Công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý rác

  • Công trình hạ tầng kỹ thuật được quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, cụ thể:

    1. Công trình cấp nước: Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch; trạm bơm (nước thô, nước sạch hoặc tăng áp); bể chứa nước sạch; tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch).

    2. Công trình thoát nước: Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến cống thoát nước thải; hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn.

    3. Công trình xử lý chất thải rắn:

    a) Công trình xử lý chất thải rắn thông thường: trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử lý/khu xử lý; cơ sở xử lý chất thải rắn;

    b) Công trình xử lý chất thải nguy hại.

    4. Công trình chiếu sáng công cộng: mạng lưới điện chiếu sáng, cột đèn.

    5. Công trình khác:

    a) Công trình thông tin, truyền thông: Cột thông tin, công trình thu phát sóng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông (cáp chôn trực tiếp dưới lòng đất, cáp trong cống bể, cáp dưới đáy biển, cáp dưới đáy sông, cáp treo); công trình xây dựng lắp đặt cột bê tông (loại cột như trên) để treo các loại cáp thông tin;

    b) Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;

    c) Công viên, cây xanh;

    d) Bãi đỗ ô tô, xe máy: bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nổi;

    đ) Cống, bể kỹ thuật, hào và tuy nen kỹ thuật.

    Trên đây là tư vấn về công trình hạ tầng kỹ thuật. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

    Chúc sức khỏe và thành công!

  • Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng, ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác... Ở Việt Nam, chúng còn có tên gọi thông dụng là cơ sở hạ tầng hoặc tên gọi dân dã là điện, đường, trường, trạm. Các công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc của tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công. Ví dụ về các công trình hạ tầng kĩ thuật:

    • Hệ thống điện chiếu sáng và sinh hoạt
    • Hệ thống lọc và phân phối nước sinh hoạt
    • Hệ thống xử lý nước thải
    • Hệ thống xử lý rác thải
    • Hệ thống phân phối khí đốt
    • Giao thông công cộng
    • Các hệ thống truyền thông, chẳng hạn truyền hình cáp và điện thoại
    • Hệ thống đường sá, bao gồm cả đường thu phí

    Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

    Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì, và đâu là cách phân loại, phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật theo đúng các thông tư, quy định của pháp luật?

    Nếu như bạn đang thắc mắc định nghĩa của các công trình hạ tầng kỹ thuật là gì và đâu là cách phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật theo đúng những thông tư mới nhất của Bộ Xây Dựng thì bài viết dưới đây là để dành riêng cho bạn.

    • Định nghĩa đúng về các công trình hạ tầng kỹ thuật
    • Phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật
      • Hệ thống các công trình cấp nước đô thị
      • Hệ thống các công trình thoát nước đô thị
      • Hệ thống các công trình cấp điện đô thị
      • Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị
      • Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn
      • Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị
    • Các quy định về phân cấp hạ tầng kỹ thuật

    Định nghĩa đúng về các công trình hạ tầng kỹ thuật

    Công trình hạ tầng kỹ thuật được định nghĩa là các cơ sở hạ tầng làm những nhiệm vụ xử lý chất thải rắn, cấp nước, thoát nước, công viên cây xanh, nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, kiểm soát điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng, nhà để xe ô tô, dành cho dịch vụ công cộng,…

    Phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

    Cũng như việc phân cấp các công trình hạ tầng giao thông, phân cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng là một bước tất yếu trong quá trình quản lý. Các công trình hạ tầng kỹ thuật được chia thành:

    Công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý rác

    Hệ thống các công trình cấp nước đô thị

    Các công trình này thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, phân phối, thanh lọc nước cho các khu đô thị, các thành phố lớn. Các công trình thuộc mục này bao gồm:

    • Các công trình khai thác nước thô;
    • Trạm bơm nước ;
    • Trạm xử lý nước sơ cấp: đây là nơi nước được xử lý sơ cấp tại các loại bể lắng, bể lọc, bể chứa, hay các đài chứa nước;
    • Mạng lưới cấp nước đây là nơi được phân phối đến các hộ dân thông qua đường ống cấp nước.

    Hệ thống các công trình thoát nước đô thị

    Đây là các công trình đảm nhận nhiệm vụ thoát nước, tránh ngập nước, đảm bảo vệ sinh cho thành phố. Công trình này bao gồm:

    • Mạng lưới các đường ống ( làm nhiệm vụ thu gom và vận chuyển): nước mưa, nước thải, nước bẩn, rác thải cỡ nhỏ,…
    • Trạm bơm: có trách nhiệm đảm bảo thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt;
    • Các loại giếng thăm, giếng chuyển bậc, giếng thu nước mưa để chứa nước thải trước khi xử lý.
    • Công trình xử lý nước thải ( tại các đô thị, ở các cấp khu vực hay cục bộ) bao gồm các bể lắng, bể lọc, các hồ sinh học, các bể tự hoại, và các công trình xử lý bùn;

    Công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý rác

    • Các công trình khác làm nhiệm vụ hỗn hợp bao gồm các hồ điều hòa, bể chứa nước thải, cống thoát nước, cửa xả nước thải đã xử lý ra nguồn tiếp nhận.

    Hệ thống các công trình cấp điện đô thị

    • Trạm biến áp: Làm nhiệm vụ thay đổi hiệu điện thế, cung cấp và truyền tải điện
    • Mạng hạ áp (cung cấp điện cho các phụ tải) bao gồm đường dây.

    Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị

    • Hệ thống chiếu sáng giao thông đô thị: bao gồm các đường phố, các nút giao thông, các cầu hoặc các hầm trong khu vực đô thị;
    • Hệ thống chiếu sáng các không gian công cộng nằm trong các khu vực đô thị bao gồm các công trình như quảng trường, vườn hoa, các khu vui chơi, công viên công cộng, các bãi đỗ công cộng hay các công trình, sân bãi thể thao ngoài trời;
    • Hệ thống các cơ quan, thiết bị phục vụ chiếu sáng trang trí, quảng cáo.

    Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn

    Đây là nơi thu gom và xử lý các chất thải rắn khó xử lý như chất thải nhựa hay các kim loại nặng. Hệ thống này bao gồm:

    • Các trạm trung chuyển chất rắn;
    • Công trình xử lý những chất thải rắn: Khu vực này là một tổ hợp những công trình bao gồm khu liên hợp xử lý, trạm xử lý chế biến thành phân vi sinh, bãi chôn lấp, và các lò đốt rác thải y tế và công nghiệp.

    Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị

    Đây là khu vực tiếp nhận và xử lý các nhu cầu tang lễ. Các công trình này được chia thành các mục sau đây:

    • Nghĩa trang được phân loại thành nghĩa trang quốc gia và nhân dân;
    • Nhà tang lễ;
    • Đài hóa thân.

    Các quy định về phân cấp hạ tầng kỹ thuật

    Các công trình hạ tầng kỹ thuật được phân cấp dựa trên chức năng thành hạng 1, hạng 2, hạng 3:

    Công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý rác

    Tuy nhiên kỹ thuật phải tuân theo các quy định như đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị,… Khi có yêu cầu xác định cấp bậc của các công trình.

    Đối với các công trình dân dụng thuộc dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị phải được lấy theo cấp công trình dân dụng tương ứng đã được xác lập trước đó.

    Trong trường hợp xét cấp bậc cho các công trình công nghiệp thuộc dự án xây dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị phải được lấy theo cấp công trình công nghiệp tương ứng đã được xây dựng trong khu vực lân cận nó.

    Trên đây là tổng hợp kiến thức về phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật, hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Xin chân thành cảm ơn!