Công thức tổng quát tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp

Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021
Luyện Tập 247
  • Trang chủ
  • Blog
  • Lý thuyết
    • Lớp 12
  • Hỏi đáp
    • Lớp 11
    • Lớp 10
    • Lớp 8
  • Tổng ôn tập
    • Lớp 12
    • Lớp 11
    • Lớp 10
    • Lớp 9
    • Lớp 8
    • Lớp 7
    • Lớp 6
Site Search
Toggle Mobile Menu
  1. Trang chủ
  2. Lớp 12
  3. Toán
  4. Bài toán mặt cầu của hình chóp có các cạnh bên bằng nhau

Bài toán mặt cầu của hình chóp có các cạnh bên bằng nhau

Bài toán mặt cầu của hình chóp có các cạnh bên bằng nhau

Phương pháp giải bài toán mặt cầu của hình chóp

Xét khối chóp $S.ABC$ có $SA=SB=SC.$ Xác định tâm và tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp $S.ABC$ [Hình chóp đều là một trường hợp đặc biệt của dạng toán này].

Dựng tâm.GọiOlà tâm đường tròn ngoại tiếp tam giácABCthì ta có $SO\bot \left[ ABC \right].$ Trong mặt phẳng $\left[ SAO \right]$ dựng đường trung trực củaSAcắtSOtạiIthìIlà tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp $S.ABC$.

Tính bán kính $R$ của mặt cầu.

GọiElà trung điểm củaAB.

Hai tam giác vuông SOAvàSEIđồng dạng.

Suy ra $\frac{SO}{SE}=\frac{SA}{SI}\Leftrightarrow R=SI=\frac{SE.SA}{SO}=\frac{S{{A}^{2}}}{2SO}.$

Vậy $R=\frac{S{{A}^{2}}}{2SH}.$

Tổng quát:Cho khối chóp $S.{{A}_{1}}{{A}_{2}}...{{A}_{n}}$ có $S.{{A}_{1}}=S{{A}_{2}}...S{{A}_{n}}=\ell $ và có chiều cao $SO=h$ thì bán kính mặt cầu ngoại tiếpRcủa khối chóp $S.{{A}_{1}}{{A}_{2}}...{{A}_{n}}$ được tính theo công thức: $R=\frac{{{\ell }^{2}}}{2SO}=\frac{{{\ell }^{2}}}{2h}.$

Bài tập trắc nghiệm của mặt cầu của hình chóp có đáp án chi tiết

Ví dụ 1:Thể tích khối cầu ngoại tiếp hình chóp tam giác đều $S.ABC$ có $AB=a,SA=a\sqrt{2}$ bằng

A.$\frac{4\sqrt{5}\pi {{a}^{3}}}{75}.$B.$\frac{4\sqrt{15}\pi {{a}^{3}}}{25}.$C.$\frac{4\sqrt{3}\pi {{a}^{3}}}{25}.$D.$\frac{4\sqrt{3}\pi {{a}^{3}}}{75}.$

Lời giải

Gọi Olà tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC\xrightarrow{{}}SO\bot \left[ ABC \right]$

GọiMlà trung điểm của $BC\Rightarrow OA=\frac{2}{3}AM=\frac{2}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{a\sqrt{3}}{3}$

Tam giácSAOvuông tại $O\Rightarrow SO=\sqrt{S{{A}^{2}}-O{{A}^{2}}}=\frac{a\sqrt{15}}{3}$

Vậy $SA=a\sqrt{2};SO=\frac{a\sqrt{15}}{3}\xrightarrow{{}}R=\frac{a\sqrt{15}}{5}\Rightarrow V=\frac{4\sqrt{15}\pi {{a}^{3}}}{25}.$

Chọn B.

Mở rộng với bài toán hình chóp tam giác đều.Cho hình chóp tam giác đều $S.ABC$ có cạnh đáy bằng a, với giả thiết

Cạnh bên $SA=b$ thì $R=\frac{\sqrt{3}.{{b}^{2}}}{2\sqrt{3{{b}^{2}}-{{a}^{2}}}}.$

Cạnh bên SA hợp với đáy một góc $\alpha $ thì $R=\frac{\sqrt{3}}{3.\sin 2\alpha }a.$

Mặt bên tạo với mặt đáy một góc $\beta $ thì $R=\frac{\sqrt{3}\left[ 4+{{\tan }^{2}}\beta\right]}{12\tan \beta }a.$

Góc $\widehat{SAB}=\varphi $ thì $R=\frac{\sqrt{3}.a}{4\sqrt{-\cos \varphi .\cos 3\varphi }}.$

Góc $\widehat{ASB}=\gamma $ thì $R=\frac{\sqrt{3}.a}{4\sqrt{\sin \frac{\gamma }{2}.\sin \frac{3\gamma }{2}}}.$

Ví dụ 2:Cho hình chóp $S.ABC$ có đáyABClà tam giác vuông cân tại $A,AB=a\sqrt{2}.$ Các cạnh bên $SA=SB=SC.$ Góc giữa đường thẳngSAvà mặt phẳng \[\left[ ABC \right]\] bằng ${{45}^{0}}.$ Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABC$ bằng

A.$\frac{a\sqrt{2}}{4}.$B.$\frac{a}{2}.$C.$\frac{a\sqrt{2}}{2}.$D.$a.$

Lời giải

GọiOlà trung điểm $BC\Rightarrow O$là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$

\[\Rightarrow SO\bot \left[ ABC \right]\Rightarrow \left[ \widehat{SA;\left[ ABC \right]} \right]=\widehat{\left[ SA;OA \right]}=\widehat{SAO}={{45}^{0}}\]

Tam giácABCvuông cân tại $A\xrightarrow{{}}BC=AB\sqrt{2}=2a$

Tam giácSAOvuông cân tại $O\xrightarrow{{}}SO=OA=\frac{BC}{2}=a$

Vậy $SO=a;SA=OA\sqrt{2}=a\sqrt{2}\xrightarrow{{}}R=a.$

Chọn D.

Ví dụ 3:Cho hình chóp đều $S.ABC$ có cạnh đáy bằng 1, khoảng cách từ điểmAđến mặt phẳng $\left[ SBC \right]$ bằng $\frac{\sqrt{6}}{4}$. Diện tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diệnABCDbằng

A.$\frac{25\pi }{12}.$B.$\frac{25\pi }{24}.$C.$\frac{5\pi }{12}.$D.$\frac{5\pi }{24}.$

Lời giải

Gọi Olà tâm tam giác $ABC,M$ là trung điểmBC

\[\Rightarrow SO\bot \left[ ABC \right];OA=\frac{2}{3}AM=\frac{2}{3}.\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{\sqrt{3}}{3};OM=\frac{1}{2}OA=\frac{\sqrt{3}}{6}\]

Kẻ $OH\bot SM\left[ H\in SM \right]\xrightarrow{{}}OH\bot \left[ SBC \right]$

Ta có $d\left[ A;\left[ ABC \right] \right]=3.OH\Rightarrow OH=\frac{\sqrt{6}}{4}:3=\frac{\sqrt{6}}{12}$

Tam giácSMOvuông tạiMcó $\frac{1}{O{{H}^{2}}}=\frac{1}{S{{O}^{2}}}+\frac{1}{O{{M}^{2}}}\Rightarrow SO=\frac{\sqrt{3}}{6}$

Vậy \[SO=\frac{\sqrt{3}}{6};SA=\sqrt{S{{O}^{2}}+O{{A}^{2}}}=\frac{\sqrt{15}}{6}\xrightarrow{{}}R=\frac{5\sqrt{3}}{12}\]

Diện tích mặt cầu cần tính là $S=4\pi {{R}^{2}}=\frac{25\pi }{12}.$Chọn A.

Ví dụ 4:Cho ba tia $Sx,Sy,Sz$ không đồng phẳng và $\widehat{xSy}={{120}^{0}};\widehat{ySz}={{60}^{0}};\widehat{zSx}={{90}^{0}}.$ Trên các tia $Sx,Sy,Sz$ lấy lần lượt các điểm $A,B,C$ sao cho $SA=SB=SC=a.$ Tính bán kính $R$ của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện

A.$R=\frac{a}{2}.$B.$R=a.$C.$R=a\sqrt{2}.$D.$R=a\sqrt{3}.$

Lời giải

Tam giácSABcó $Ab=\sqrt{S{{A}^{2}}+S{{B}^{2}}-2SA.SB.\cos \widehat{ASB}}=a\sqrt{3}$

Tam giácSACvuông cân tại $S\xrightarrow{{}}AC=SA\sqrt{2}=a\sqrt{2}$

Suy ra $A{{C}^{2}}+B{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}\xrightarrow{{}}\Delta ABC$ vuông tạiC

GọiOlà trung điểm của $AB\xrightarrow{{}}SO\bot \left[ ABC \right]$

Tam giácSAOvuông tại $O\Rightarrow SO=\sqrt{S{{A}^{2}}-O{{A}^{2}}}=\frac{a}{2}$

Vậy $SO=\frac{a}{2};SA=a\xrightarrow{{}}R=\frac{S{{A}^{2}}}{2SO}=a.$Chọn B.

Ví dụ 5:Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ có cạnh đáy bằnga,cạnh bên hợp với mặt đáy một góc ${{60}^{0}}.$ Thể tích của khối cầu ngoại tiếp khối chóp $S.ABCD$ là

A.$\frac{4\pi {{a}^{3}}}{3}.$B.$\frac{2\pi {{a}^{3}}\sqrt{6}}{9}.$C.$\frac{8\pi {{a}^{3}}\sqrt{6}}{9}.$D.$\frac{8\pi {{a}^{3}}\sqrt{6}}{27}.$

Lời giải

GọiOlà tâm hình vuông $ABCD\xrightarrow{{}}SO\bot \left[ ABCD \right]$.

Do đó $\widehat{SB;\left[ ABCD \right]}=\widehat{\left[ SB;OB \right]}=\widehat{SBO}={{60}^{0}}.$

Tam giácSBOvuông tạiO, có \[\left\{ \begin{matrix}SB=\frac{OB}{\cos \widehat{SBO}}\text{}\\SO=OB.\tan \widehat{SBO}\\\end{matrix} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{matrix}SB=a\sqrt{2}\text{ }\\SO=\frac{a\sqrt{6}}{2}\\\end{matrix} \right..\]

Suy ra bán kính mặt cầu cần tính là $R=\frac{S{{B}^{2}}}{2SO}={{\left[ a\sqrt{2} \right]}^{2}}:\left[ 2.\frac{a\sqrt{6}}{3} \right]=\frac{a\sqrt{6}}{3}.$

Vậy diện tích khối cầu cần tính là $V=\frac{4}{3}\pi {{R}^{3}}=\frac{4}{3}\pi .{{\left[ \frac{a\sqrt{6}}{3} \right]}^{2}}=\frac{8\pi {{a}^{3}}\sqrt{6}}{27}.$Chọn D.

Ví dụ 6:Cho hình chóp $S.ABCD$ có $AC=2a,$ mặt bên $\left[ SBC \right]$ tạo với mặt đáy $\left[ ABCD \right]$ một góc ${{45}^{0}}.$ Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABCD$bằng

A.\[\frac{\sqrt{2}}{4}a.\]B.\[\frac{a}{2}.\]C.\[\frac{3\sqrt{2}}{4}a.\]D.$\frac{a}{4}.$

Lời giải

Gọi Mlà trung điểm $BC\Rightarrow OM\bot BC\Rightarrow BC\bot \left[ SMO \right]$.

Do đó $\widehat{\left[ SBC \right];\left[ ABCD \right]}=\widehat{\left[ SM;MO \right]}=\widehat{SMO}={{45}^{0}}.$

VìABCDlà hình vuông có $AC=2a\xrightarrow{{}}AB=a\sqrt{2}$

Tam giácSMOvuông cân tại $O\Rightarrow SO=OM=\frac{a\sqrt{2}}{2}$

Tam giácSAOvuông tại $O\Rightarrow SA=\sqrt{S{{O}^{2}}+O{{A}^{2}}}=\frac{a\sqrt{6}}{2}$

Vậy $SA=\frac{a\sqrt{6}}{2};SO=\frac{a\sqrt{2}}{2}\xrightarrow{{}}R=\frac{3\sqrt{2}}{4}a.$Chọn C.

Ví dụ 7:Cho hình chóp đều $S.ABCD$ có cạnh đáy bằng2a,khoảng cách giữa hai đường thẳngSBvàADbằng $\sqrt{3}a.$ Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABCD$bằng

A.$R=\frac{5\sqrt{6}}{12}a.$B.$R=\frac{5\sqrt{3}}{3}a.$C.$R=\frac{5\sqrt{3}}{12}a.$D.$R=\frac{5\sqrt{6}}{3}a.$

Lời giải

Ta có $AD//BC\Rightarrow AD//\left[ SBC \right]\Rightarrow d\left[ SB;AD \right]=d\left[ A;\left[ SBC \right] \right]$

GọiOlà tâm hình vuông $ABCD\xrightarrow{{}}SO\bot \left[ ABCD \right]$.

GọiMlà trung điểm $BC;$ kẻ $OH\bot SM\left[ H\in SM \right]$

$\Rightarrow OH\bot \left[ SBC \right]\Rightarrow d\left[ A;\left[ SBC \right] \right]=2.OH\Rightarrow OH=\frac{a\sqrt{3}}{2}$

Tam giácSMOvuông, có $\frac{1}{O{{H}^{2}}}=\frac{1}{S{{O}^{2}}}+\frac{1}{O{{M}^{2}}}\Rightarrow SO=a\sqrt{3}$

Vậy $SO=a\sqrt{3};SA=\sqrt{S{{O}^{2}}+O{{A}^{2}}}=a\sqrt{5}\xrightarrow[{}]{}R=R=\frac{5\sqrt{6}}{3}a.$

Chọn D.

Ví dụ 8:Trong tất cả các hình chóp tứ giác đều nội tiếp mặt cầu có bán kính bằng 9, tính thể tíchVcủa khối chóp có thể tích lớn nhất

A.$V=144.$B.$V=576.$C.$V=576\sqrt{2}.$D.$V=144\sqrt{6}.$

Lời giải

Xét mặt cầu $\left[ S \right]$ ngoại tiếp hình chóp $S.ABCD$

GọiOlà tâm hình vuông $ABCD\xrightarrow{{}}SO\bot \left[ ABCD \right]$

Bán kính mặt cầu $\left[ S \right]$ là $R=\frac{S{{A}^{2}}}{2h}\Leftrightarrow S{{A}^{2}}=18h\text{[*]}$

Đặt $AB=x\xrightarrow{{}}{{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.SO.{{S}_{ABCD}}=\frac{h.{{x}^{2}}}{3}$

Tam giácSAOvuông tại $O\Rightarrow S{{A}^{2}}=S{{O}^{2}}+O{{A}^{2}}={{h}^{2}}+\frac{{{x}^{2}}}{2}$

Thay vào [*], ta được ${{h}^{2}}+\frac{{{x}^{2}}}{2}=18h\xrightarrow{{}}{{x}^{2}}=36h-2{{h}^{2}}$

Do đó $V=\frac{h}{3}.\left[ 36h-2{{h}^{2}} \right]=12{{h}^{2}}-\frac{2}{3}{{h}^{3}}\xrightarrow{casio}{{V}_{\max }}=576.$Chọn B.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Lý thuyết Toán Lớp 12

CHUYÊN ĐỀ 1: HÀM SỐ

  • A.1. TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ
    • A.2. CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ
      • A.3. GTLN VÀ GTNN CỦA HÀM SỐ
        • A.4. TIỆM CẬN CỦA ĐỒ THỊ HÀM SỐ
          • A.5. NHẬN DIỆN ĐỒ THỊ HÀM SỐ
            • A.6. BÀI TOÁN BIỆN LUẬN SỐ NGHIỆM PHƯƠNG TRÌNH BẰNG ĐỒ THỊ
              • A.7. BÀI TOÁN TƯƠNG GIAO CỦA HAI ĐỒ THỊ HÀM SỐ
                • A.8. BÀI TOÁN TIẾP TUYẾN
                  • A.9. BÀI TOÁN TÌM ĐIỂM TRÊN ĐỒ THỊ HÀM SỐ

                    CHUYÊN ĐỀ 2: LOGARIT

                    • B.1. CÔNG THỨC LŨY THỪA
                      • B.2. CÔNG THỨC LOGARITH
                        • B.3. HÀM SỐ LŨY THỪA MŨ VÀ LOGARITH
                          • B.4. PHƯƠNG TRÌNH MŨ
                            • B.5. PHƯƠNG TRÌNH LOGA
                              • B.6. BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ
                                • B.7. BẤT PHƯƠNG TRÌNH LOGARITH
                                  • B.8. BÀI TOÁN VỀ LÃI SUẤT TĂNG TRƯỞNG
                                    • B.9. BÀI TOÁN VỀ MIN-MAX LOGA

                                      CHUYÊN ĐỀ 3: TÍCH PHÂN

                                      • C.1. MỞ ĐẦU VỀ NGUYÊN HÀM
                                        • C.2. PHƯƠNG PHÁP VI PHÂN TÌM NGUYÊN HÀM
                                          • C.3. PHƯƠNG PHÁP ĐỔI BIẾN SỐ TÌM NGUYÊN HÀM
                                            • C.4. PHƯƠNG PHÁP TỪNG PHẦN TÌM NGUYÊN HÀM
                                              • C.5. NGUYÊN HÀM CỦA HÀM PHÂN THỨC HỮU TỈ
                                                • C.6. NGUYÊN HÀM CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC
                                                  • C.7. CÁC CÔNG THỨC CƠ BẢN VỀ TÍCH PHÂN
                                                    • C.8. PHƯƠNG PHÁP ĐỔI BIẾN SỐ TÍNH TÍCH PHÂN
                                                      • C.9. PHƯƠNG PHÁP TỪNG PHẦN TÍNH TÍCH PHÂN
                                                        • C.10. TÍCH PHÂN HÀM HỮU TỈ VÀ LƯỢNG GIÁC
                                                          • C.11. MỘT SỐ DẠNG TÍCH PHÂN ĐẶC BIỆT VÀ NÂNG CAO
                                                            • C.12. ỨNG DỤNG CỦA TÍCH PHÂN TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH PHẲNG
                                                              • C.13. ỨNG DỤNG CỦA TÍCH PHÂN TÍNH THỂ TÍCH KHỐI TRÒN XOAY
                                                                • C.14. MỘT SỐ BÀI TOÁN CHỌN LỌC VÀ NÂNG CAO VỀ TÍCH PHÂN
                                                                  • C.15. MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHÁC CỦA TÍCH PHÂN

                                                                    CHUYÊN ĐỀ 4: SỐ PHỨC

                                                                    • D.1. CÁCH TÍNH TOÁN CƠ BẢN VỚI SỐ PHỨC
                                                                      • D.2. PHƯƠNG TRÌNH PHỨC
                                                                        • D.3. QUỸ TÍCH PHỨC
                                                                          • D.4. CỰC TRỊ SỐ PHỨC [NÂNG CAO]

                                                                            CHUYÊN ĐỀ 5: HÌNH HỌC KHÔNG GIAN

                                                                            • E.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
                                                                              • E.2. QUAN HỆ SONG SONG
                                                                                • E.3. QUAN HỆ VUÔNG GÓC
                                                                                  • E.4. VECTO TRONG KHÔNG GIAN
                                                                                    • E.5. BÀI TOÁN VỀ GÓC
                                                                                      • E.6. BÀI TOÁN VỀ KHOẢNG CÁCH
                                                                                        • E.7. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP
                                                                                          • E.8. TỈ SỐ THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
                                                                                            • E.9. MẶT CẦU HÌNH CẦU KHỐI CẦU
                                                                                              • E.10. MẶT TRỤ HÌNH TRỤ KHỐI TRỤ
                                                                                                • E.11. MẶT NÓN HÌNH NÓN KHỐI NÓN
                                                                                                  • E.12. BÀI TOÁN CỰC TRỊ HÌNH KHÔNG GIAN
                                                                                                    • E.13. BÀI TOÁN THỰC TẾ HÌNH KHÔNG GIAN

                                                                                                      CHUYÊN ĐỀ 6: HÌNH HỌC TỌA ĐỘ

                                                                                                      • F.1. TỌA ĐỘ ĐIỂM VECTOR
                                                                                                        • F.2. TÍCH CÓ HƯỚNG CỦA HAI VECTOR
                                                                                                          • F.3. PT MẶT PHẲNG ĐƯỜNG THẲNG MẶT CẦU
                                                                                                            • F.4. BÀI TOÁN VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI GÓC KHOẢNG CÁCH
                                                                                                              • F.5. CÁC DẠNG VIẾT PT MẶT PHẲNG
                                                                                                                • F.6. CÁC DẠNG VIẾT PT ĐƯỜNG THẲNG
                                                                                                                  • F.7. BÀI TOÁN VỀ PHƯƠNG TRÌNH MẶT CẦU
                                                                                                                    • F.8. BÀI TOÁN TÌM ĐIỂM TRONG TỌA ĐỘ KHÔNG GIAN
                                                                                                                      • F.9. BÀI TOÁN VỀ CỰC TRỊ TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN
                                                                                                                        LuyenTap247.com

                                                                                                                        Học mọi lúc mọi nơi với Luyện Tập 247

                                                                                                                        © 2021 All Rights Reserved.

                                                                                                                        Tổng ôn Lý Thuyết
                                                                                                                        • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 12
                                                                                                                        • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 11
                                                                                                                        • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 10
                                                                                                                        • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 9
                                                                                                                        Câu hỏi ôn tập
                                                                                                                        • Luyện thi đại học môn toán
                                                                                                                        • Luyện thi đại học môn văn
                                                                                                                        • Luyện thi vào lớp 10 môn toán
                                                                                                                        • Lớp 11
                                                                                                                        Luyện Tập 247 Back to Top

                                                                                                                        Video liên quan

                                                                                                                        Chủ Đề