Hàng chính hãng tiếng anh là gì năm 2024

Nếu là một tín đồ mua sắm thì chắc hẳn đã từng nghe qua cụm từ “Hàng OEM” “Hàng gia công” “Hàng dập mác” “Hàng chính hãng” rồi phải không nào? Khi mua các sản phẩm đồ gia dụng, đồ điện tử,… trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada,… thì các bạn sẽ thường nhìn thấy dòng chữ “hàng OEM”. Vậy hàng OEM nghĩa là gì? Hàng OEM có tốt không, có nên mua không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về OEM , bạn hãy tham khảo nhé!

Hàng OEM là hàng gì?

OEM là gì? OEM nghĩa là gì? – Đây là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer [tạm dịch: nhà sản xuất thiết bị gốc]. OEM thường được sử dụng để chỉ những công xưởng, đơn vị thực hiện sản xuất sản phẩm theo thông số và thiết kế theo đơn đặt hàng của đơn vị đối tác.

Khi công ty OEM và bên đặt hàng hợp tác cần phải đảm bảo được 2 yêu cầu quan trọng dưới đây: Bên đối tác nhập hàng OEM cần đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm như số lượng, thông số kỹ thuật,… Sau đó báo cho đơn vị sản xuất thông qua đơn đặt hàng hoặc hợp đồng OEM.

Hợp đồng OEM là gì?

Hợp đồng OEM là hợp đồng sản xuất ủy thác mà nhà sản xuất xác nhận sẽ nhận yêu cầu, thiết kế từ người đặt hàng]. Như vậy sản phẩm bao bì , tiêu chuẩn, chất lượng như thế nào là do bên đặt sản xuất đưa ra yêu cầu cho bên sản xuất. Không phải là tiêu chuẩn của nhà máy, đơn vị sản xuất.

Nếu doanh nghiệp đặt hàng là đơn vị uy tín, có tâm và có phòng R&D độc lập, nghiên cứu sản xuất sản phẩm với chiến lược dài hạn thì bạn có thể có đôi chút yên tâm. Tuy nhiên nếu đơn vị đặt hàng là đơn vị đặt hàng theo “Trend”, theo nhu cầu nóng của thị trường không nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn chất lượng, không có kiểm nghiệm thực tế trước khi sản xuất, hàng hóa không có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng được công bố bởi bên thứ 3, nhanh chóng đăng ký thương hiệu, thậm chí không đăng ký thương hiệu dập mác sản phẩm và nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường đón sóng… thì rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Đặc biệt các sản phẩm cần độ an toàn cao như Pin, sạc, vật liệu công trình, thực phẩm,….

Có nên mua hàng OEM không?

Có nên mua hàng OEM không? Như đã nói ở trên, hàng OEM được sản xuất từ các đơn vị sản xuất khác nhưng không có thương hiệu mà chỉ gắn mác OEM. Chất lượng của hàng OEM được quyết định bởi năng lực sản xuất của bên nhà máy nhận hợp đồng OEM, và năng lực kiểm soát chất lượng của bên đặt hàng. Chất lượng có thể đạt tới 9/10. Vì thế, giá thành của sản phẩm OEM cũng sẽ thấp hơn so với thương hiệu chủ động sản xuất. Như vậy, khi mua hàng OEM các bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng, chất lượng sản phẩm có thể bị thay đổi do giá thành thấp, không theo tiêu chuẩn hàng có thương hiệu của nhà máy/ của hãng sản xuất nên khi xảy ra vấn đề gì thì bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ nào từ đơn vị sản xuất. Hơn thế nữa bên đặt sản xuất OEM khó có thể kiểm soát kỹ được chất lượng sản phẩm, và bên sản xuất cũng bỏ qua nhiều công đoạn kiểm soát chất lượng thương hiệu bởi đó không phải sản phẩm, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn do họ thiết kế ra. Cho nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ khi mua hàng OEM.

Lưu ý khi mua hàng OEM

Khi muốn mua một mặt hàng OEM, bạn nên trang bị kiến thức về loại mặt hàng này vì ở Việt Nam ranh giới giữa hàng OEM và hàng FAKE rất mong manh. Vì thế, các bạn có thể bị người bán lừa. Để tránh việc mua nhầm hàng FAKE thì các bạn có thể tìm mua những mặt hàng ở những nơi uy tín như siêu thị, cửa hàng lớn,... và hãy kiểm tra hàng kĩ thông số kỹ thuật, kiểm tra các review thực tế uy tín và cảm nhận trước khi mua không nên dễ dãi.

Một số hãng rất thành công với chiến lược hàng OEM như: Prolink, KBVision, Anker, Remax, Baseus, … các hãng này có độ nhạy thị trường rất cao, tuy không có nhà máy trực tiếp sản xuất sản phẩm, hàng hóa đa phần đặt sản xuất tại các nhà máy, xưởng tại Trung quốc đặt sản phẩm theo nhu cầu, thông số, và giá sản phẩm được định giá dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh và phân khúc.

Hàng OEM cũng có nhiều thương hiệu rất tốt do họ có tiêu chuẩn sản phẩm riêng, không đi theo con đường giá rẻ và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm của riêng họ. Tuy nhiên khách hàng khi mua hàng cũng lưu ý có nhiều thương hiệu đánh vào tâm lý của người tiêu dùng thích hàng ngoại như hàng Nhật, hàng Mỹ, Hàng Đức,… nên họ hay đề xuất ra các quảng cáo là hàng Nhật, Hàng Mỹ,… nhưng thực ra không phải. Xem xuất xứ hàng hóa đa phần đều là hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Thậm chí nếu tra cứu thông tin thương hiệu cũng có thể phát hiện ra là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các thương nhân, công ty lợi dụng, đánh vào tâm lý người dùng mà đưa ra các quảng cáo sai lệnh.

Dấu hiệu nhận biết hàng OEM

Nếu như đã đặt hàng online về thì nhìn mác OEM là có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên nếu bạn không tin dùng hàng OEM và muốn cần đánh giá trước khi mua thì có thể tham khảo những kinh nghiệm mua hàng sau đây.

Dấu hiệu nhận biết của các doanh nghiệp cộng tác OEM là dồn nguồn lực vào truyền thông online và hạn chế giao tiếp offline với khách hàng. Họ chọn con đường truyền thông thương hiệu bắt tai, thiết kế website hoàn toàn là ngôn ngữ nước ngoài, trên web không có trụ sở, có thể không có email, không có giao tiếp trực tuyến. Giao tiếp vật lý với khách hàng cũng hạn chế, không có văn phòng đại diện [kể cả văn phòng ảo cũng không được sử dụng]. Hàng hóa thực chất được OEM tại Trung Quốc [Tất cả các hàng nhập khẩu chính thức đều phải có tem xuất xứ rõ ràng ] chỉ cần xem tem này quý khách hàng dễ dàng đọc và nhận dạng ra được hơi hướng của việc đánh lừa cảm giác của người tiêu dùng. Và quý khách hàng sẽ rõ được nguồn gốc thực sự của hàng.

Trang web tra cứu thương hiệu quốc tế: wipo.int. Trang web tra cứu thương hiệu Việt Nam: //wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?4&query=*:*

Hàng dập mác là gì?

Đây là một cách gọi tiêu cực của hàng OEM, thể hiện một dạng hình thức bên mua, thường là các nhà buôn, các công ty nhỏ đặt các xưởng, nhà máy nhỏ sản xuất theo yêu cầu. Các hàng hóa này thường là các phôi, hàng hóa được các xưởng, nhà máy nhỏ sản xuất sẵn theo nhiều cấp độ chất lượng với các mức giá thành khác nhau, đa phần là tầm thấp và rất thấp. Bên mua đặt thương hiệu gì, yêu cầu in ấn như thế nào là họ chỉ cần dập nhãn mác thông số lên.

Cách làm này rất nhanh, không mất quá nhiều thời gian nghiên cứu sản xuất , không bị áp lực tồn kho, giảm thiểu rủi ro tồn vốn cho các nhà buôn, các công ty. Đây là cách làm đang gây rất nhiều tổn thất cho người dùng. Nhất là khi thị trường mạng thật giả lẫn lộn thông tin, người tiêu dùng dễ bị thuyết phục bởi các hình ảnh đẹp và mức giá khuyến mại tưởng là hấp dẫn.

Nhược điểm: Cách làm này cũng rất nguy hiểm cho bên đặt hàng. Nhiều nhà buôn phải phá sản do chất lượng hàng hóa đột ngột kém đi. Một phần do yêu cầu của bên đặt hàng ngày càng giảm chất lượng để tăng lợi nhuận, một phần do bên sản xuất không kiểm soát kỹ chất lượng bởi đây không phải là sản phẩm theo tiêu chuẩn riêng của họ. Việc chạy đua theo giá giảm chất lượng là nguyên nhân lớn dẫn đến các tai nạn thương tâm xảy ra đặc biệt là với các sản phẩm dễ cháy nổ như pin, sạc, thực phẩm,.…

Hàng gia công là gì ?

Vậy hàng gia công là gì? Gia công tiếng anh là machining. Gia công là một quá trình mà doanh nghiệp hay chủ thể, đơn vị nào đó được thuê để bỏ nhiều công sức làm công ăn lương. Cần phải sáng tạo để làm tốt làm mọi thứ được tối ưu hơn, đẹp hơn so với hàng hóa bạn đầu. Hình thức gia công này thường gặp với các hàng hóa nghệ thuật, những hàng hóa gia dụng, hàng hóa đời sống hàng ngày. Gia công cho hàng hóa đẹp hơn, mang tính nghệ thuật.

Đối với những hàng hóa kim loại, gia công các yếu tố máy… gia công là làm thay đổi hình dạng, trạng thái và tính chất của hàng hóa, vật thể trong quá trình tạo ra hàng hóa. Gia công cũng có hình thức là một bên nhận nguyên vật liệu của một bên và tạo ra những hàng hóa theo yêu cầu sẵn có. Phổ biến là các mặt hàng công nghiệp như gia công quần áo, may mặc, gia công giày dép thường được sản xuất bằng nhiều hình thức. Gia công nhiều khả năng hiểu theo một phương pháp đơn thuần là thể loại mà cá nhân nhận gia công thực hiện 1 quá trình hoặc cả quá trình sản xuất ra hàng hóa và nhận tiền công.

Gia công được hiểu là việc bỏ sức để làm ra một sản phẩm mới hay thực hiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất trên cơ sở nguyên phụ liệu hay các bán thành phẩm để tạo ra một sản phẩm nào đó.

Tại Việt Nam đa số các doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài ngược lại hoàn toàn so với việc OEM, hàng dập mác, hàng nhập khẩu chính hãng.

Các ngành nghề được các doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công nhiều nổi tiếng thế giới có thể kể đến là: Giày dép, Quần áo, Phần mềm, … Tại Việt Nam cũng có một số hình thức sản xuất, gia công trá hình đó là toàn bộ các linh kiện, vật liệu đều được nhập khẩu và tại Việt Nam chỉ là khâu lắp ráp với máy móc và nhân lực thô sơ. Tỷ lệ nội địa hóa rất thấp đây cũng là một vấn nạn lớn khi hàng hóa được thay đổi xuất xứ để qua mắt chiếm cảm tình, lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt Nam.

Hàng chính hãng nhập khẩu truyền thống?

Hàng chính hãng nhập khẩu truyền thống là sự lựa chọn an tâm nhất cho khách hàng. Hiện nay trên thị trường tràn ngập những sản phẩm với nhiều nguồn gốc khác nhau đặc biệt là các sản phẩm điện tử như Chuột và bàn phím máy vi tính, tai nghe, sạc dự phòng, sạc điện thoại, cáp điện thoại, pin iPhone, Pin Samsung... với nhiều nguồn gốc khác nhau làm cho bạn đau đầu khi muốn lựa chọn một sản phẩm chất lượng được bán đúng giá. Lướt sơ qua một vài trang web, sàn thương mại điện tử, bạn thấy cùng một chủng loại hàng, thậm chí là cùng tên, nhưng lại có rất nhiều giá, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng như thế?

  • Thứ nhất: Do chiến lược kinh doanh. Chẳng hạn cùng một mặt hàng , nhưng với chiến thuật kinh doanh khác nhau mà các đại lý sẽ bán với giá khác nhau người thì muốn tăng lợi nhuận cho kênh phân phối. Có bên thì muốn mua tận gốc bán tận ngọn không có khả năng tự làm tự chịu, điều này đã góp phần làm giá cả có sự dao động nhẹ và thị trường cạnh tranh sôi động hơn. Điều này cũng có thể hiểu được do tiền thuê mặt bằng khác nhau, tiền vận chuyển, quy mô nhân sự và dịch vụ đi kèm .v.v.
  • Thứ hai: Đó là sự khác nhau giữa hàng chính hãng so với hàng gian lận thương mại, hàng dập mác, hàng nhái, hàng giả. Mấu chốt sự khác biệt ày làm cho giá cả có sự chênh lệch rất lớn lớn. Thậm chí tinh vi hơn là hàng được gọi là nội địa được pha với hàng giả.

Hàng chính hãng là hàng được bán thông qua các nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Các nhà phân phối này được Hãng sản xuất ủy quyền và cho phép bán các loại thiết bị đó tại thị trường Việt Nam. Các đơn vị được ủy quyền thường là các đơn vị uy tín, có năng lực kinh nghiệm tại nước sở tại. Các thiết bị được bán bởi các đại lý chính thức thông qua nhà phân phối chính thức của Hãng sản xuất luôn luôn trong tình trạng mới 100%, có nguồn gốc xuất xứ từ chính nhà máy sản xuất của Hãng và được Hãng sản xuất và nhà phân phối chính thức đảm bảo về chất lượng và dịch vụ hỗ trợ sau bán. Các thiết bị và phụ kiện đi kèm được cả Nhà Sản xuất và Nhà phân phối chính thức kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy trình nghiêm ngặt trước khi được xuất bán tới người dùng thông qua các đại lý chính thức. Theo đó hàng hóa theo kênh phân phối chính thức sẽ nhận được các dịch vụ trên toàn quốc, thậm trí toàn cầu và được bảo trợ bởi hãng thường là các thương hiệu, các tập đoàn lớn.

Cách nhận biết sản phẩm chính hãng:

Tất cả các sản phẩm chính hãng đều sẽ có tem nhận dạng, tem xuất xứ, tem chứng thực, tem chống giả,.. thậm chí cả phiếu bảo hành thẻ với các sản phẩm cao cấp. Sản phẩm có Serial hoặc QR Code chống giả trên toàn cầu và thậm trí các thương hiệu mạnh còn có cả hệ thống nhận dạng chống hàng giả, hàng gian lận thương mại ngay tại Việt Nam.

Các đơn vị phân phối hàng chính hãng cũng sẽ tỏ ra quyết liệt trong việc bảo vệ người dùng bằng việc truyền thông và định hướng người dùng kiến thức phân biệt sản phẩm mà họ phân phối.

Chính sách bảo hành của các sản phẩm chính hãng:

Đối với các thiết bị, sản phẩm chính hãng, khi xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng [Thuộc lỗi do nhà sản xuất], thì các hàng hóa này sẽ được xử lý rất nhanh bởi đại diện phân phối của hãng. Với các hàng hóa giá trị cao thường là phải thông qua quy trình đặt vật liệu để sửa chữa hoặc đợi thẩm định để đổi máy mới. Với các sản phẩm thông dụng thường sẽ được đổi ngay bởi sản phẩm mới hoặc sản phẩm có tính năng ưu việt hơn, nếu sản phẩm bảo hành không có sẵn tồn kho.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại hàng hóa được sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam để người dùng có thể có những nhận định hàng hóa chính xác hơn, cẩn thận hơn, lựa chọn được đúng hàng hóa, đúng sản phẩm, đúng giá trị.

Hàng chính hãng trong tiếng Anh là gì?

Hàng chính hãng, thường được gọi là “auth” hay “authentic”, đại diện cho những sản phẩm được chế tạo trực tiếp từ các nhà sản xuất danh tiếng và có quyền sở hữu thương hiệu.

Authentic là hãng gì?

» Hàng Auth: Được chứng nhận là hàng chính hãng, chắc chắn sẽ có thiết kế tỉ mỉ và mang đặc trưng của thương hiệu. Chất lượng cao và đi kèm với giấy tờ sáng chế, bản quyền, và các chính sách bảo hành tùy theo thương hiệu. » Hàng Like Auth: Đạt mức độ 99% về chất lượng và kiểu dáng so với hàng thật.

Hàng chuẩn tiếng Anh là gì?

Hàng Authentic là gì? Được dịch ra có nghĩa là “Xác thực” ,”Chính xác” nghĩa là mục đích để thể hiện tính chất lượng chuẩn gốc của một sản phẩm.

Hàng thật trong tiếng Anh là gì?

- Hàng thật [authentic goods] là thật và chính hãng được bán bởi chủ sở hữu thương hiệu, nhà phân phối hoặc các bên được ủy quyền khác. - Hàng giả [counterfeit goods] là hàng nhái của các sản phẩm chính hãng, đích thực được sản xuất mà không có sự cho phép của chủ sở hữu thương hiệu.

Chủ Đề