Uống thuốc tẩy giun nhưng vẫn còn giun kim

Thế nhưng, bạn có biết rằng chỉ tẩy giun không thôi thì chưa đủ vì có những loại giun sán vẫn sống trong cơ thể. Chẳng hạn như buổi sáng sau khi thức dậy chị T.T.N, 32 tuổi, ngụ tại quận 5 hốt hoảng khi trên đáy quần lót của mình xuất hiện những sinh vật nhỏ xíu, màu trắng ngà, ngọ ngậy nhìn thấy đã rợn hết người. Chị càng nghĩ càng sợ hơn khi bán tín bán nghi những con vật này chui ra từ cơ thể mình. Khi đến bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới chị mới biết mình cần tẩy sán. Ngay lập tức chị phản ứng với bác sĩ, vì chị vẫn dùng thuốc tẩy giun, mỗi sáu tháng một chưa dám quên lần nào.

Theo bác sĩ Đinh Huy Mẫn, Khoa Xét Nghiệm, Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới, TP. HCM, việc tẩy giun với các loại thuốc tẩy giun phổ biến trên thị trường hoàn toàn không đủ khả năng để tẩy sán như chúng ta vẫn tưởng. Và một điều quan trọng là việc phòng ngừa sán sẽ dễ hơn rất nhiều so với việc tẩy sán.

Thịt đỏ thái dày, hoặc ăn thịt sống là mầm mống truyền sán tấn công cơ thể

Bạn đã tẩy giun sán đúng hay chưa?

Do thói quen ăn thịt tái, rau sống, nem chua…và cách giữ gìn vệ sinh, tẩy giun sán chưa đúng cách đã khiến cho 80% dân số nước ta nhiễm giun móc, 50% nhiễm giun tóc và 30% nhiễm giun móc.

Với mức độ này mỗi năm người dân nước ta đã phải phung phí quá nhiều tiền của để nuôi dưỡng giun sán tiếp sức giúp chúng làm tổn hại đến sức khỏe của chúng ta. Phần lớn nhiều người vẫn nghĩ tẩy giun định kỳ là 6 tháng dùng 2 viên thuốc tẩy giun trước khi ăn là có thể diệt được giun.

Sự thật giun vẫn có thể tiếp tục tồn tại, vì thuốc chỉ tẩy được giun nhưng trứng giun thì vẫn còn tiếp tục nở. Để triệt diệt triệt để, hai tuần sau khi uống thuốc tẩy giun bạn nên uống thêm 2 viên tiếp theo để số giun vừa nở có thể được tiêu diệt hoàn toàn.

Một điều nữa việc thuốc tẩy giun cũng như việc tẩy giun định kỳ chỉ giải quyết được phần nào những loại giun thông thường như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim mà thôi. Đối với những loại giun xoắn, giun lươn, sán chó, sán lá gan, sán lá phổi, sán dãy heo, sán dãy bò… cần được tẩy phương pháp có sự giám sát của nhân viên y tế.

Triệu chứng dễ nhầm lẫn

Thông thường nhiều trường hợp nhiễm giun sán không có triệu trứng hay biểu hiện rõ. Có người có biểu hiện khó chịu ở đường tiêu hóa nên dễ bị nhầm lẫn với đau dạ dày.

Nhưng một số trường hợp lại có biểu hiện táo bón hay tiêu chảy giống như dấu hiệu của chứng rối loạn đường tiêu hóa. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp có những biểu hiện như sau: nổi dị ứng [dị ứng với thức ăn, nổi mề đay, phát ban], có cảm giác bứt rứt, lo âu, kém tập trung.

Những trường hợp nguy hiểm khi ấu trùng đi lạc chỗ có thể di cư đến tạm trú ở phổi khiến cho con người thở khò khè như mắc phải bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi hoặc chúng cũng có thể tấn công lên não khiến cho bệnh nhân nhức đầu, thị lực kém…Và phần lớn là những người nhiễm giun sán thường gặp là thiếu máu mà không tìm được nguy nhân, ảnh hưởng lớn sức khỏe, cơ thể xanh xao, mệt mỏi.

Vậy làm sao nhận biết bị nhiễm sán

Mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau nên khi phát hiện một trong những triệu chứng sau, bạn cần nghĩ đến việc nhờ sự trợ giúp từ các nhân viên y tế như: đau bụng, khó thở không tìm được nguyên nhân, xanh xao, sụt cân nhanh, ngứa toàn thân, ngứa hậu môn, kém tập trung, dị ứng… Đối với trẻ em: khóc đêm, không tăng cân, bụng to, cơ thể xanh xao, thiếu can-xi…

Vì sao không tự tẩy sán tại nhà?

Quay lại với câu chuyện của chị N, sau khi nhận được kết quả xét nghiệm máu, xác nhận chị đã nhiễm sán, bác sĩ đã hướng dẫn chị cách tẩy sán theo đúng quy trình. Bên cạnh đó, chị cũng được giải thích rõ vì sao không thể tự tẩy sán tại nhà.

Vì triệu chứng nhiễm sán dãi heo, bò, sán lá gan lớn, nhỏ, sán lá phổi thường rất mơ hồ và thuốc dùng để tẩy sán cũng phải tùy theo loại, thuốc có thể nặng nhẹ khác nhau nên để tẩy sán triệt để bác sĩ cần phải xác định được danh của sán để đưa ra liều tẩy thích hợp nhất.

Để chính xác các nhân viên y tế sẽ soi phân tìm đốt sán trong phân hoặc làm huyết thanh để chẩn đoán. Tìm và điều trị sớm sán lá gan sẽ giúp phòng tránh được sán lá gan gây áp xe gan nguy hiểm đến sức khỏe.

Thuốc tẩy sán có dược tính khá độc nên cần có hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc tẩy sản trước nay chưa từng được bán rộng rãi tại các nhà thuốc, một phần vì mỗi loại sán tẩy khác nhau, một phần vì thành phần dược tính khá độc, có nhiều tác dụng phụ, nếu dùng không đúng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nên lời khuyên của các chuyên gia khi phát hiện những triệu chứng bất thường nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Cách phòng tránh sán

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa giun sán

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, bạn nên tạo thói quen rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay trước khi dùng cơm. Nên tuân thủ ăn chín, uống sôi. Vệ sinh môi trường sống xung quanh Quản lý nguồn rác hợp thật tốt. Không nên ăn thịt tái sống Ngâm rau sống trong nước muối, rửa rau dưới vòi nước sạch trước khi sử dụng Ngoài ra, sau khi tẩy sán bạn nên giặt tẩy chăn, màn, quần áo, đồ lót của mình và những người thân để tránh tình trạng tái nhiễm.

Ăn nhiều dưa chuột tác hại đáng sợ!
Mùng tơi tưởng lành nhưng cực "bất lợi" với người mang các bệnh sau
Cậu bé mang khuôn mặt 'trư bát giới' ở Vũng Tàu

Điều quan tâm hàng đầu của người bệnh sau khi dùng thuốc chính là: Khi nào tôi sẽ khỏi bệnh, khi nào tôi sẽ không còn đau nữa…? Đặc biệt, khi dùng thuốc tẩy giun, mặc dù các triệu chứng không thể hiện rõ ràng nhưng lâu dài lại gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy sau khi uống thuốc tẩy giun bao lâu thì có tác dụng? Nên uống thuốc vào thời điểm nào để đạt được hiệu quả? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề dưới đây nhé!

Uống thuốc tẩy giun vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Uống thuốc tẩy giun bao lâu có tác dụng? Trước hết, để đảm bảo uống thuốc đạt hiệu quả và tránh những tác dụng không mong muốn như buồn nôn, đau bụng lâm râm… Bạn nên uống thuốc sau khi ăn sáng.

Trường hợp muốn phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất của thuốc: Bbạn nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ. Một thời điểm khác chính là vào sáng sớm khi bụng đói.

Sau khi uống thuốc tẩy giun bao lâu thì giun chết

Tuỳ thuộc vào mỗi loại thuốc tẩy giun sẽ có thời gian khởi phát tác dụng khác nhau. Vậy uống tẩy giun bao lâu thì có tác dụng? Thông thường, thuốc sẽ có tác dụng sau khi uống thuốc từ 8-12 giờ.

Sau khi uống thuốc tẩy giun khoảng 24 – 72 giờ [Khoảng từ 1 – 3 ngày] thì thuốc sẽ khiến giun chết. Hiện nay, đa số các thuốc tẩy giun trên thị trường đều có tác dụng nhanh. Đồng thời, đem lại hiệu quả tẩy giun được đánh giá cao.

Tuy nhiên, cần lưu ý uống thuốc đúng liều lượng đã được chỉ định. Điều này sẽ giúp thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất.

Trường hợp uống ít hơn liều chỉ định sẽ làm giảm tác dụng của thuốc một cách đáng kể. Ngược lại, bạn cũng cần tránh uống thuốc quá liều sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Giải đáp uống thuốc tẩy giun bao lâu thì có tác dụng

Tiêu chí lựa chọn thuốc tẩy giun

Uống tẩy giun bao lâu thì có tác dụng? Để nâng cao hiệu quả tẩy giun thì việc lựa chọn thuốc tẩy giun cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc tẩy giun cần tuân thủ những điều sau:

Thứ nhất, chọn thuốc tẩy giun phải phù hợp với loại giun kí sinh. Chẳng hạn, với những loại giun kí sinh ở ruột như: giun móc, giun đũa, giun kim… Nên sử dụng loại thuốc tẩy giun có tác dụng điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, có một số loại giun thì cần phải chọn thuốc có thể hấp thụ vào máu mới có tác dụng.

Thứ hai, khi chọn thuốc tẩy giun bạn nên chú y chọn dùng loại có ít tác dụng phụ. Lý do là vì một số loại thuốc tẩy giun có độc tố cao, có thể làm người bệnh xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, dị ứng, đau đầu…

Cuối cùng, khi chọn thuốc tẩy giun phải chọn loại có tác dụng tiêu diệt giun và khiến chúng bị phân hủy. Cụ thể, thuốc tẩy giun cần phải có cơ chế phá hủy cấu trúc định dạng tế bào làm lộ bề mặt phôi giun, đồng thời ức chế không hồi phục hấp thu Glucose. Từ đó sẽ gây cạn kiệt dự trữ Glycogen ở giun.

Từ những tác dụng này, giun sẽ không hấp thụ được Glucose và chúng sẽ tự thoái hóa và phân hủy. Cuối cùng giun sẽ được đào thải ra ngoài qua phân.

Những lưu ý khi tẩy giun để tránh tác dụng phụ không mong muốn

 Một số lưu ý trước khi uống thuốc tẩy giun

Bất cứ thuốc nào cũng vậy, bên cạnh hiệu quả, ít nhiều thuốc cũng sẽ gây ra tác dụng phụ. Vì thế, bên cạnh việc quan tâm uống thuốc tẩy giun bao lâu thì có tác dụng. Bạn cần quan tâm về các lưu ý khi uống thuốc tẩy giun. điều này sẽ hạn chế tình trạng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Theo đó, có một số vấn đề bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi uống thuốc tẩy giun cần ăn nhẹ, hoặc uống thuốc sau bữa ăn để tránh cảm giác chán ăn, nôn nao.
  • Trường hợp sau khi uống thuốc tẩy giun nếu có những triệu chứng như: Có cảm giác buồn nôn, ngứa, bị mất ngủ, tình trạng mệt mỏi, da xanh xao… Bạn nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các đối tượng sau đây không được sử dụng thuốc tẩy giun:

  • Là phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em

Chủ Đề