Công nghiệp hóa hiện đại hóa la gì

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Ban Chấp hành TW Đảng đưa ra quan điểm chỉ đạo gì về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước? Câu hỏi của anh Thanh ở Hà Nội.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn, nhân lực và công nghệ. Và đây cũng là một quá trình quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện nay, công nghiệp hóa hiện đại hóa không chỉ là sự chuyển đổi từ lao động thủ công sang lao động cơ khí mà còn là sự chuyển đổi từ nền kinh tế sản xuất hàng hóa truyền thống sang nền kinh tế tri thức. Từ đó giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công và tạo ra quy trình sản xuất hiệu suất cao, hiệu quả.

Cụ thể, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay cần chú trọng đến việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,...

Ngoài ra, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần gắn liền với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Ban Chấp hành TW Đảng đưa ra quan điểm chỉ đạo gì về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước? [Hình từ Internet]

Ban Chấp hành TW Đảng đưa ra quan điểm chỉ đạo gì về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước?

Tại Tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022, Ban Chấp hành TW Đảng có đưa ra quan điểm chỉ đạo về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như sau:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo;

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, lấy con người là trung tâm, doanh nghiệp là chủ thể, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường;

Gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương; lợi thế của nền kinh tế đi sau và đang trong thời kỳ dân số vàng; kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu;

Chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, chú trọng đẩy mạnh dịch vụ hóa các ngành công nghiệp.

Coi phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt; chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần có lộ trình và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên nguồn lực, có các cơ chế, chính sách đột phá, phù hợp để phát triển các cực tăng trưởng, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao;

Tăng cường liên kết ngành và liên kết vùng; xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanh nghiệp trong nước [bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân] là động lực chính, chủ đạo; doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng, đột phá.

- Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo;

Phát huy giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam và truyền thống của giai cấp công nhân, vai trò xung kích, đi đầu của đội ngũ trí thức và doanh nhân Việt Nam.

Mục tiêu đến năm 2030, GDP bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 7.500 USD khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa?

Tại Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022 có đưa ra mục tiêu đến năm 2023 như sau:

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN
...
3. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD; GNI bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt trên 7.000 USD. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp [TFP] vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu [GII] thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới.
- Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%; đạt khoảng 260 sinh viên trên một vạn dân.
- Thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỉ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%; giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, chế biến bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Tỉ trọng của khu vực dịch vụ đạt trên 50% GDP, trong đó du lịch đạt 14 - 15% GDP.
...

Như vây, tại Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì Ban Chấp hành TW Đảng có đặt ra mục tiêu đáng chú ý là đến năm 2030, GDP bình quân đầu người Việt Nam theo giá hiện hành sẽ đạt khoảng 7.500 USD.

Chủ Đề