Công thức tính mức cung tiền MS

Cung tiền [Ms] là tổng khối lượng tiền hiện có trong nền kinh tế, đó cũng chính là M1.

Ms = Cp + D

Trong đó Cp : tiền mặt ngoài ngân hàng.

D: tiền gửi không kỳ hạn.

Cơ sở tiền tệ [H]: là tổng của tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng và dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại [R].

H = Cp + R

Trong các nền kinh tế hiện đại, cung tiền bao giờ cũng lớn hơn cơ sở tiền tệ, đó là do quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại.

1. Ngân hàng thương mại và cung tiền.

· Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại đóng vai trò của một trung gian tài chính trong nền kinh tế. Chức năng cơ bản của chúng là nhận tiền gửi và cho vay lại. Ngoài ra, nó còn có chức năng cơ bản quan trọng khác trong nền kinh tế là cho phép các cá nhân và tổ chức sử dụng tài khoản séc như là mộtphương tiện thanh toán.Trên cơ sở thực hiện các chức năng này, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cung tiền của nền kinh tế. Quy mô và hình thức hoạt động của ngân hàng thương mại được thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của chúng.

Bảng tổng kết tài sản là danh mục ghi rõ các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng. Tài sản có là tất cả các tài sản mà ngân hàng sở hữu. Tài sản nợ là tất cả những thứ mà ngân hàng nợ các hộ gia đình và doanh nghiệp khác.

Thu nhập của ngân hàng thương mại phần lớn là từ các khoản cho vay, tiền lãi đầu tư chứng khoán và các tài sản thanh khoản ngoài này lớn hơn tiền lãi phải trả cho tiền gửi và các khoản nợ khác thì ngân hàng thu được lợi nhuận. Bên cạnh hệ thống ngân hàng thương mại các tổ chức tín dụng khác cũng nhận tiền gửi và tạo thành một phần đáng kể của khối tiền tệ.

Cung tiền được tạo thành chủ yếu từ các khoản mục khác nhau của tài sản nợ của ngân hàng thương mại.

· Vấn đề tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại.

Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi phải để lại dự trữ một tỷ lệ phần trăm tiền mặt, nhằm bảo đảm khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của ngân hàng thương mại và yêu cầu quản lý tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Một tỷ lệ phần trăm tiền dự trữ gửi vào tài khoản dự trữ tại ngân hàng trung ương gọi là dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định khác nhau theo từng loại tiền gửi và từng loại ngân hàng, còn một phần dự trữ để tại ngân hàng gọi là dự trữ thừa. Tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng là tổng của dự trữ bắt buộc và dự trữ thừa.

Giả sử trong nền kinh tế chỉ có một ngân hàng, ngân hàng A có tổng số tiền gửi là 100 triệu đồng, tỷ lệ dự trữ thực tế là 10%. Nghĩa là, ngân hàng này giữ lại 10% tiền gửi đưới dạng dự trữ và cho vay hết phần còn lại. Tài khoản của ngân hàng được biểu hiện:

Các khoản nợ của ngân hàng A là 100 triệu, việc cho vay không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Trước khi ngân hàng A cho vay, cung ứng tiền tệ bằng 100 triệu đồng dưới dạng tiền gửi vào ngân hàng. Nhưng khi ngân hàng A cho vay, cung ứng tiền tệ tăng lên. Người gửi tiền vẫn có 100 triệu đồng tiền gửi không kỳ hạn, nhưng giờ đây người vay tiền của ngân hàng nắm giữ 90 triệu đồng tiền mặt. Cung ứng tiền tệ [ bằng tổng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn] bằng 190 triệu đồng. Như vậy sau khi giữ phần tiền dự trữ, ngân hàng cho vay phần tiền gửi còn lại và chính phần cho vay này sẽ làm tăng cung tiền trong nền kinh tế.

Việc tạo ra cung tiền không ngừng lại ở đó. Trong thực tế không chỉ có một ngân hàng ví dụ ngân hàng B và những người vay tiền ở ngân hàng A sang gửi tiền ở ngân hàng B. Sau khi đã giữ lại phần dự trữ10% thì ngân hàng B lại cho vay hết số tiền gửi còn lại.

Ngân hàng B tạo ra lượng tiền là 81 triệu đồng. Nếu 81 triệu đồng này được gửi vào ngân hàng C và ngân hàng này cũng có tỷ lệ dự trư là 10%, nó sẽ giữ lại 8,1 triệu đồng dưới dạng dự trữ và cho vay 72,9 triệu đồng.

Nguồn: 

Nếu chúng ta tiếp tục quá trình tương tự cho nhiều ngân hàng và giả định rằng tất cả các khoản nợ vay đều được gửi lại trong hệ thống ngân hàng thì tổng thay đổi trong lượng tiền gửi là:

Như vậy lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng tăng lên bằng với lượng thay đổi dự trữ nhân với số nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Số nghịch đảo của dự trữ bắt buộc là số nhân tiền gửi đơn giản [1/r]. Tuy nhiên mô hình này không bàn đến việc giữ tiền của công chúng do đó các nhà kinh tế phải xem xét cơ số tiền.

Để đo lường mức độ khuếch đại của cung tiền so với cơ sở tiền tệ, các nhà kinh tế sử dụng độ khuếch đại của cung tiền so với cơ số tiền tệ, các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ số nhân tiền tệ.

Trong đó:

- cp: là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi [ cp = Cp/D]

- ra: là tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại[ra = R/D].

Vậy số nhân tiền phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ thực tế và tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi.

2. Ngân hàng trung ương và cung tiền.

Ngân hàng trung ương [NHTƯ] là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Đây là tổ chức duy nhất được phát hành tiền trong nền kinh tế, thông qua các công cụ như tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và hoạt động thị trường mở. Nó có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín dụng của một quốc gia.

Nghiệp vụ thị trường mở: NHTƯ thực hiện nghiệp vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Để làm tăng cung ứng tiền tệ, NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường. Lượng tiền mà NHTƯ bỏ ra để mua trái phiếu làm tăng lượng tiền trong lưu thông. Một phần trong số tiền NHTƯ bỏ ra này đuợc giữ dưới dạng tiền mặt, phần còn lại được gửi vào ngân hàng. Lượng cung tiền tăng lên đúng bằng lượng tiền gửi vào ngân hàng và lượng tiền gửi vào ngân hàng làm tăng cung tiền nhiều hơn theo số nhân.

Ngược lại, để cắt giảm cung ứng tiền tệ, NHTƯ bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Công chúng trả cho trái phiếu chính phủ bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà họ đang nắm giữ vì vậy lượng tiền trong lưu thông giảm xuống. Ngoài ra khi dân chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng, các ngân hàng nhận thấy lượng tiền dự trữ của họ giảm. Để đáp lại sự suy giảm dự trữ này ngân hàng giảm cho vay và quá trình tạo tiền sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách mà ngân hàng trung ương sử dụng thường xuyên nhất vì đây là công cụ dễ thực hiện và NHTƯ có thể thay đổi cung ứng tiền trên qui mô nhỏ hoặlớn vào bất kỳ ngày nào mà không cần có những thay đổi lớn trong luật pháp và các qui định về ngân hàng.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHTƯ cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm giữ so với tiền gửi. sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng dự trữ nhiều hơn do đó cho vay ít hơn từ số tiền mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là nó làm tăng tỷ lệ dự trữ, làm giảm số nhân tiền và cung ứng tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung ứng tiền. NHTƯ ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà NHTƯ áp dụng khi các ngân hàng thương mại vay tiền. Các ngân hàng thương mại vay tiền của NHTƯ khi đã cho vay quá nhiều hoặc vì có nhiều khoản tiền được rút ra. NHTƯ có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ngại vay tiền của NHTƯ để bù đắp dự trữ. Do đó, khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu khuyến khích các ngân hàng vay tiền của NHTƯ, dẫn tới lượng dự trữ tăng và cung ứng tiền tệ tăng. Công cụ này được NHTƯ dùng không chỉ để kiểm soát cung tiền, mà còn nhằm giúp đỡ các ngân hàng khi họ rơi vào tình thế khó khăn.

TS. Nguyễn Tri Khiêm [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề