Công thức tính nhanh bảo toàn e

1, Cơ sở và đặc điểm của phương pháp bảo toàn electron

  • Trong phản ứng oxh-khử: ∑ne cho = ∑ ne nhận

⇒ Áp dụng cho các bài toán

+] Có xảy ra phản ứng oxh-khử

+] Có mối liên hệ giữa các chất ban đầu và sản phẩm oxh-khử

VD: hh KL + HNO3 → hh [ NO, NO2,…]

→ ne[KL cho] = ∑ htri . nKL = ne[ N+ nhận] = 3nNO + nNO2 +….

Một số ví dụ minh họa

Câu 1: Nung m gam bột Fe trong ôxi thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X bằng HNO3 dư, thu được 0,56 lít khí NO [đktc] là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m gam là:

A. 2,62. B. 2,32 . C. 2,22. D. 2,52.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu [ tỉ lệ mol 1:1] bằng HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 [đktc] và dung dịch Y [ chỉ chứa 2 muối và axit dư]. Tỉ khối của X so với H2 bằng 19. Giá trị V lít là:

A. 2,24 B. 3,36. C. 4,48. D. 5.60.

Câu 3: Cho m gam Al tan hoàn toàn dung dịch HNO3 nóng dư thu được 11,2 lít [đktc] hỗn hợp khí A gồm: N2, NO, N2O có tỉ lệ về số mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m gam là:

A. 35,1. B. 18,9. C. 27,9. D. 26,1.

Câu 4: Để m gam bột sắt ngoài không khí 1 thời gian thu được 11,8 gam hỗn hợp các chất rắn FeO,Fe2O3 , Fe, Fe3O4 . Hoà tan hoàn toàn hỗnhợp đó bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất [đktc]. Giá trị m gam là:

A. 9,52 gam. B. 9,94 gam. C. 8,96 gam. D. 8,12 gam.

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 43,2 gam kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư, tất cả khí NO thu được đem ôxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành dung dịch HNO3 . V lít khí O2 đktc tham gia vào quá trình trên là:

A. 15,12 lít. B. 7,56 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.

Bài tập tự áp dụng

Bài 1:Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X [đktc] gồm N2 và NO2 có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. Nồng độ mol của HNO3 trong dung dịch đầu là:

A. 0,28 M B. 1,4 M
C. 1,7 M D. 1,2 M

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 1,08 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư, sản phẩm ứng thu được 0,336 lít khí X [sản phẩm khử duy nhất ở đktc]. Côngthức phân tử của X là

A. NO B. N2O C. NO2 D.N2

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu [tỉ lệ mol 1:1] bằng axit HNO3 , thu được V lít [đktc] hỗn hợp khí X [gồm NO và NO2 ] và dung dịch Y [chỉ chứa hai muối và axit dư]. Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là

A. 2,24 lít. B. 4,48 lít.
C. 5,60 lít. D. 3,36 lít.

Bài 4: Nung 1,92 gam hỗn hợp X gồm Fe và S trong bình kín không có không khí, sau một thời gian được chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được dung dịch Z và V lít khí thoát ra[đktc]. Cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 được 5,825 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 3,136 lít. B. 4,704 lít.
C. 1,568 lít. D. 1,344 lít

Bài 5: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 7,32 gam gồm 5,4 gam Ag và còn lại là Cu và dung dịch HNO3 thu đựơc hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỷ lệ số mol tương ứng là 2:3. Thể tích hỗn hợp khí X ở đktc là:

A. 2,737 lít B. 1,369 lít
C. 2,224 lít D. 3,3737 lít

Xem thêm:

Phương pháp tăng giảm khối lượng – Dạng bài tập thường gặp trong đề thi

Phương pháp bảo toàn nguyên tố – Dạng bài tập thường gặp trong đề thi

Phương pháp giải bài tập hóa

Phương pháp bảo toàn electron được áp dụng chủ yếu cho các bài toán oxi hóa khử các chất vô cơ. Sau đây là nội dung của phương pháp bảo toàn electron và các dạng bài thường gặp.

Tác giả bài viết: Phạm Ngọc Dũng
Nguồn tin: Thầy Phạm Ngọc Dũng

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //thaydungdayhoa.com là vi phạm bản quyền

Những tin mới hơn

  • Giải bài tập hóa bằng phương pháp trung bình [25/11/2013]

Những tin cũ hơn

 

Phương pháp bảo toàn mol e được áp dụng phổ biến vào bài tập hóa. Bởi sự đơn giản cũng như nhanh chóng của nó khiến học sinh ưa chuộng phương pháp này

Hãy theo dõi ngay những nội dung dưới đây để hiểu hơn về phương pháp tính toán này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Phương pháp bảo toàn khối lượng
  • Phương pháp tăng giảm khối lượng

    Phương pháp bảo toàn mol e

– Trong phản ứng oxi hoá – khử, số mol electron mà chất khử cho bằng số mol electron mà chất oxi hoá nhận.

∑ne cho = ∑ne nhận

==> Sử dụng tính chất này để thiết lập các phương trình liên hệ, giải các bài toán theo phương pháp bảo toàn electron.

⇒ Áp dụng cho các bài toán:

+] Có xảy ra phản ứng oxh-khử

+] Có mối liên hệ giữa các chất ban đầu và sản phẩm oxh-khử

VD: hh KL + HNO3 → hh [ NO, NO2,…]

→ ne[KL cho] = ∑ htri . nKL = ne[ N+ nhận] = 3nNO + nNO2 +….

     Nguyên tắc và lưu ý của phương pháp

* Nguyên tắc:

– Viết 2 sơ đồ: sơ đồ chất khử nhường e- và sơ đồ chất oxi hoá nhận e-.

* Một số chú ý:

– Chủ yếu áp dụng cho bài toán oxi hóa khử các chất vô cơ

– Có thể áp dụng bảo toàn electron cho một phương trình, nhiều phương trình hoặc toàn bộ quá trình.

– Xác định chính xác chất nhường và nhận electron. Nếu xét cho một quá trình, chỉ cần xác định trạng thái đầu và trạng thái cuối số oxi hóa của nguyên tố, thường không quan tâm đến trạng thái trung gian số oxi hóa của nguyên tố.

– Khi áp dụng PP bảo toàn electron thường sử dụng kèm các PP bảo toàn khác [bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố].

– Khi cho KL tác dụng với dung dịch HNO3 và dung dịch sau phản ứng không chứa muối amoni: nNO3- = tổng số mol e nhường [hoặc nhận].

       Bài tập vận dụng phương pháp bảo toàn mol electron

Bài tập 1: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc. Thể tích khí clo thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

  • A. 5,6 lít.
  • B. 0,56 lít.
  • C. 0,28 lít.
  • D. 2,8 lít.

– Hướng dẫn giải:

Ta có: Mn+7 nhường 5 e [Mn+2] ,Cl– thu 2.e [Cl2]

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có :

5.nKMnO4 = 2.nCl2

⇒ nCl2 = 5/2 nKMnO4 =0.25 mol⇒ VCl2 = 0,25 . 22,4 = 0,56 lít

Bài tập 2: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn và Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là ?

– Hướng dẫn giải:

Bài tập 3: Cho hỗn hợp chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100ml dd Y gồm AgNO3 và Cu[NO3]2 cùng nồng độ mol. Sau phản ứng được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dd HCl dư thu được 0,35mol khí.Nồng độ mol mỗi muối trong Y là?

– Hướng dẫn giải:

3 kim loại trong chất rắn Z là Ag, Cu và Fe dư ⇒ Al và 2 muối trong Y hết

Z + HCl:

Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung trong bài viết này, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo của chúng tôi !

Video liên quan

Chủ Đề