Công ty không có kế toán có sao không năm 2024

Trước hết, vị trí kế toán trưởng, về mặt chuyên môn, có phải là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp? Kế toán trưởng có những vai trò sau đây:

Kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý hoạt động kế toán

Doanh nghiệp. Kế toán trưởng đảm bảo các kế toán viên trong bộ phận hoàn thành công việc một cách hiệu quả, chính xác, kịp thời. Kế toán trưởng cũng là người kiểm tra các sổ sách kế toán, bảng kê, bảng cân đối tài chính, hóa đơn, bảo hiểm, công nợ với ngân hàng, tài liệu, báo cáo tài chính, thuế, đảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nước cũng như quy tắc kế toán của doanh nghiệp. Họ cũng sẽ là người chịu trách nhiệm với các kiểm toán viên độc lập về các hoạt động của doanh nghiệp.

Các vấn đề liên quan đến quyết toán, kiểm kê tài sản, dòng tiền trong doanh nghiệp cũng thuộc nhiệm vụ của kế toán trưởng. Họ cần đưa ra được kết quả thường niên vào cuối năm tài chính, hoặc bất cứ khi nào ban lãnh đạo yêu cầu. Do đó, họ sẽ luôn chuẩn bị sẵn sàng và các thông tin luôn được cập nhật đầy đủ.

Trong các hoạt động tài chính với ngân hàng, chủ đầu tư, khách hàng, đối tác; kế toán trưởng cũng là người đại diện doanh nghiệp giải quyết các vấn đề.

Kế toán trưởng nắm giữ thông tin về hoạt động kinh doanh

Kế toán trưởng tham gia vào vệc lập các bao cáo tài chính về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo này có thể do chính kế toán trưởng hoặc các kế toán trưởng lập.

Họ sẽ trình bày những báo cáo này với các lãnh đạo cấp cao khi được yêu cầu.

Kế toán trưởng quản lý các tài liệu tài chính, thuế, công nợ của doanh nghiệp. Họ cũng sẽ thực hiện các phân tích đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, họ nắm rất rõ về hoạt động kinh doanh. Họ có thể biết những điều mà ban lãnh đạo không biết.

Công ty không có kế toán có sao không năm 2024

Kế toán trưởng đưa ra phân tích và dự báo

Kế toán trưởng đưa ra những dự báo về thị trường, nguồn tài chính. Từ đó, họ đưa ra những kiến nghị trong việc thu hút nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhằm duy trì ngân sách, đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc xử lý các vấn đề, rủi ro, hoặc sai phạm.

Do kế toán trưởng nắm rõ các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như thành thạo các kỹ năng phân tích số liệu thực, những dự báo họ đưa ra có ý nghĩa quan trọng. Ý kiến cố vấn của họ cũng sẽ được chủ doanh nghiệp xem xét cẩn thận.

Các công ty có phải đều cần kế toán trưởng?

Trường hợp cần có kế toán trưởng

Theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định của Chính phủ, tất cả các doanh nghiệp bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng.

Trong trường hợp chưa thể bổ nhiệm ngay được kế toán trưởng, doanh nghiệp cần thuê ngoài hoặc bố trí người phụ trách kế toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ chỉ có thời gian mười hai tháng trước khi bắt buộc bổ nhiệm vị trí kế toán trưởng làm việc toàn thời gian phụ trách hoạt động kế toán.

Trường hợp không cần kế toán trưởng

Những doanh nghiệp siêu nhỏ không cần bổ nhiệm kế toán trưởng. Doanh nghiệp siêu nhỏ là những doanh nghiệp có tổng số lao động từ mười người trở xuống, không phụ thuộc loại hình doanh nghiệp (nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ).

Ở những doanh nghiệp này, hoạt động kế toán có thể được kế toán viên thuê ngoài đảm nhận nếu doanh nghiệp thấy cần thiết.

Quy định về kế toán trưởng

Khi cân nhắc đến việc bổ nhiệm kế toán trưởng, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số quy định sau:

  • Kế toán trưởng cần có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp trở lên
  • Kế toán trưởng phải là người có nghiệp vụ kế toán
  • Kế toán trưởng cần có chứng chỉ tham gia đào tạo kế toán trưởng
  • Về kinh nghiệm, kế toán trưởng cần có ít nhất hai năm kinh nghiệm nếu đã tốt nghiệp đại học; ba năm kinh nghiệm nếu đã tốt nghiệp trung cấp kế toán

Ở những doanh nghiệp tư nhân, lãnh đạo doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại vị trí kế toán trưởng.

Ngoài những yêu cầu chung về kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn; để trở thành kế toán trưởng, ứng viên cần đạt được những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cũng như những yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm kế toán trưởng luôn luôn cần tuân theo quy định của pháp luật. Họ không chỉ đảm nhiệm một phần các công việc kinh doanh, họ là người đảm bảo hoạt động tài chính của doanh nghiệp diễn ra trơn tru, hợp lệ và liên tục.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Kế toán 2015: "Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán". Kế toán trưởng có trách nhiệm và quyền hạn gì ? Theo quy định tại Điều 55 Luật Kế toán 2015 kế toán trưởng có trách nhiệm và quyền hạn sau: Điều 55. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng. 1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:

  1. Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
  2. Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
  3. Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán. 2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. 3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:
  4. Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
  5. Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
  6. Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
  7. Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó. Doanh nghiệp có bắt buộc phải có kế toán trưởng hay không? Theo quy định Khoản 1 Điều 49 Luật Kế toán 2015 Điều 49. Tổ chức bộ máy kế toán. 1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán. … (Đơn vị kế toán được hiểu là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, tổ chức, đơn vị thu-chi ngân sách nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính – sự nghiệp,… có lập báo cáo tài chính. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán 2015). Đồng thời, theo quy định tại Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán: Điều 20. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán. 1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. 2. Phụ trách kế toán: …
  8. Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. … Vậy: - Các doanh nghiệp mới thành lập thì được bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian tối đa là 12 tháng. Hết 12 tháng doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng. - Các doanh nghiệp phải bố trí kế toán trưởng, trừ doanh nghiệp siêu nhỏ. - Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của Luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được bố trí người phụ trách kế toán thay cho kế toán trưởng Về việc xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất Doanh nghiệp không bố trí người làm kế toán trưởng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.