Cơ thể em Tự nhiên xã hội lớp 1

9
16 KB
2
220

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

GIÁO ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 SÁCH CÁNH DIỀU Bài 14. CƠ THỂ EM [3 tiết] I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: - Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể. - Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể. - Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Phân biệt được con trai và con gái. - Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được. - Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày. II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK. - Video clip bài hát] sao bẻ không lắc. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. - Hình vẽ cơ thể con trai và con gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể [bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái]. III.Hoạt động dạy học Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp: - HS nghe nhạc và múa, hát theo lời bài hát: “ỏ sao bé không lắc ”. - HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: + Bài hát nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể? + Các bộ phận khác nhau của cơ thể đã thực hiện những công việc gì trong khi múa, hát? GV dẫn dắt vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bộ phận bên ngoài cơ thể và những hoạt động của chúng, những việc cần làm để giữ cơ thể sạch sẽ. 1. Các bộ phận bên ngoài của cơ thể KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể * Mục tiêu - Xác định được cơ thể gồm nhiều bộ phận khác nhau. - Phân biệt được con trai và con gái - Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp . HS quan sát các hình trang 95 [SGK], một HS chỉ vào từng bộ phận trên hình vẽ để hỏi và HS kia trả lời. Sau đó lại đổi nhau Liru ý: Trong quá trình HS làm việc theo cặp, GV hỗ trợ HS để các em xác định được tên một số bộ phận cơ thể tương đối có hệ thống, ví dụ: Ở đầu có tóc, tai,.mặt, mũi, miệng, má...,tiếp đến là cổ, vai, gáy ; ngực, bụng, lưng, mông tay baogồm cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay, chân bao gồm đầu gối, bàn chân, ngón chân. Bước 2: Làm việc cả lớp - HS của cặp này đặt câu hỏi và chỉ định cặp khác trả lời ; nếu trả lời đúng, sẽ được đặt câu hỏi cho cặp khác... Lưu ý: GV cần chú ý rèn luyện và chữa cho HS cách đặt câu hỏi và cách trả lời cho đúng . - GV cho HS quan sát hình về cơ thể em trai và em gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể [bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái] để trả lời câu hỏi trang 95 [SGK]: Cơ thể con gái và con trai khác nhau ở bộ phận nào? Lưu ý: GV giúp HS nhận biết hầu hết các bộ phận cơ thể của con trai và con gái là giống nhau. Chỉ có bộ phận sinh dục của cơ thể mỗi người giúp phân biệt con trai và con gái. Ở con trai có dương vật và bìu. Ở con gái có âm hộ. - GV dành thời gian cho HS đọc lời con ong ở trang 95 [SGK]. Sau đó, yêu cầu HS chỉ vùng riêng tư của cơ thể con trai và con gái trên hình vẽ. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 2: Trò chơi “Thi nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể contrai hoặc con gái ” * Mục tiêu Củng cố những kiến thức đã học về tên các bộ phận bên ngoài cơ thể bao gồm tên các bộ phận giúp phân biệt được con trai và con gái. * Cách tiến hành - HS được tổ chức thành hai nhóm lớn. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng. - Hai HS xung phong làm trọng tài ghi điểm cho hai đội - Lần lượt mỗi nhóm cử một người nói tên một bộ phận bên ngoài của cơ thểcon trai hoặc con gái. - Cách cho điểm: Mỗi tên một bộ phận cơ thể được 1 điểm, riêng tên các bộ phận riêng tư của cơ thể được 2 điểm. Nhóm nào nói lại tên bộ phận cơ thể đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong một khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc. ĐÁNH GIÁ Ngoài việc đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động học tập của HS trong tiết học, trước khi kết thúc tiết học, GV có thể sử dụng câu 1 và 2 của Bài 14 [VBT] để đánh giá nhanh kết quả học tập của tiết học nảy. 2. Hoạt động của một số bộ phận cơ thể KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 3: Quan sát hình vẽ, phát hiện hoạt động của một số bộ phận cơ thể * Mục tiêu Nếu được tên một số bộ phận cơ thể và hoạt động của chúng. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp HS quan sát các hình trang 97 [SGK], một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời. Sau đó đổi lại [xem1 gợi ý về cách đặt câu hỏi và trả lời ở phần Phụ lục]. Bước 2: Làm việc cả lớp Một số cặp xung phong thể hiện kết quả các em đã luyện tập theo cặp. Cả lớp heo dõi để nhận xét về cách đặt câu hỏi và cách trả lời của các bạn. Kết thúc hoạt động này, HS rút ra được kết luận như phần chốt lại kiến thức ở rang 98 [SGK]. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thảo luận về những khó khăn gặp phải khi tay hoặc chân không cử động được * Mục tiêu - Nhận biết được vai trò của tay và chân trong cuộc sống thường ngày. - Có ý thức giúp đỡ những người có tay, chân không cử động được. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm HS thảo luận các câu hỏi: - Kể ra những việc tay và chân có thể làm được trong cuộc sống thường ngày. - Nếu những khó khăn đối với người có tay hoặc chân không cử động được - Khi gặp những người có chân hoặc tay không cử động được cần sự hỗ em sẽ làm gì? Birớc 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác - Kết thúc hoạt động này, HS đọc lời con ong trang 98 [SGK]. ĐÁNH GIÁ Ngoài việc đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động học tập của HS trong tiết học, trước khi kết thúc tiết học, GV có thể sử dụng câu 3, 4 và 5 của Bài 14 [VBT] để đánh giá nhanh kết quả học tập của tiết học này. 3. Giữ cơ thể sạch sẽ KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 5: Tìm hiểu về các việc cần làm để giữ cơ thể sạch sẽ * Mục tiêu Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm HS quan sát các hình trang 99 [SGK] và trả lời câu hỏi: Các bạn trong mỗi hình đang làm gì để giữ cơ thể sạch sẽ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời, LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 6: Tự đánh giá về việc giữ vệ sinh cơ thể * Mục tiêu - Chia sẻ về những việc làm hằng ngày để giữ vệ sinh cơ thể. - Tự đánh giá, tìm ra thói quen chưa tốt cần thay đổi [nếu có] để giữ sạch cơ thể. - Nhận biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ thể. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp HS lần lượt hỏi và trả lời nhau các câu hỏi: + Hằng ngày, bạn đã làm gì để giữ sạch cơ thể của mình? Cơ thể sạch sẽ có lợi ich gi? + Bạn thấy mình cần thay đổi thói quen gì để giữ cơ thể sạch sẽ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các cặp khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - Kết thúc hoạt động này, HS nhận biết được sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể “Giữ cơ thể luôn sạch sẽ để giúp em mạnh khoẻ và phòng tránh bệnh tật ”. IV. ĐÁNH GIÁ Ngoài việc đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động học tập của HS trong tiết học, trước khi kết thúc tiết học, GV có thể sử dụng câu 6 và 7 của Bài 14 [VBT] để giá nhanh kết quả học tập của tiết học này.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 20: cơ thể em [3 tiết]

I.          Mục tiêu

Sau bài học, HS sẽ:

–           Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể; vẽ hoặc sử dụng hình có sẵn để ghi chú hoặc nói được tên các bộ phận của cơ thể; phân biệt được con trai, con gái.

–           Nêu được chức năng của một số bộ phận bên ngoài cơ thể, nhận biết được các bộ phận trên cơ thể ngoài việc thực hiện các chứng năng cơ học còn có chức năng cơ học còn có chức năng thể hiện thái độ, tình cảm,…

–           Nêu và biết cách tự thực hiện các hoạt động [đơn giản] cần thiết để giữ gìn vệ sinh cơ thể và thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.

–           Yêu quý và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trọng những người khuyết tật kém may mắn hơn mình.

II.         CHUẨN BỊ

–           GV:

+ Hình phóng to trong SGK [nếu ], hình vẽ cơ thể người.

+ Hình bé trai, bé gái.

+ Thẻ chữ để chơi trò chơi [số bộ bằng số nhóm], xà phòng hoặc nước rửa tay.

–           HS: giấy, bút chì, bút màu, khăn lau, kem đánh răng, bàn chải, cốc.

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1. Mở đầu: Khởi động

-GV cho HS hát bài hát có nhắc đến các bộ phận của cơ thể: : Năm ngón tay ngoan để dẫn dắt vào bài.

2.         Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

-GV cho HS quan sát hình trong SGK và đưa ra câu hỏi phù hợp để giúp HS gọi tên được các bộ phận mà hai ‘’bác sĩ’’ Minh và Hoa đang khám cho các bạn.

Yêu cầu cần đạt: HS biết được vị trí và tên gọi của một số bộ phận bên ngoài cơ thể.

Hoạt động 2

-GV cho HS nói với nhau về sự giống và khác nhau giữa các em.

-GV cho HS quan sát hình bạn trai, bạn gái;

-GV đặt các câu hỏi, HS quan sát tranh đồng thời dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời, qua đó thấy được sự khác nhau bên ngoài giữa bạn trai và bạn gái.

Yêu cầu cần đạt:

-HS hăng hái, tự tin nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa các em. [giống: đều da,…]. Từ đó giáo dục HS cần tôn trọng sự khác biệt của người khác.

-Phân biệt được bạn trai, bạn gái.

3. Hoạt động thực hành

-GV dựa vào hình gợi ý trong SGK, dựa vào vốn hiểu biết thực tế của HS để hướng dẫn và đưa ra luật chơi cụ thể

-GV kết luận bằng việc sử dụng một hình ghi sẵn các bộ phận tương đối chi tiết như mắt, mũi, miệng, bàn chân, bàn tay, ngón tay,… đồng thời đây cũng là gợi ý cho hoạt động tiếp theo.

Yêu cầu cần đạt: Ngoài những bộ phận đã biết, HS nói được thêm và chi tiết hơn tên các bộ phận ngoài cơ thể.

4.         Đánh giá

-Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể.

-Biết yêu quý các bộ phận trên cơ thể mình cũng như tôn trọng sự khác biệt hình dáng bên ngoài của người khác.

-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV tổ chức cho HS quan sát và thảo luận về hình ba bạn nhỏ [khác nhau về màu da, mái tóc, chủng tộc] đang vui chơi để rút ra

-GV kết luận: Cơ thể chúng ta đều có các bộ phận giống nhau, tuy nhiên các bộ phận đó  khác nhau ở mỗi người: màu da, mái tóc,… Chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt đó.

5.         Hướng dẫn về nhà

-Hãy tìm hiểu về những bộ phận bên ngoài của cơ thể và chức năng của chúng.

* Tổng kết tiết học

– Nhắc lại nội dung bài học

– Nhận xét tiết học

– Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau   

–           HS hát

–           HS quan sát hình trong SGK

–           HS lắng nghe luật chơi

–           HS lắng nghe

– HS lắng nghe

– HS quan sát và thảo luận

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

Tiết 2

1.         Mở đầu:

-GV  cho HS chơi trò chơi về các bộ phận trên cơ thể người: Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm.

-Ví dụ: Khi quản trò hô ‘’đầu’’ nhưng tay lại chỉ vào cổ thì HS phải chỉ vào đầu.

2. Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

-GV cho HS quan sát hình trong SGK và lưu ý hoạt động trong mỗi hình thể hiện chức năng chính của một bộ phận, ví dụ: khi đá bóng thì dùng chân, khi vẽ thì dùng tay,…

-Tiếp theo, GV nên dùng câu hỏi gợi ý phù hợp để HS thấy sự phối hợp vận động giữa các bộ phận trong một hoạt động [ví dụ: muốn đá bóng thì không chỉ dùng chân mà còn cần phối hợp với mắt, đầu,…]

– GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS biết được mỗi bộ phận trên cơ thể đều có chức năng hay nhiệm vụ của nó.

Hoạt động 2 và 3

-GV cho HS quan sát hai hình nhỏ ở dưới [bế em, chào hỏi]:

 + Kể tên việc làm trong từng hình. + Cho biết tên các bộ phận chính thực hiện các hoạt động trong hình. + Ngoài việc cầm nắm, tay còn dùng để thể hiện tình cảm?

Yêu cầu cần đạt: HS biết được ngoài các chức năng đã có thì các bộ phận trên cơ thể còn được sử dụng để thể hiện tình cảm, giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn.

3.         Hoạt động thực hành

-GV dán hai sơ đồ em bé lên bảng, chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử ra 4 HS, các bạn còn lại ở dưới cổ vũ. Từng em trong 4 HS cầm một thẻ chữ, đứng xếp hàng dọc gần bảng.

-Khi có hiệu lệnh ‘’Bắt đầu’’ thì lần lượt từng em lên gắn thẻ chữ vào vị trí a,b,c,d.

Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, hào hứng chơi, gắn được các thẻ chữ vào đúng vị trí.

4.         Hoạt động vận dụng

-GV cho HS quan sát, nhận xét về hình cuối trong SGK và đặt câu hỏi:

+Vì sao bạn trai trong hình phải dùng nạng?

+Bạn gái đã nói gì với bạn trai?

+Bạn gái  giúp bạn trai như thế nào? +Nếu là em trong tình huống đó, em sẽ làm gì giúp bạn?

–           GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nêu được tình huống diễn ra trong hình. Dự đoán được cách xử lí của bạn gái và nêu được cách giúp đỡ bạn của riêng mình.

5.         Đánh giá

-HS nêu được chức năng của một số bộ phận ngoài cơ thể, biết sử dụng các bộ phận trên cơ thể thực hiện các hoạt động, thể hiên tình cảm, giúp đỡ người khác.

6.         Hướng dẫn về nhà

-GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét thêm vai trò của các bộ phận bên ngoài cơ thể và các việc cần làm để giữ gìn và bảo vệ các bộ phận đó.

* Tổng kết tiết học

– Nhắc lại nội dung bài học

– Nhận xét tiết học

– Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau   

–           HS chơi trò chơi

– HS quan sát hình trong SGK

–           HS trả lời

– HS quan sát

– HS trả lời

– HS trả lời

– HS tham gia trò chơi

– 2, 3 hs nêu nhận xét

–           HS quan sát, nhận xét

–           HS trả lời

–           HS trả lời

–           HS lắng nghe

–           HS quan sát, nhận xét

–           HS nhắc lại

–           HS lắng nghe

Tiết 3

1.Mở đầu: Khởi động

-GV  yêu cầu cả lớp đứng dậy vừa hát vừa múa theo nhạc bài Hai bàn tay của em.

2.         Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

-Gv cho HS quan sát hình diễn tả các hoạt động của Hoa ở nhà và nói về các việc bạn Hoa đã làm hằng ngày để giữ vự sinh cơ thể.

– GV kết luận và nêu cho HS biết có những hoạt động thường chỉ làm một lần trong ngày như cũng có những hoạt động cần thực hiện nhiều lần trong ngày như rửa tay [trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,…], chải răng [sau các bữa ăn, buổi sáng và trước khi đi ngủ], chải đầu[sau khi gội đầu và sau khi ngủ dậy], rửa mặt [sau khi ngủ dậy, sau khi đi ra ngoài đường về], rửa chân [trước khi đi ngủ, sau khi đi ngoài đường về].

Yêu cầu cần đạt: HS biết và nói được những việc cần làm hằng ngày để giữ vệ sinh cơ thể và thời điểm thực hiện chúng.

Hoạt động 2

-GV cho HS liên hệ với bản thân, kể những việc các em đã làm để giữ sạch cơ thể.

-GV nhận xét, góp ý

Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, hào hứng kể về những việc đã làm để giữ vệ sinh cơ thể.

Hoạt động thực hành

Hoạt động 1

-GV  sử dụng các bài thơ hoặc bài hát sẵn có hướng dẫn cách rửa tay đúng để tạo hứng thú cho HS.

-Trong quá trình thực hành, cần hướng dẫn HS tiến hành đủ các bước và đủ thời gian.

Yêu cầu cần đạt: HS  tiến hành được các bước rửa tay bằng xà phòng với nước sạch theo đúng thứ tự, biết được thời điểm cần rửa tay [khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…]

Hoạt động 2

-Sau khi thực hành rửa tay đúng cách, GV cho HS quan sát quy trình chải răng và yêu cầu HS thực hành.

Yêu cầu cần đạt: HS thực hiện được việc chải răng đúng cách.

3. Hoạt động vận dụng

-GV cho HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm và nói với bạn những việc mình và người thân đã làm để giữ gìn vệ sinh cơ thể.

– GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS mạnh dạn, tự tin nói được những viêc mình và người thân đã làm để giữ vệ sinh cơ thể.

6.         Đánh giá

-HS nêu được các việc làm cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể, và tự giác thực hiện đúng các việc làm đó để bảo vệ các bộ phận, đảm bảo cho cơ thể luôn mạnh khỏe.

-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài và đặt câu hỏi:

+Minh đã nói gì với mẹ?

+Nhận xét về việc làm của Minh.

+ Em có thường tự giác đi tắm để giữ vệ sinh như Minh không?

-Sau đó GV  cho HS đóng vai.

– GV nhận xét

7.         Hướng dẫn về nhà

-GV nhắc nhở HS về nhà xem anh/chị/em và bố mẹ đã thực hiện các hoạt động vệ sinh thân thể đúng cách và đúng giờ chưa, nếu chưa thì nhắc nhở.

* Tổng kết tiết học

– Nhắc lại nội dung bài học

– Nhận xét tiết học

– Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau   

– HS hát, múa

– HS quan sát hình và diễn tả

– HS khác nhận xét, bổ sung

– HS lắng nghe

– HS liên hệ với bản than

– HS lắng nghe

–           HS lắng nghe

–           HS thực hành

–           HS quan sát quy trình chải răng

–           HS thực hành

– HS liên hệ thực tế

– HS thảo luận nhóm và trình bày

– HS nhận xét, bổ sung

– HS nêu và lắng nghe

–           HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài

–           HS trả lời câu hỏi

–           HS đóng vai

–           HS lắng nghe

–           HS lắng nghe và thực hiện ở nhà

–           HS nhắc lại

–           HS lắng nghe-          

Video liên quan

Chủ Đề