Xylocain là thuốc gì

Thuốc Lidocain là dung dịch tiêm có tác dụng gây tê ở bề mặt và gây mê. Thuốc Lidocain còn được sử dụng để điều trị các vấn đề về tim như loạn nhịp tim do ngộ độc, loạn nhịp tim do thuốc gây mê,… Bệnh nhân nên dùng thuốc đúng liều lượng và cần có sự theo dõi của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Thuốc Lidocain là thuốc dùng để gây mê và điều trị rối loạn nhịp tim.
  • Tên biệt dược: Lidocaine, Lignocain, Xylocain, Lidocain 1%, Lidocain 2%,…
  • Tên hoạt chất: Lidocain hydrocloride;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc tim – mạch;
  • Dạng bào chế: Dung dịch.

Thành phần của thuốc Lidocain chính là hoạt chất Lidocain hydrocloride. Đầy là một chất gây mê và gây tê trên bề mặt. Loại chất này hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa nhưng sẽ bị chuyển hóa khi đi qua gan. Do đó, thuốc thường được dùng ở dạng tiêm.

Thuốc Lidocain là thuốc dùng để gây tê và gây hôn mê, được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Gây tê niêm mạc;
  • Chống loạn nhịp tim do ngộ độc digitalis;
  • Chống loạn nhịp tâm thất do huyết khối ở cơ tim;
  • Chống loạn nhịp tim do ngoại tâm thu và thuốc gây mê.

Thuốc Lidocain không thích hợp để điều trị cho các bệnh nhân sau:

  • Trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thành phần lidocain;
  • Trường hợp bệnh nhân bị bệnh nhược cơ;
  • Trường hợp bệnh nhân rối loạn dẫn truyền nhĩ thất và nhĩ thất phân li.

Lidocain là thuốc gây tê và gây mê. Khi dùng thuốc, người bệnh cần có sự giám sát, hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Đông Trùng Hạ Thảo Khô 755,000đ

Đông Trùng Hạ Thảo Ký Chủ Nhộng Tằm 3,050,000đ

Rượu Đông Trùng Hạ Thảo 750,000đ

Yến Chưng Đông Trùng Hạ Thảo 650,000đ

Trà Đông Trùng Hạ Thảo 250,000đ

Set Quà An Khang 1,550,000đ

Set Quà An Khang VIP 2,250,000đ

Set Quà Lộc Tiến Vinh Hoa 4,550,000đ

Set Quà Nghênh Xuân Ngũ Phúc 6,688,000đ

10+
sản phẩm

Khám phá tất cả

Trường hợp gây tê bề mặt, người dùng đắp dung dịch lên da hoặc niêm mạc.

Bên cạnh đó, có thể tiêm truyền hoặc tiêm thấm thuốc vào tĩnh mạch để gây tê hoặc điều trị rối loạn nhịp tim.

Thuốc Lidocain có thể dùng bằng cách bôi lên bề mặt niêm mạc hoặc tiêm vào tĩnh mạch.

Liều dùng của thuốc Lidocain như sau:

  • Trường hợp gây tê bằng cách tiêm truyền: 40 – 200mg/lần;
  • Trường hợp phòng ngừa và điều trị rối loạn nhịp tim: 50 – 100mg/lần.

Để thuốc tiêm gây mê Lidocain không bị hư hỏng, mất tác dụng, người dùng cần bảo quản thuốc cẩn thận. Hãy tham khảo chỉ dẫn sau đây:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát;
  • Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì kín, tránh ánh sáng mặt trời;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em;
  • Nếu thuốc Lidocain đã hết hạn sử dụng, không nên tiếp tục lưu trữ và sử dụng thuốc.

Thuốc Lidocain có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng như sau:

  • Giãn tĩnh mạch;
  • Viêm tĩnh mạch;
  • Sốc phản vệ;
  • Viêm màng nhện;
  • Co giật;
  • Chậm nhịp tim;
  • Đãng trí, lú lẫn;
  • Hạ huyết áp;
  • Buồn ngủ;
  • Chóng mặt.

Trên đây chưa phải là danh sách toàn bộ tác dụng ngoại ý mà thuốc Lidocain có thể gây ra cho người dùng. Lưu ý rằng, sự xuất hiện tác dụng phụ của thuốc Lidocain ở mỗi người là khác nhau, cũng có thể không xuất hiện. Nguyên nhân của điều này là do cơ địa của mỗi người khác nhau, tương thích hoặc không tương thích, khỏe mạnh hoặc yếu sức. Do đó, khi dùng thuốc Lidocain để điều trị bệnh tim và gây mê, nếu người bệnh thấy có bất kỳ triệu chứng, cảm giác lạ nào, hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Hãy báo ngay với bác sĩ nếu có triệu chứng lạ trong thời gian dùng thuốc Lidocain.

Trong quá trình dùng thuốc, người dùng cần lưu ý đến tương tác thuốc. Đây là hiện tượng hai loại thuốc khác nhau gặp nhau và sẽ phản ứng với nhau. Kết quả của phản ứng giữa hai loại thuốc có thể gây hại cho cơ thể hoặc làm một trong hai loại thuốc bị giảm hoạt tính.

Tương tác thuốc chỉ xảy ra khi hai loại thuốc gặp nhau, tức sử dụng đồng thời. Do đó, để tránh tương tác thuốc, người dùng cần lưu ý loại thuốc đang dùng có tính tương tác với những loại thuốc nào.

Đối với thuốc Lidocain, thuốc này có tương tác với một số loại thuốc khác. Người dùng nên kiêng kỵ khi kết hợp thuốc Lidocain với các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc ức chế enzym gan [thuốc khác histamin H2]: làm cho tác dụng của Lidocain mạnh hơn;
  • Các loại thuốc ức chế beta – adrennergic: làm cho người dùng dễ bị ngộ độc lidocain.

Nếu có nhu cầu kết hợp dùng thuốc Lidocain với các loại thuốc khác, người bệnh nên trao đổi cụ thể với bác sĩ. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên giúp bạn tránh tình trạng tương tác thuốc.

Thuốc Lidocain tương tác với một số loại thuốc khác, có thể dẫn đến ngộ độc khi dùng đồng thời.

Dùng thuốc Lidocain quá liều có thể sẽ dẫn đến những tình huống sau:

  • Rối loạn nhịp tim hoặc tim ngừng đập;
  • Rung tâm thất;
  • Trụy tim mạch;
  • Ngừng hô hấp;
  • Tử vong.

Trong trường hợp dùng thuốc Lidocain quá liều, người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

Hãy nhớ rằng, dùng thuốc quá liều [nhất là đối với trường hợp thuốc trị bệnh tim] sẽ không giúp cho bệnh mau chóng thuyên giảm mà có thể gây ra ảnh hưởng đối với sức khỏe người bệnh. Do vậy, bệnh nhân nên dùng thuốc Lidocain đúng với liều lượng bác sĩ đã chỉ dẫn.

Tên quốc tế: Lidocaine.

Loại thuốc: Thuốc tê, thuốc chống loạn nhịp nhóm 1B.

Dạng thuốc và hàm lượng

Hàm lượng và liều lượng được tính theo lidocain hydroclorid. Thuốc tiêm: 0.5% [50 ml]; 1% [2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml]; 1,5% [20 ml]; 2% [2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml]; 4% [5 ml]; 10% [3 ml, 5 ml, 10 ml]; 20% [10 ml, 20 ml].

Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch trong glucose 5%: 0,2% [500 ml]; 0,4% [250 ml, 500 ml, 1000 ml]; 0,8% [250 ml, 500 ml]:

Dung dịch 4% [25 ml, 50 ml], dung dịch 5% [20 ml] để pha với dung dịch glucose 5% thành 250, 500, 1000 ml dịch tiêm truyền tĩnh mạch lidocain hydroclorid 0,2%, 0,4%, 0,8%, 1%.

Thuốc dùng ngoài: Gel: 2% [30 ml]; 2,5% [15 ml]. Thuốc mỡ: 2,5%, 5% [35 g]. Dung dịch: 2% [15 ml, 240 ml]; 4% [50 ml]. Kem: 2% [56 g].

Tác dụng

Lidocain là thuốc tê tại chỗ nhóm amid, có thời gian tác dụng trung bình. Thuốc tê tại chỗ phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri, do đó ổn định màng và ức chế sự khử cực, dẫn đến làm giảm lan truyền hiệu điện thế hoạt động và tiếp đó là blốc dẫn truyền xung động thần kinh.

Lidocain là thuốc chống loạn nhịp, chẹn kênh Na+, nhóm 1B, được dùng tiêm tĩnh mạch để điều trị loạn nhịp tâm thất. Lidocain làm giảm nguy cơ rung tâm thất ở người nghi có nhồi máu cơ tim.

Chỉ định

Gây tê tại chỗ niêm mạc trước khi khám nghiệm, nội soi, đặt thiết bị kỹ thuật, hoặc tiến hành các thủ thuật khác và để làm giảm triệu chứng đau trong nhiều bệnh. Gây tê từng lớp và các kỹ thuật gây tê phong bế thần kinh bao gồm gây tê thần kinh ngoại vi, gây tê hạch giao cảm, gây tê ngoài màng cứng, gây tê khoang cùng, và gây tê tủy sống.

Tiêm để điều trị cấp tính các loạn nhịp thất sau nhồi máu cơ tim hoặc trong khi tiến hành các thao tác kỹ thuật về tim như phẫu thuật tim hoặc thông tim. Lidocain là thuốc chọn lọc để điều trị ngoại tâm thu thất trong nhồi máu cơ tim, điều trị nhịp nhanh thất và rung tâm thất.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thuốc tê nhóm amid; người bệnh có hội chứng Adams - Stokes hoặc có rối loạn xoang - nhĩ nặng, blốc nhĩ - thất ở tất cả các mức độ, suy cơ tim nặng, hoặc blốc trong thất [khi không có thiết bị tạo nhịp]; rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Thận trọng

Không dùng chế phẩm lidocain chứa chất bảo quản để gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, hoặc khoang cùng.

Dùng hết sức thận trọng cho người có bệnh gan, suy tim, thiếu oxygen máu nặng, suy hô hấp nặng, giảm thể tích máu hoặc sốc, blốc tim không hoàn toàn hoặc nhịp tim chậm, và rung nhĩ.

Dùng thận trọng ở người ốm nặng hoặc suy nhược, vì dễ bị ngộ độc toàn thân với lidocain.

Không được tiêm thuốc tê vào những mô bị viêm hoặc nhiễm khuẩn và không cho vào niệu đạo bị chấn thương vì trong điều kiện như vậy, thuốc sẽ được hấp thu nhanh và gây phản ứng toàn thân thay vì phản ứng tại chỗ.

Thời kỳ mang thai

Lidocain đã được dùng nhiều trong phẫu thuật cho người mang thai mà không thấy thông báo về những tác dụng có hại đối với người mẹ và thai nhi.

Thời kỳ cho con bú

Lidocain được phân bố trong sữa mẹ với lượng rất nhỏ, nên không có nguy cơ gây tác dụng có hại cho trẻ nhỏ bú mẹ.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Hạ huyết áp.

Nhức đầu khi thay đổi tư thế.

Rét run.

Ít gặp

Blốc tim, loạn nhịp, trụy tim mạch, ngừng tim.

Khó thở, suy giảm hoặc ngừng hô hấp.

Ngủ lịm, hôn mê, kích động, nói líu nhíu, cơn co giật, lo âu, sảng khoái, ảo giác.

Ngứa, ban, phù da, tê quanh môi và đầu lưỡi.

Buồn nôn, nôn.

Dị cảm.

Nhìn mờ, song thị.

Xử trí

Ðối với phản ứng toàn thân do hấp thu quá mức: Duy trì thông khí, cho 100% oxygen, và thực hiện hô hấp hỗ trợ hoặc chỉ huy, khi cần. Ở một số người bệnh, có thể cần phải đặt ống nội khí quản.

Ðối với suy tuần hoàn: Dùng một thuốc co mạch và truyền dịch tĩnh mạch.

Ðối với chứng methemoglobin huyết: Cho xanh methylen [1 - 2 mg/kg thể trọng tiêm tĩnh mạch].

Ðối với co giật: Cho một thuốc chống co giật benzodiazepin; cần nhớ là benzodiazepin tiêm tĩnh mạch có thể gây ức chế hô hấp và tuần hoàn, đặc biệt khi tiêm nhanh.

Liều lượng và cách dùng

Thiết bị hồi sức, oxy và những thuốc để cấp cứu phải sẵn sàng để có ngay, nếu cần. Khi dùng thuốc tê để khám nghiệm hoặc thực hiện kỹ thuật với dụng cụ, liều khuyến cáo là để dùng cho một người trung bình; cần hiệu chỉnh liều theo từng cá nhân, dựa trên tuổi, kích thước và tình trạng cơ thể, và dự đoán tốc độ hấp thu toàn thân từ chỗ tiêm.

Gây tê tại chỗ niêm mạc mũi, miệng, họng, khí phế quản, thực quản và đường niệu - sinh dục: Bôi trực tiếp dung dịch lidocain hydroclorid [2% - 10%]. Liều tối đa an toàn để gây tê tại chỗ cho người lớn cân nặng 70 kg là 500 mg lidocain.

Gây tê từng lớp: Tiêm trực tiếp vào mô thuốc tiêm lidocain hydroclorid [0,5% - 1%]; khi không pha thêm adrenalin: Liều lidocain tới 4,5 mg/kg; khi có pha thêm adrenalin: có thể tăng liều này thêm một phần ba [7 mg/kg].

Gây tê phong bế vùng: Tiêm dưới da dung dịch lidocain hydroclorid với cùng nồng độ và liều lượng như gây tê từng lớp.

Gây tê phong bế thần kinh: Tiêm dung dịch lidocain vào hoặc gần dây thần kinh hoặc đám rối thần kinh ngoại vi có tác dụng gây tê rộng hơn so với những kỹ thuật nêu trên. Ðể phong bế trong 2 - 4 giờ, có thể dùng lidocain [1% - 1,5%] với liều khuyến cáo ở trên [xem gây tê từng lớp].

Ðiều trị cấp tính loạn nhịp thất: Ðể tránh sự mất tác dụng có liên quan với phân bố, dùng chế độ liều nạp 3 - 4 mg/kg trong 20 - 30 phút, ví dụ, dùng liều ban đầu 100 mg, tiếp theo cho liều 50 mg, cứ 8 phút một lần cho 3 lần; sau đó, có thể duy trì nồng độ ổn định trong huyết tương bằng tiêm truyền 1 - 4 mg/phút, để thay thế thuốc bị loại trừ do chuyển hóa ở gan. Thời gian đạt nồng độ lidocain ở trạng thái ổn định là 8 - 10 giờ.

Ghi chú: Trong suy tim và bệnh gan, phải giảm tổng liều nạp ban đầu và tốc độ tiêm truyền để duy trì, cũng như khi tiêm truyền kéo dài. Cần thường xuyên đo nồng độ lidocain huyết tương và điều chỉnh liều để bảo đảm nồng độ huyết tương vẫn ở trong phạm vi điều trị [1,5 - 5 microgam/ml] để giảm thiểu độc tính của thuốc. Một số người bệnh có nhồi máu cơ tim cấp có thể cần nồng độ lidocain huyết tương cao hơn bình thường để duy trì hiệu lực chống loạn nhịp.

Tương tác

Adrenalin phối hợp với lidocain làm giảm tốc độ hấp thu và độc tính, do đó kéo dài thời gian tác dụng của lidocain. Những thuốc tê dẫn chất amid có tác dụng chống loạn nhịp khác, như mexiletin, tocainid, hoặc lidocain dùng toàn thân hoặc tiêm để gây tê cục bộ: sẽ gây nguy cơ độc hại [do tác dụng cộng hợp trên tim]; và nguy cơ quá liều [khi dùng lidocain toàn thân hoặc thuốc tiêm gây tê cục bộ], nếu đồng thời bôi, đắp lidocain trên niêm mạc với lượng lớn, dùng nhiều lần, dùng ở vùng miệng và họng, hoặc nuốt.

Thuốc chẹn beta: Dùng đồng thời với lidocain có thể làm chậm chuyển hóa lidocain do giảm lưu lượng máu ở gan, dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc lidocain.

Cimetidin có thể ức chế chuyển hóa lidocain ở gan, dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc lidocain.

Sucinylcholin: Dùng đồng thời với lidocain có thể làm tăng tác dụng của sucinylcholin.

Bảo quản

Bảo quản thuốc tiêm lidocain hydroclorid ở nhiệt độ 15 - 30 độ C; không được để đóng băng. Dung dịch lidocain hydroclorid có sức bền lớn đối với thủy phân acid hoặc kiềm và do đó có thể hấp tiệt khuẩn; tuy vậy, không được hấp những lọ đựng thuốc dùng cho nha khoa có nắp đậy không chịu được nhiệt hấp. Dung dịch chứa adrenalin không ổn định khi hấp. Vì dung dịch lidocain để gây tê tủy sống chứa dextrose, nên có thể chuyển thành đường caramen nếu đun nóng kéo dài, hoặc khi được bảo quản trong thời gian dài. Không dùng dung dịch bị kết tủa.

Quá liều và xử trí

Lidocain có chỉ số điều trị hẹp, có thể xảy ra ngộ độc nặng với liều hơi cao hơn liều điều trị, đặc biệt khi dùng với những thuốc chống loạn nhịp khác. Những triệu chứng quá liều gồm: an thần, lú lẫn, hôn mê, cơn co giật, ngừng hô hấp và độc hại tim [ngừng xoang, blốc nhĩ - thất, suy tim, và giảm huyết áp]; các khoảng QRS và Q - T thường bình thường mặc dù có thể kéo dài khi bị quá liều trầm trọng. Những tác dụng khác gồm chóng mặt, dị cảm, run, mất điều hòa, và rối loạn tiêu hóa.

Ðiều trị chỉ là hỗ trợ bằng những biện pháp thông thường [truyền dịch, đặt ở tư thế thích hợp, thuốc tăng huyết áp, thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống co giật]; natri bicarbonat có thể phục hồi QRS bị kéo dài, loạn nhịp chậm và giảm huyết áp. Thẩm phân máu làm tăng thải trừ lidocain.

Quy chế

Thuốc độc bảng B.

Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 250 mg; thuốc tiêm có hàm lượng tối đa là 200 mg đối với dạng thuốc đã phân liều và nồng độ tối đa là 2% đối với dạng thuốc chưa phân liều. Khí dung phân liều có hàm lượng tối đa là 10%/lần phun; dung dịch nhớt lỏng có nồng độ tối đa là 2%; gel bôi niêm mạc có nồng độ tối đa là 2%.

Video liên quan

Chủ Đề