Công thức tính lợi nhuận ròng biên

Để hiểu rõ hơn về lợi nhuận biên là gì và cách tính lợi nhuận biên, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Lợi nhuận biên là gì?

Lợi nhuận biên là một trong những tỷ suất sinh lời thường được sử dụng để đánh giá mức độ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh dưới dạng phần trăm. Nói một cách đơn giản, đó là con số phần trăm cho biết doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho mỗi đơn vị doanh thu. Ví dụ: nếu một công ty cho rằng họ đã đạt được lợi nhuận biên 35% trong quý trước, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đó có thu nhập ròng là 350 đồng cho mỗi 1000 đồng doanh thu được tạo ra.

Có một số loại tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, trong sử dụng hàng ngày, các loại văn bản, giấy tờ hay báo cáo thường nhắc đến lợi nhuận ròng. Đây là lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí từ nhân công, giá vốn hàng hóa, chi phí cố định, một lần và các loại thuế.

Các đặc điểm chính của lợi nhuận biên là gì?

-       Lợi nhuận biên đo lường mức độ mà một công ty hoặc một hoạt động kinh doanh kiếm tiền, về cơ bản bằng cách chia thu nhập cho doanh thu.

-       Được biểu thị dưới dạng phần trăm, tỷ suất lợi nhuận cho biết có bao nhiêu lợi nhuận đã được tạo ra cho mỗi doanh thu bán hàng.

-       Mặc dù có một số loại tỷ suất lợi nhuận, nhưng tỷ suất lợi nhuận quan trọng và thường được sử dụng nhất là tỷ suất lợi nhuận ròng, lợi nhuận cuối cùng của một công ty sau khi tất cả các khoản chi phí khác, bao gồm thuế và các khoản lẻ, đã được loại bỏ khỏi doanh thu.

-       Lợi nhuận biên được các nhà đầu tư và doanh nghiệp sử dụng làm chỉ số về sức khỏe tài chính, kỹ năng quản lý và tiềm năng tăng trưởng của công ty.

-       Vì tỷ suất lợi nhuận điển hình thay đổi theo lĩnh vực ngành, nên cần thận trọng khi so sánh các số liệu của các doanh nghiệp khác nhau.

Cách tính biên lợi nhuận

Bạn đã hiểu lợi nhuận biên là gì nhưng làm cách nào để tính? Có hai loại biên lợi nhuận được các doanh nghiệp áp dụng, đó là biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng.

Biên lợi nhuận gộp

Lợi nhuận biên gộp cho thấy tỷ suất lợi nhuận thu về của một doanh nghiệp từ chi phí kinh doanh hoặc giá vốn hàng hóa. Con số này thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động hoặc vật tư hàng hóa.

Công thức tính biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp = [Doanh thu – Giá vốn hàng hóa] x 100/ Doanh thu

Ví dụ về Biên lợi nhuận gộp

Đối với năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, công ty X đã báo cáo tổng doanh thu hoặc doanh thu là 229 tỷ đồng và giá vốn hàng bán là 141 tỷ thì biên lợi nhuận gộp của X trong năm 2020 được tính theo công thức:

[229 – 141] x 100/229 = 38%

Điều này có nghĩa là với mỗi ngàn đồng mà công ty X tạo ra trong doanh thu, công ty đã tạo ra 38 đồng lợi nhuận gộp trước khi các chi phí kinh doanh khác được thanh toán.

Biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng là tỷ lệ phần trăm doanh thu của một doanh nghiệp còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí trên tổng doanh thu, chia cho doanh thu thuần.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng: [NI x 100]/Doanh thu

Trong đó:

NI là thu nhập ròng = Doanh thu – Giá vốn hàng hóa – Chi phí hoạt động – Lãi suất – Thuế

Ví dụ về cách tính biên lợi nhuận ròng

Công ty X báo cáo đạt 48 tỷ thu nhập ròng cho năm tài chính kết thúc 31 tháng 12 năm 2020 và tổng doanh thu là 229 tỷ trong cùng kỳ

Lợi nhuận biên ròng = [48 x 100]/229 = 21%

Lợi nhuận biên ròng 21% chỉ ra rằng cứ mỗi ngàn đồng công ty X tạo ra trong doanh thu, công ty giữ lại 0,21 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận biên cao hơn luôn là mong muốn vì nó có nghĩa là công ty tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ việc bán hàng của mình.

Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận có thể thay đổi theo ngành. Các công ty tăng trưởng có thể có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các công ty bán lẻ, nhưng các nhà bán lẻ lại tạo ra lợi nhuận biên thấp hơn với khối lượng bán hàng cao hơn.

Một công ty có thể có lợi nhuận biên ròng âm. Tỷ suất lợi nhuận ròng âm xảy ra khi một công ty bị lỗ trong quý hoặc năm. Tuy nhiên, khoản lỗ đó có thể chỉ là một vấn đề tạm thời đối với công ty. Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ có thể là do chi phí lao động và nguyên vật liệu tăng, thời kỳ suy thoái kinh tế và sự ra đời của các công cụ công nghệ đột phá có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

“Lợi nhuận biên đánh giá mức độ sinh lợi của một công ty, được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho doanh thu.”

Biên lợi nhuận ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?

Biên lợi nhuận có thể hỗ trợ các công ty trong việc tạo ra các chiến lược định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Các công ty định giá dựa trên chi phí để sản xuất sản phẩm của họ và số lợi nhuận mà họ đang cố gắng tạo ra.

Ví dụ, các cửa hàng bán lẻ muốn có lợi nhuận biên gộp 50% để trang trải chi phí phân phối cộng với lợi tức đầu tư. Biên độ đó được gọi là giá cơ bản. Mỗi đơn vị tham gia vào quá trình đưa một sản phẩm lên kệ sẽ tăng gấp đôi giá, dẫn đến các nhà bán lẻ đạt tỷ suất lợi nhuận gộp 50% để trang trải chi phí.

Hi vọng các thông tin về lợi nhuận biên là gì và công thức tính lợi nhuận biên trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Hà Phương

Biên lợi nhuận ròng [tiếng Anh: Net Profit Margin] là chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hình minh họa [Nguồn: Educba]

Khái niệm

Biên lợi nhuận ròng trong tiếng Anh gọi là: Net Profit Margin/ Net Margin.

Biên lợi nhuận ròng là thu nhập ròng [net income] hoặc lợi nhuận được tạo ra tính theo phần trăm doanh thu.

Biên lợi nhuận ròng là tỉ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của một công ty hoặc một bộ phận kinh doanh. Biên lợi nhuận ròng thường được biểu thị dưới dạng phần trăm nhưng cũng có thể được biểu thị dưới dạng thập phân. 

Biên lợi nhuận ròng thể hiện số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà một công ty thu được. 

Thu nhập ròng cũng được gọi là kết quả kinh doanh sau thuế [Bottom Line] của một công ty hoặc lợi nhuận ròng [net profit]. Biên lợi nhuận ròng còn được gọi là tỉ suất lợi nhuận ròng. Thuật ngữ lợi nhuận ròng tương đương với thu nhập ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh và người ta có thể sử dụng các thuật ngữ này thay thế cho nhau.

Công thức tính

Công thức tính toán Biên lợi nhuận ròng:

 Trong đó:

R = Revenue: Doanh thu

COGS = The cost of goods sold: Giá vốn hàng bán

E = Operating and other expenses: Chi phí hoạt động và các chi phí khác

I = Interest: Lãi suất

T = Taxes: Thuế

1. Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, lấy doanh thu trừ giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, chi phí khác, lãi suất [từ nợ] và thuế từ doanh thu;

2. Chia kết quả tính được từ bước 1 cho doanh thu;

3. Chuyển đổi kết quả thành tỉ lệ phần trăm bằng cách nhân với 100;

4. Ngoài ra, cách tính thứ 2 là xác định thu nhập ròng từ kết quả kinh doanh sau thuế [Bottom Line] của báo cáo thu nhập và cho doanh thu. Chuyển đổi kết quả thành tỉ lệ phần trăm bằng cách nhân với 100.

Yếu tố

Các yếu tố của biên lợi nhuận ròng trong tất cả các hoạt động kinh doanh bao gồm: 

- Tổng doanh thu;

- Tất cả dòng tiền đi;

- Dòng thu nhập bổ sung;

- Giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động khác;

- Các khoản thanh toán nợ bao gồm cả lãi đã trả;

- Thu nhập đầu tư [Investment income] và thu nhập từ các hoạt động thứ cấp;

- Các khoản thanh toán một lần cho các sự kiện bất thường như kiện cáo và thuế.

[Tài liệu tham khảo: Investopedia]

Tuyết Nhi

Ngày nay, để các doanh nghiệp, công ty có thể đánh giá được một cách đúng đắn về hướng đi hiện tại của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng một đại lượng trong kinh tế học đó là biên lợi nhuận [hay profit margin, marginal profit – dịch theo nghĩa đen là tỷ lệ lợi nhuận].

Tuy nhiên rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này. Vậy biên lợi nhuận là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Cách tính Biên lợi nhuận ra sao? Theo chân bài viết để có được những thông tin hữu ích nhất nhé.

Xem thêm:

  • esop là gì?
  • nda là gì?
  • cio là gì?
Giải đáp câu hỏi: Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận [Profit Margin] là gì?

Biên lợi nhuận tiếng Anh là Profit Margin.

Profit margin, net margin, net profit margin or net profit ratio is a measure of profitability. It is calculated by finding the net profit as a percentage of the revenue – Theo Wikipedia

Biên lợi nhuận chính là tỷ lệ nhận được bằng cách lấy thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu. Chính vì cách tính này mà biên lợi nhuận có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như tỷ suất lợi nhuận hay lợi nhuận ròng.

Biên lợi nhuận được tính theo tỷ lệ phần trăm, tức là lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu, rồi lấy con số tỷ lệ này nhân với 100 thì ra số tỷ lệ phần trăm.

Biên lợi nhuận tiếng Anh là Profit Margin

Để đánh giá Biên lợi nhuận, các Doanh nghiệp thường xem xét đến hai tỉ suất lợi nhuận sau:

  • Biên lợi nhuận gộp [Gross profit margin].
  • Biên lợi nhuận ròng [Net profit margin]

Tham khảo: NAV là gì?

Đặc điểm của biên lợi nhuận [Profit Margin]

So với lợi nhuận trung bình và lợi nhuận ròng thì Biên lợi nhuận cho chúng ta biết được bao nhiêu tiền được tạo ra khi kết thúc quá trình sản xuất thêm một sản phẩm. Do đó, lợi nhuận biên ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất. Khi Doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào cơ cấu chi phí và quy mô nên Kinh tế tại thời điểm đó.

Biên lợi nhuận được áp dụng chủ yếu để so sánh nội bộ vì rất khó để sử dụng biên lợi nhuận khi so sánh lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau. Việc so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty khác nhau không mang lại quá nhiều ý nghĩa và quy trình hoạt động và tài chính của môi công ty, doanh nghiệp là khác nhau.

Biên lợi nhuận là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận thay đổi giữa các công ty khác nhau.

Tìm hiểu thu nhập ròng là gì?

Công thức tính biên lợi nhuận [Profit Margin] đúng nhất

Biên lợi nhuận gộp [Gross Profit Margin]

Biên lợi nhuận gộp thường áp dụng cho một sản phẩm cụ thể thay vì áp dụng cho cả một Doanh nghiệp. Từ con số này mà bộ phận điều hành của doanh nghiệp có thể thiết lập, điều chỉnh giá hay dùng làm để thương thảo với các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

Người ta tính biên lợi nhuận gộp bằng công thức như biên lợi nhuận bình thường, chỉ là áp dụng với một dòng sản phẩm cụ thể:

  • Biên lợi nhuận gộp = Doanh thu [đã trừ thuế] – Chi phí nguyên vật liệu [đã trừ thuế]
  • Lợi nhuận gộp cận biên = [Lợi nhuận gộp / doanh thu hàng bán] x 100%
Nắm vững cách tính biên lợi nhuận để có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty A bán được tổng doanh số 16.000 USD và tổng chi phí là 12000 USD thì

  • Biên lợi nhuận gộp = 16000 – 12000 = 4000 USD.
  • Lợi nhuận gộp cận biên = [4000/16000] x 100 = 25%.

Tìm hiểu Iban là gì?

Biên lợi nhuận ròng [Net Profit Margin]

So với biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng là con số mang khả năng bao quát hơn khi nó giúp xác định lợi nhuận hay khả năng sinh lãi của toàn bộ doanh nghiệp. Các số đo được đưa vào tính toán sẽ là doanh thu và chi phí sản xuất tổng thể của cả doanh nghiệp thay vì chỉ là một mặt hàng cụ thể.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng như sau:

Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Ví dụ: Tổng doanh thu của công ty B là 150.000 USD, chi phí 75.000 USD thì biên lợi nhuận ròng là 75.000 USD

Lợi nhuận ròng cận biên = [75.000/150.000] x 100 = 50%.

Biên lợi nhuận ròng càng cao thì tỷ lệ sinh lời càng cao, rủi ro càng thấp. Trái lại, biên lợi nhuận ròng càng thấp thì cho thấy doanh nghiệp đó càng cần phải xem xét lại chi phí nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, vận chuyển, phân phối,… và phải tìm cách tối ưu biên lợi nhuận để giảm rủi ro.

Trong một số trường hợp chúng ta thấy hệ số biên lợi nhuận ròng giảm, nguyên nhân của việc này là do mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu.

Tham khảo: Lãi suất danh nghĩa là gì?

Biên lợi nhuận hoạt động [Operating Profit Margin]

Biên lợi nhuận hoạt động là chỉ số dùng để so sánh khoản thu nhập trước lãi vay và thuế với doanh thu bán hàng. Dựa trên chỉ số này, doanh nghiệp có thể tự đưa ra nhận định về mức độ hiệu quả trong quản lý việc tạo ra doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Biên lợi nhuận hoạt động được tính bằng công thức sau:

Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT [Lợi nhuận trước thuế]/Doanh thu

Ý nghĩa của Profit Margin là gì?

Kết quả biên lợi nhuận bạn nhận được sẽ cho biết khả năng sinh lời của sản phẩm, vì biên độ càng lớn nghĩa là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại càng cao.

Biên lợi nhuận thấp còn có nghĩa là biên độ an toàn thấp, tức là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại không đủ đảm bảo, kéo theo một rủi ro là doanh số bán hàng sẽ theo xu hướng đó mà giảm theo, dẫn đến có thể lãi sẽ không đủ để bù lỗ.

Cũng có thể hiểu biên lợi nhuận là mức chênh lệch của giá bán so với tổng chi phí cho nó. Do đó tỷ lệ này thường chỉ dùng để so sánh trong nội bộ, vì chỉ doanh nghiệp đang bán ra sản phẩm mới biết được chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ của sản phẩm, hay nói cách khác là doanh thu của sản phẩm đó. 

Biên lợi nhuận nắm giữ ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp

Biên lợi nhuận sẽ khác nhau đối với những doanh nghiệp có quy mô, định hướng, chiến lược khác nhau, nên việc so sánh biên lợi nhuận giữa hai doanh nghiệp là khá khập khiễng và không giúp đưa ra một nhận xét hữu ích gì cả.

Ví dụ:

  • Nếu Nhà đầu tư kiếm được 10 USD doanh thu và mất 1 USD chi phí, sau khi anh ta trừ chi phí đi, anh ta sẽ còn lại số tiền là 9 USD. Tức là anh ta đã kiếm được 90% lợi nhuận từ khoản đầu tư chỉ 1 USD.
  • Nếu 1 nhà đầu tư kiếm được 10 USD và mất 5 USD chi phí đầu tư thì sau khi trừ anh ta sẽ lãi 50%. Nghĩa là anh ta đã kiếm được 50% từ khoản đầu tư với 5 USD ban đầu.
  • Nếu 1 nhà đầu tư kiếm được 10 USD và mất 9 USD chi phí đầu tư thì sau khi trừ anh ta sẽ lãi 10%. Nghĩa là anh ta đã kiếm được 1 USD từ khoản đầu tư với 9 USD ban đầu

Tham khảo: vòng quay vốn lưu động là gì?

Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì về biên lợi nhuận [Profit Margin]

Như đã nói ở phần đặc điểm, biên lợi nhuận chỉ đánh giá mức độ sinh lời khi hoàn thành một sản phẩm chứ không đánh giá được lợi nhuận chung của Doanh nghiệp. Vì thế, ngay khi đo lường được lợi nhuận của một sản phẩm sau khi sinh ra làm giảm đi lợi nhuận chung thì điều đó có nghĩa là sản phẩm này không còn đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh và nên ngừng sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của một sản phẩm có thể kể đến như:

  • Lao động
  • Chi phí vật tư hoặc nguyên liệu
  • Lãi vay phát sinh
  • Thuế

Tìm hiểu irr là gì?

Kết luận

Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết này, mong rằng những ai đang quan tâm sẽ có cái nhìn bao quát nhất về biên lợi nhuận. Hãy nắm ngay những kiến thức cơ bản nhất để có thể trả lời chính xác các câu hỏi như: Biên lợi nhuận là gì? Biên lợi nhuận có ý nghĩa như thế nào?

Đặc biệt, với những thông số mang lại từ cách tính biên lợi nhuận, doanh nghiệp, công ty của các bạn có thể đưa ra những phương án phù hợp nhất để phát triển chúng.

Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn

Video liên quan

Chủ Đề