Cơn đau quặn thận ở phụ nữ có thai

Sự hình thành sỏi khi mang thai nguy cơ do những thay đổi của cơ thể người phụ nữ. Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản khi mang thai có thể được thực hiện an toàn, ít rủi ro cho mẹ và con.

Nguyên nhân sỏi niệu quản khi mang thai

Sỏi niệu quản xảy ra ở khoảng một trong số 1.500 đến 3.000 trường hợp mang thai – tỷ lệ tương tự như ở phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh đẻ.

Sỏi niệu quản xảy ra phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Dấu hiệu thường thấy là đau vùng bụng trên hoặc lưng và hai bên, thường lan xuống bẹn hoặc bụng dưới.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn/nôn, tiểu gấp và tần suất đi tiểu nhiều. Phát hiện tiểu ra máu.

Nguyên nhân sỏi niệu quản khi mang thai có thể do những thay đổi của cơ thể người phụ nữ. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, bàng quang bị chèn ép bởi thai nhi ngày càng lớn khiến phụ nữ mang thai phải đi vệ sinh nhiều lần. Nhiều bà bầu e ngại việc này nên không uống đủ nước, dẫn đến nước tiểu ít và sau cùng hình thành sỏi niệu quản.  

Cơn đau quặn thận ở phụ nữ có thai

Ngoài ra, còn có các yếu tố thúc đẩy sỏi niệu quản khi mang thai như:

– Giãn nở đường tiết niệu do tác dụng của progesterone, tắc nghẽn bởi tử cung và nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai.

– Tăng natri niệu, axit uric và canxi trong thời kỳ mang thai do sự gia tăng bài tiết qua nước tiểu của các chất ức chế tạo sỏi chẳng hạn như citrate, magiê và glycoprotein. Vì vậy, cả phụ nữ có thai và không mang thai đều có nguy cơ bị sỏi niệu quản như nhau.

– Mức vitamin D tăng cao, làm tăng canxi trong nước tiểu.

Nhận biết triệu chứng sỏi niệu quản khi mang thai

Triệu chứng phổ biến nhất của sỏi niệu quản nói riêng và sỏi hệ tiết niệu nói chung là cơn đau dữ dội, gọi cách khác là cơn đau quặn thận. Cơn đau có thể thay đổi về thời gian và thường cảm thấy ở một bên của cơ thể hoặc giữa lưng, tùy thuộc vào kích thước của sỏi.

Biểu hiện lâm sàng của sỏi niệu quản khi mang thai chủ yếu xảy ra sau 20 tuần với cơn đau quặn thận, đau âm ỉ, sốt, tiểu ra máu, đái rắt, nhiễm trùng…

Đa phần phụ nữ bị sỏi niệu quản khi mang thai vẫn sinh con được bình thường mà không gặp vấn đề gì, nhưng nếu sỏi phát triển kích thước lớn sẽ dẫn đến biến chứng như tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, chuyển dạ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Vì thế, phụ nữ mang thai cần chủ động phòng ngừa sỏi thận, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Trường hợp mắc sỏi niệu quản khi mang thai cần sớm tới bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân, kích thước sỏi, loại sỏi thì bác sĩ mới chỉ định được phương pháp điều trị sỏi niệu quản phù hợp nhất.

Cơn đau quặn thận ở phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai bị sỏi niệu quản sẽ bị đau quặn thận, tiểu rắt, đau hông… nên dễ nhầm lẫn với ảnh hưởng của thai kỳ

Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản khi mang thai

Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản có thể được thực hiện an toàn, ít rủi ro cho mẹ và con. Hầu hết sỏi niệu quản sẽ tự đào thải ra ngoài cơ thể nếu kích thước nhỏ. Những viên sỏi lớn hơn sẽ cần điều trị. Nếu không được điều trị, sỏi niệu quản có thể dẫn đến chuyển dạ sớm hoặc cản trở quá trình chuyển dạ bình thường, đe dọa sức khỏe của em bé.

Điều trị sỏi niệu quản khi mang thai thận chủ yếu là điều trị triệu chứng, bao gồm chế độ nghỉ ngơi  hợp lý, dùng thuốc giảm đau và uống đủ nước mỗi ngày. Nếu kích thước sỏi phát triển, gây tắc một bên niệu quản, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thì cần can thiệp bằng một số phương pháp điều trị không dùng phẫu thuật.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Trong quá trình mang thai, sỏi thận là một trong những bệnh lý mà các mẹ bầu dễ mắc phải. Vậy sỏi thận khi mang thai nguy hiển như thế nào? Thai phụ nên làm gì khi bị sỏi thận.

1. Nguyên nhân mẹ bầu bị sỏi thận trong thai kỳ:

- Uống không đủ nước:

Nước là dẫn xuất quan trọng giúp cơ thể đào thải độc tố và khoáng chất gây tích trữ thành sỏi. Khi không cung cấp đủ nước cho cơ thể, lượng cặn khoáng lắng đọng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sỏi thận ở bà bầu. Ngoài ra tình trạng thiếu nước cũng khiến cơ thể gia tăng nồng độ 1 số khoáng chất trong nước tiểu như photpho và canxi dẫn đến sự hình thành sỏi trong thận. Ngoài ra thiếu nước cũng là nguyên nhân gây sỏi mật, sỏi gan và nhiều vấn đề khó chịu khác trong thai kỳ của bà bầu.

- Hàm lượng canxi cao quá:

Sỏi thận phổ biến nhất là sỏi canxi, được hình thành từ các cặn canxi lắng đọng trong thận và đường tiết niệu. Trong quá trình mang thai, thai phụ thường muốn bổ sung canxi để cung cấp cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu lượng canxi bổ sung quá mức thì hoạt động này sẽ làm gia tăng áp lực lên thận dẫn đến tình trạng sỏi thận.

- Sỏi thận do di truyền:

Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể mắc bệnh sỏi thận do tác động của hormone, chế độ ăn uống hoặc sỏi thận đã xuất hiện từ trước. Và phát triển triệu chứng trong thời gian mang thai. Bệnh có nguy cơ cao xảy ra đối với người nằm trong gia đình có tiền sử sỏi thận. 

Cơn đau quặn thận ở phụ nữ có thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu bị sỏi thận trong thai kỳ

- Nhiễm trùng đường tiết niệu:

Tình trạng này gặp phải với tỷ lệ hơn 90% thai phụ và cũng là triệu chứng nhiễm trùng phổ biến xảy ra trong những tháng cuối của thai kỳ. Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu do sức đề kháng suy giảm hoặc thói quen lười vệ sinh đường tiết niệu. Tình trạng nhiễm trùng tái diễn thường xuyên là nguyên nhân gây ra hiện tượng sỏi thận. Nếu gặp phải tình trạng này thường xuyên thì người mẹ cũng có nguy cơ sinh non khá cao.

- Giãn nở tử cung bà bầu:

Ngoài những thay đổi của thai kỳ và sự phát triển của thai cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. Bởi khi thai nhi phát triển theo cấp độ tăng dần khiến tử cung bắt đầu giãn nở theo từng giai đoạn. Sự thay đổi này cũng gây cản trở việc lưu thông nước tiểu, làm lắng đọng các chất hòa tan. Lâu dài sẽ dẫn tới sỏi thận, viêm đường tiết niệu,...

- Kích ứng ruột:

Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, bao gồm: đi ngoài liên tục, táo bón,... Những dấu hiệu này đều cảnh báo nguy cơ viêm ruột mãn tính. Một số nghiên cứu nhận định viêm ruột gây kích thích nhu động ruột. Nếu tiêu hóa không hiệu quả thì thai phụ có khả năng hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.

2. Triệu chứng khi bà bầu bị sỏi thận: 

Bệnh sỏi thận thường rất khó phát hiện trong thời gian đầu vì những triệu chứng thường diễn ra một cách âm thầm, lặng lẽ và không có dấu hiệu nào cụ thể. Đó là:

- Vùng lưng dưới xuất hiện các cơn đau, di chuyển xuống vùng hông, xương chậu, cũng có thể sốt nhẹ và chuột rút.

- Đau bụng dưới phía bên phải, cơn đau có thể lan rộng đền vùng bụng thắt lưng dưới rốn.

- Người bệnh đi tiểu ra máu, do viên sỏi di chuyển và va chạm với các mô liên kết tế bào.

- Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt vì sỏi di chuyển xuống phần dưới đường tiểu, bàng quang và vùng niệu quản.

Cơn đau quặn thận ở phụ nữ có thai

Vùng lưng dưới xuất hiện những cơn đau là biểu hiện của bệnh sỏi thận trong thai kỳ

3. Sỏi thận khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi:

Sỏi thận tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại khiến thai phụ khó chịu, đặc biệt là khi sỏi phát triển gây đau buốt, đái rắt, nhiễm trùng... Hầu hết các thai phụ đều có thể sinh con bình thường mà không gặp vấn đề gì. Cũng có một số ít trường hợp sỏi thận gây đau bụng dữ dội khiến thai phụ sinh non. Do đó, chị em cần chủ động phòng ngừa sỏi thận, chú ý chế độ ăn uống hợp lý.

Nếu bị sỏi thận khi mang thai cần đến bệnh viện kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân, tình trạng sỏi, loại sỏi để có cách điều trị và chăm sóc bản thân phù hợp. Nếu là sỏi canxi thì không nên bổ sung canxi vì có thể khiến sỏi phát triển nhanh hơn. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trong suốt thời gian mang thai.

4. Điều trị sỏi thận khi mang thai:

Mẹ bầu bị sỏi thận không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để ngăn chặn sự phát triển của sỏi cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau.

Một trong những hiệu quả nhất để điều trị sỏi thận là uống thật nước. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, khoáng chất, muối hữu cơ,....Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường những loại trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu,... 

5. Chế độ dinh dưỡng cho cho bà bầu bị sỏi thận:

Mặc dù sỏi thận khi mang thai thường không có phương pháp điều trị cụ thể, nhưng thai phụ hoàn toàn có thể kiểm soát sự hình thành sỏi nhờ chế độ ăn uống. Thực phẩm được khuyến khích cho bà bầu bị sỏi thận gồm có:

  • Cá nước ngọt, cá biển.

  • Các loại hoa quả mọng nước như dưa hấu, đào, việt quất, chanh,…

  • Những loại nước trái cây

  • Rau xanh và củ quả giàu vitamin

  • Ngũ cốc và các loại đậu

Cơn đau quặn thận ở phụ nữ có thai

Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu bị sỏi thận

Đồng thời bà bầu nên bổ sung thêm nhiều nước. Nước uống là nguyên tắc không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của bà bầu bị sỏi thận. Trái lại, một số loại thực phẩm có thể tạo ra nhiều cặn khoáng hình thành sỏi hơn. Trong đó những món bà bầu bệnh sỏi thận không nên ăn gồm có:

  • Thịt bò, thịt gia cầm có thành phần protein cao, nếu bổ sung dư thừa sẽ hình thành liên kết oxalate trong nước tiểu tạo thành sỏi.

  • Người bệnh không nên sử dụng các loại nước trái cây đóng hộp, kiêng nhóm sản phẩm giàu khoáng chất và muối hữu cơ cao sẽ không tốt cho bà bầu bị sỏi thận.

  • Bà bầu không nên ăn mặn khi bị sỏi thận. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.

  • Ngoài ra thai phụ cũng nên kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm dầu mỡ, chất kích thích và đường tinh luyện trong khẩu phần để giảm sản sinh oxalate trong nước tiểu.

Sỏi thận khi mang thai không phải là căn bệnh hiếm gặp. Khi phát hiện bệnh, thai phụ cần được đánh giá và theo dõi cẩn thận với các bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu. Mặc dù không có phương pháp điều trị cụ thể nhưng đa số những mẹ bầu bị sỏi thận đều vượt qua thai kỳ khỏe mạnh mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào tổn hại đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt , mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.