự đa dạng trong cuộc sống mỗi con người kéo theo sự xuất hiện của nhiều nhân tố ảnh hưởng tới nhân cách, để mà kể tên thì đôi ba dòng chưa chắc kể hết. Do vậy, trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin đưa ra một số yếu tố được coi là cốt lõi, quan trọng nhất, ảnh hưởng và chi phối nhiều nhất tới việc hình thành và phát triển nhân cách gồm có 5 nhân tố:

- Nhân tố di truyền;

- Hoàn cảnh sống;

- Nhân tố giáo dục;

- Nhân tố hoạt động;

- Nhân tố giao tiếp.

3.1. Nhân tố bẩm sinh - di truyền

Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.

>> Xem thêm: Nhân cách là gì ? Đôi lời bàn luận về nhân cách con người

Bẩm sinh là những biểu hiện sinh học ngay từ khi sinh ra con người đã có. Di truyền là những thuộc tính sinh học của cha, mẹ hoặc các thể hệ trước ghi nhận trong Gen truyền lại con cái. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền trong đó có các giác quan và não. Bất cứ một chức năng tâm lý nào cũng mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Thực tế mọi cá thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Hơn nữa, hoạt động tâm sinh lý của con người lại có khả năng bù trừ. Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng lứa tuổi và từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Khi sinh ra, mỗi người đã có 1 bộ gen riêng cho mình và nó rất hiếm khi trùng với người khác. Do vậy, mỗi người có khí chất, thiên hướng, khả năng tư duy… cũng khác nhau.

Tuy nhiên, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, bẩm sinh – di truyền mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách nhưng không phải là yếu tố quyết định chiều hướng và giới hạn phát triển nhân cách. Nói đúng hơn thì Bẩm sinh và Di truyền sẽ tham gia vào quá trình hình thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý. Trong giai đoạn đầu, chúng thể hiện vai trò tiền đề cho sự hình thành, phát triển nhân cách.

Nói vui một chút, bạn không thừa hưởng bộ Gen ưu tú của cha, mẹ cũng không khiến cho nhân cách của bạn xấu đi. Nhân cách tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Quan trọng là định hướng phát triển của bạn như thế nào mà thôi.

3.2. Hoàn cảnh sống

Bàn về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống, C.Mác đã viết: "Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh". Hoàn cảnh là tập hợp tất cả những yếu tố khách quan tác động tới con người. Nhân cách nằm trong con người nên cũng chịu ảnh hưởng tác động của hoàn cảnh mà con người đó đang sống. Hoàn cảnh sống bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.

Hoàn cảnh tự nhiên, ví dụ như lãnh thổ sống của từng dân tộc, sông ngòi, đất, khoáng sản, mưa, gió… Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của những phương thức hoạt động của con người trong tự nhiên và một có nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên. Nhân cách như một thành viên của xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán, những cái vốn có trong bản thân mỗi người đã liên hệ với những điều kiện tự nhiên ấy, kết hợp với phương thức sống của chính bản thân nó.

Hoàn cảnh xã hội là môi trường chính trị, kinh tế - xã hội, giáo dục,... Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó còn có thể lựa chọn phương thức sống và các cách phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh xã hội. Và trong tất cả các mối quan hệ xã hội, nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể. Trước những biểu hiện thông qua hành động, ứng xử của nhân cách. Dư luận và tâm trạng chung, có thể được coi là phản ánh về sự đánh giá của mọi người về hoạt động tập thể của các hành vi cá nhân. Dư luận được hình thành thầm lặng và có ý thức. Nó có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong đời sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh, phát triển trên tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.

3.3. Nhân tố giáo dục

Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Trong tâm lý học, giáo dục thường được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Giáo dục mang lại những thứ mà yếu tố bẩm sinh, di truyền hoặc môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, bù đắp những thiếu hụt, uốn nắn những phẩm chất, tâm lý do phát triển tự phát của môi trường, xã hội.

3.4. Nhân tố hoạt động

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định. Nó được hình thành và phát triển cùng sự hình thành và phát triển của ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thứcThông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp “bản sắc” của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.

3.5. Nhân tố giao tiếp

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự phát triển của một cá nhân dược quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp.

Nhờ giao tiếp, nhân cách của con người được thể hiện phần nào đó. Con người không chỉ nhận thức được các mối quan hệ xã hội, nhận thức được những con người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách.

Tóm lại, mỗi nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân đều có một vai trò riêng và đều quan trọng trong việc phối hợp hình thành nhân cách cá nhân. Để xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, lành mạnh, tích cực, tiến bộ. Mỗi con người cần hiện thiện, trau đồi nhân cách cao đẹp của chính mình. Để hoàn thiện nhân cách, con người trước tiên cần phải tự mình ý thức được vai trò của mình trong xã hội, vận dụng tổng hòa các ảnh hưởng trong giáo dục nhân cách, rèn luyện bản thân, bài trừ thói hư tật xấu, góp phần làm trong sạch xã hội.

Nguồn: Sưu tầm một số câu nói nổi tiếng.

Video liên quan

Chủ Đề