Công thức pha cồn thấp độ từ cồn cao độ

Cồn là một sản phẩm phổ biến trong các ngành công nghiệp và thực phẩm. Chúng được chia làm 3 loại cơ bản: cồn ethanol, cồn thực phẩm và cồn công nghiệp nói chung. Mỗi loại cồn lại mang những đặc điểm, tính chất và ứng dụng khác nhau. Tuy được chia làm 3 loại nhưng cồn ethanol, cồn thực phẩm và cồn công nghiệp đều là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước, dễ cháy, dễ bay hơi. Chúng khác nhau chủ yếu ở nồng độ và thành phần tạp chất.

Đang xem: Công thức tính lượng cồn cao độ để pha cồn thấp độ

HƯỚNG DẪN PHA LOÃNG NỒNG ĐỘ CỒN

Thông tin về cồn công nghiệp

Tính chất vật lý của cồn công nghiệp:– Mùi vị: Có mùi thơm của rượu và mùi cay.– Màu sắc: Không màu, trong suốt.– Tỷ trọng [so với nước] : 0,799 ÷ 0,8– Tan vô hạn trong nước.– Rất dễ cháy, khi cháy có ngọn lửa màu xanh và không có khói.

Cồn Thực Phẩm [Ethanol]

Ứng dụng của cồn công nghiệp:

Cồn công nghiệp dùng làm nhiên liệu sinh học.Vì khi cháy cồn công nghiệp tạo ra khí CO2 và H20.Cồn công nghiệp dùng trong công nghiệp thực phẩm, đồ uống[bia,rượu].Cồn công nghiệp dùng trong công nghiệp in,sơn, công nghiệp điện tử, dệt may.Cồn công nghiệp dùng trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm, Y tế Sát trùng, khử trùng, chế biến thuốc.

READ:  Công Thức Nước Ép Trái Cây Giúp Giảm Cân, Trẻ Hóa Làn Da Bạn Nên Biết

Thông tin về cồn thực phẩm

Tính chất vật lý của cồn thực phẩm:

Công thức hóa học: C2H6O hoặc C2H5OHNồng độ của cồn thực phẩm: 96%Cồn thực phẩm là chất lỏng không màu, trong suốt.Có mùi thơm đặc trưng dễ chịu, tan vô hạn trong nướcRất dễ cháy, khi cháy không có khói, và ngọn lửa có màu xanh da trời

Ứng dụng của Cồn thực phẩm:

Cồn thực phẩm làm dung môi hòa tan hóa chất khácCồn thực phẩm dùng trong tẩm ướp thực phẩmCồn thực phẩm dùng làm hỏa liệu trong SpaCồn thực phẩm dùng để pha chế hương liệuCồn thực phẩm dùng được trong lĩnh vực Mỹ phẩm, dược phẩm, công nghiệp, vệ sinh,…

Sản xuất cồn công nghiệp và cồn thực phẩm

Thông thường, cồn thực phẩm và cồn công nghiệp được sản xuất theo quy trình lên men từ khoai mì, ngũ cốc, mía,… Sở hữu nồng độ chuẩn thường là 98% [loại bỏ hết tạp chất] đối với cồn thực phẩm. Còn cồn công nghiệp nồng độ thường dao động trong khoảng 95% [5% có thể là methanol].

Phân biệt cồn thực phẩm và cồn công nghiệp

Về cơ bản các loại cồn như cồn công nghiệp, cồn thực phẩm và cồn sinh học đều có thành phần chính là Ethanol, nhưng điểm khác nhau đó chính là qua quá trình chưng cất lượng Ethanol tồn tại trong các loại cồn sẽ khác nhau.

Cồn thực phẩm thường được sản xuất dựa vào chưng cất bằng tháp để tách các chất ethanol, methanol…. Khi hàm lượng ethanol đạt 98% thì người ta gọi là cồn thực phẩm.

READ:  Câu Hỏi Dễ Mà Khó: Chữ “Công Thức” Trong Đua Xe Công Thức 1 Là Gì ?

Cồn công nghiệp được tạo ra thông qua quá trình chỉ chưng cất tách nước do đó không những bao hàm nồng độ methanol cao và đồng thời có nhiều tạp chất hơn.

Do nồng độ và các tạp chất của từng loại cồn là khác nhau nên việc ứng dụng của chúng trong công nghiệp và thực phẩm cũng khác nhau, cụ thể:

Cồn thực phẩm được ứng dụng sản xuất nấu rượu, nước ướp gia vị, pha chế thuốc, sát trùng, mỹ phẩm,…Sản phẩm rất lành tính, không độc hại, an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng.

Xem thêm: Crom Là Gì? Ứng Dụng Của Crom Tính Chất Hóa Học Của Crom Và Bài Tập Vận Dụng

Cồn công nghiệp độc hại hơn nên được dùng chủ yếu trong công nghiệp in, dệt may, sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm và công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, do giá loại cồn này rẻ hơn rất nhiều so với cồn thực phẩm nên đã có nhiều người vì lợi mà đem pha vào rượu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng.

Hướng dẫn pha loãng cồn thực phẩm hoặc cồn công nghiệp

Pha cồn 70%: để tạo ra 70% cồn ethanol, ta có thể dùng cồn 99.5% pha loãng với một lượng nước cất nhất định

Ví dụ:

– 1 lít cồn 99.5% có thể pha với 450ml nước cất [nước aquafina hoặc nước lọc] để tạo ra khoảng 1.4-1.5 lít cồn 70 độ.

Pha cồn 80 độ:

Để pha chế cồn 80 độ từ dung dịch cồn 90 độ có sẵn ở ngoài hàng, bạn pha theo tỷ lệ 8 cồn : 1 nước hay 8 phần dung dịch cồn 90 độ pha với 1 phần nước cất.

READ:  Công Thức Tính Điện Dung - Công Thức Và Các Dạng Bài Tập

Ví dụ: Với 50ml nước cất thì pha với 400ml cồn 90 độ là sẽ ra dung dịch cồn 80 độ đúng chuẩn để sử dụng cùng gia đình phòng chống sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn nguy hiểm như Corona.

Ngoài ra, từ dung dịch cồn 100 độ, bạn cũng có thể pha loãng thành cồn 80 độ theo công thức: 4 phần cồn 100 độ pha 1 phần nước cất. Ví dụ: 50ml nước cất sẽ pha với 200ml cồn 100 độ là thành dung dịch cồn 80 độ.

Nếu có sẵn dung dịch cồn 90 độ và cồn 70 độ, bạn hoàn toàn có thể pha chúng thành dung dịch cồn 80 độ theo công thức: Bao nhiêu cồn 90 độ đổ bấy nhiêu cồn 70 độ. Ví dụ: 50ml cồn 90 độ pha 50ml cồn 70 độ sẽ cho ra thành phẩm là cồn 80 độ.

Xem thêm: Fe + Fecl3 + Fe = Fecl2 – Viết Chuỗi Phương Trình A] Fe

Lưu ý bảo quản cồn công nghiệp, cồn thực phẩm

Cồn công nghiệp hay cồn thực phẩm phải được cất trong khu vực thông gió tốt. Tránh xa ánh nắng mặt trời, các nguồn gây cháy và các nguồn nhiệt khác. Cồn và hỗn hợp của nó với nước chứa trên 50% Ethanol [cồn 50 độ trở lên] là các chất dễ gây cháy và dễ bắt lửa. Do đó, hãy bảo quản cồn công nghiệp, cồn thực phẩm tránh xa các bình xịt, các nguyên tố dễ cháy, oxy hóa, chất ăn mòn. Và cách xa các sản phẩm dễ cháy khác.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Công thức

Cách pha cồn 70 độ từ cồn 90 độ diệt khuẩn hiệu quả tại nhà

Thứ Hai ngày 24/02/2020

  • Hướng dẫn tự làm nước rửa tay khô tại nhà để phòng chống virus Corona
  • Giải pháp thay thế nước rửa tay khan hiếm hiện nay
  • Nước rửa tay khô có công dụng diệt khuẩn tốt như thế nào?

Tình trạng khan hiếm của các mặt hàng như khẩu trang y tế hay nước rửa tay khô sát khuẩn khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng và có thể sử dụng cồn 70 độ để sát khuẩn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách pha cồn 70 độ từ cồn 90 độ để sát khuẩn. Cùng tham khảo ngay nhé!

Ngày nay, khi mà dịch bệnh đang có những chuyển biến phức tạp và ngày càng lan rộng việc tự nâng cao tính tự giác phòng bệnh là điều cần thiết. Ngoài việc sử dụng khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm thì bạn còn cần phải rửa tay sát khuẩn thường xuyên. Tuy nhiên, trong trường hợp không có xà phòng hoặc nước rửa tay chuyên dụng thì bạn có thể sử dụng cồn cồn 70 độ để diệt khuẩn. Vậy cách pha cồn 70 như thế nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao lại chọn cồn để sát khuẩn?

Cồn y tế [hay còn gọi là Ethanol] thường được sử dụng như một loại dược phẩm để sản xuất các sản phẩm như thuốc gây mê, thuốc sát trùng, dầu xoa bóp... Cồn y tế được bán nhiều ở các hiệu thuốc và thường sẽ có nhiều nồng độ khác nhau cho nhiều nhu cầu dùng khác nhau gồm 96%, 90%, 75%, 70%...Trong đó, cồn 90 độ thường được sử dụng nhiều trong y tế, nó có chứa đến 96% Ethanol và nước tinh khiết cho khả năng diệt vi khuẩn, virus cũng như các loại nấm mốc. Đồng thời, cồn 90 độ còn được dùng để điều chế thuốc ngủ, thuốc gây mê.

Cồn có tác dụng sát khuẩn thường dùng trong ngành y tế

Cồn y tế thường được dùng để chế tạo ra những loại nước rửa tay khô là cồn có nồng độ 70%-90%. Nồng độ cồn càng cao thì cho khả năng sát khuẩn càng tốt. Tuy nhiên, nếu dùng cồn để sát khuẩn trực tiếp trên da thì các chuyên gia y tế khuyến nghị chỉ nên dùng cồn có nồng độ khoảng 70%. Bởi cồn 90% tuy có thể làm đông protein vùng vỏ nhanh chóng nhưng sẽ không thấm vào bên trong và tiêu diệt vi khuẩn được, ngoài ra còn dễ gây rát da và nhanh bay hơi nên tác dụng sẽ không được lâu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể có thể dùng cồn kết hợp với một số thành phần khác để điều chế nước rửa tay hiệu quả.

Cách pha cồn 70 độ từ những loại cồn có nồng độ cao hơn

Theo WHO, dung dịch cồn 70 - 80 độ được khuyến nghị sẽ tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể người. Cồn 70 độ cũng có tính năng sát khuẩn nhưng không phải là ưu tiên số một trong việc diệt trừ các loại virus nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn có trong tay dung dịch cồn 90 độ [hoặc cồn 100 độ], bạn hoàn toàn có thể pha loãng chúng theo tỷ lệ nhất định để điều chế nước rửa tay đúng chuẩn.

Cách pha cồn 70 độ thành dung dịch sát khuẩn

Bạn có thể tham khảo cách thức pha loãng cồn 90 độ xuống 80 độ theo gợi ý dưới đây:

Theo các chuyên gia y tế thì thường cồn 70 độ sẽ có tác dụng làm đông tụ Protein nhưng tốc độ sẽ chậm hơn so với cồn 90 độ. Tốc độ chậm này sẽ là điều kiện lý tưởng để ngăn chặn các tế bào vi khuẩn sinh sôi và khiến sinh vật bị chết. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể pha loãng thành cồn 70 độ nếu có cồn 90 độ trong tay bằng một công thức tỉ lệ tiêu chuẩn. Bạn có thể tham khảo cách pha cồn 70 độ từ cồn 90 độ theo công thức gợi ý dưới đây:

Bước 1: Pha loãng cồn với nước tinh khiết

Để pha chế 100ml cồn 70 độ từ dung dịch cồn 90 độ có sẵn ở ngoài hàng cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần pha theo công thức tỉ lệ 78ml cồn 90% : 22 ml nước. Theo công thức này, bạn sẽ được dùng dung dịchcồn 70 độ sát khuẩn thay cho cồn 90 độđể sử dụng cùng gia đình phòng chống sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn nguy hiểm như Corona.

Bước 2: Pha dung dịch cồn - nước với một ít tinh dầu

Để dung dịch sát khuẩn điều chế từ cồn mang đến cảm giảm dễ chịu hơn cho người dùng trong quá trình sử dụng, bạn có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu vào trong dung dịch vừa được pha loãng. Bạn nên chọn những loại tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng như tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, nghệ, hồi, oải hương, kinh giới…

Bước 3: Sử dụng kem dưỡng da để tránh làm khô da

Tuy cồn có tính sát khuẩn cao nhưng có một sự thật rằng, nếu bạn thường xuyên sử dụng dung dịch cồn sát khuẩn sẽ dễ khiến da tay của bạn bị khô. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên sử dụng song song với các loại kem dưỡng ẩm da tay để giúp da tay không bị khô và gây ra những tác động không mong muốn.

Sử dụng cồn để sát khuẩn có thể làm khô da

Tuy nhiên, việc sử dụng dung dịch cồn và các dung dịch nước rửa tay khô chứa cồn để sát khuẩn nhanh sẽ không giúp phòng chống các loại vi khuẩn gây bệnh một cách triệt để. Cách sát khuẩn tốt nhất vẫn là nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước hàng ngày để giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus corona hiệu quả. Đồng thời nên đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế đến những nơi đông người để tránh bị lây bệnh.

Thủy Phan

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sát khuẩn

Video liên quan

Chủ Đề