Công ty TNHH tối đa bao nhiêu thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tối đa bao nhiêu lao động? Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn có cần bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên công ty hay không? Tôi dự định cùng vài người bạn gọi vốn thành lập công ty nhưng chưa nắm rõ một số vấn đề. Cho tôi xin hỏi công ty TNHH có giới hạn số lao động không? Và nếu công ty trên 100 lao động thì còn giữ công ty TNHH không hay phải chuyển đổi hình thức sang các loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn hơn? Và hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn có cần bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên công ty hay không? Xin cảm ơn!

Nội dung chính

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tối đa bao nhiêu lao động? 

Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này. 

Căn cứ Khoản 1 Điều 74 Luật này quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu [sau đây gọi là chủ sở hữu công ty]. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Theo đó, công ty TNHH không giới hạn số lao động làm việc tại công ty. Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng, tình hình sản xuất, kinh doanh, công ty xác định số lao động làm việc phù hợp cho mình. Công ty TNHH chỉ giới hạn về số lượng thành viên [người tham gia góp vốn thành lập công ty] tuỳ theo loại công ty TNHH mà giới hạn số lượng lao động. Và nếu công ty trên 100 lao động thì cũng không ảnh hưởng đến loại hình của công ty.

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn có cần bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên công ty hay không?

Căn cứ Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a] Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b] Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c] Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Theo đó, hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn cần bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên công ty.

Hiện nay căn cứ quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì mô hình công ty TNHH hiện nay đang được chia làm hai loại đó là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Căn cứ Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a] Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

....

Mặt khác căn cứ Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu [sau đây gọi là chủ sở hữu công ty]; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Như vậy vì trong trường hợp này bạn không nói rõ là công ty mà bạn đang tìm hiểu là về mô hình công ty TNHH nào nên chúng tôi xin phép được chia làm hai trường hợp như sau:

+ Nếu là mô hình công ty TNHH mà bạn hỏi là công ty TNHH hai thành viên thì có thể có tối đa 50 thành viên là cá nhân.

Mục lục bài viết

 

Luật sư tư vấn:

1. Khái niệm Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là gì:

Theo Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020, giống như các loại hình doanh nghiệp khác, Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

 

2. Đặc điểm công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Qua quy định trên ta có thể hiểu như sau:

- Về chủ sở hữu: công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lâp với tối thiểu 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên; thành viên trong công ty có thể là tổ chức, cũng có thể là tổ chức, cũng có thể là cá nhân. Đây là dấu hiệu phân biệt loại hình công ty này với các loại hình doanh nghiệp khác. Sự liên kết giữa các thành viên trong công ty thông qua cơ chế góp vốn cho phép công ty đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu kinh doanh ở quy mô lớn hoặc vừa phải; nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, sự hùn hạp là phương thức phân tán rủi ro hiểu quả cho các nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh. 

Mặc dù bản chất đây là công ty đối vốn nhưng trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên vẫn tồn tại một số đặc điểm của công ty đối nhân, điều này được thể hiện ở chỗ số lượng thành viên được pháp luật giới hạn, các thành viên thường có mối quan hệ bạn bè thân thiết hoặc giữa những người thân trong gia đình. Từ đây có thể thấy được đây là tổ chức kinh doanh không quá cồng kềnh nhưng cũng không phải là lỏng lẻo.

- Về trách nhiệm: Khi công ty TNHH 2 thành viên trở lên bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản mà tài sản của công ty còn lại không đủ để thanh toán cho các chủ nợ thì thành viên của công ty không phải mất thêm tài sản của mình ngoài số vốn đã góp vào công ty để thanh toán cho chủ nợ. Điều này thể hiện cụ thể tại khoản 4 điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

 Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.

Ở đây ta phải hiểu: Trách nhiệm hữu hạn là cơ chế bảo vệ rất tốt cho nhà đầu tư, giúp họ có thể tự tin sản xuất, kinh doanh, kể cả trong những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi những khách hàng, chủ nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phải thận trọng, điều tra kỹ càng về công ty trước khi quyết định giao dịch.

- Về tư cách pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Pháp luật đặt ra chế định pháp nhân vì cần thiết phải có sự tách biệt giữa công ty tồn tại độc lập, liên tục mà không phụ thuộc vào việc người thành lập ra nó bị chết,mất tích, hạn chế. mất năng lực hành vi dân sự hay bị tuyên bố phá sản.

- Về khả năng huy đông vốn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Vốn điều lệ của công ty không phân chia. Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Dù không được phát hành cổ phần và bán cổ phiếu để huy động vốn, nhưng công ty có thể sử dụng những công cụ khác như vậy, phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh. Về mặt này, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh là không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

 

3. Các bước thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Là nhà tư vấn doanh nghiệp hàng đầu với hàng nghìn doanh nghiệp mới mỗi năm. Chúng tôi đưa ra các bước thành lập công ty TNHH hai thành viên nhanh, chính xác.

 

3.1 Soạn thảo hồ sơ 

Số lượng hồ sơ: 01

Thành phần hồ sơ công ty tnhh hai thành viên bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

2. Điều lệ của công ty trách ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

3. Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên [mẫu Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT];

4. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của các thành viên và của những người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức:

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

– Đối với thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

6. Bản sao Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của thành viên là tổ chức;

7. Văn bản, giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

 

3.2 Nộp hồ sơ thành lập 

Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp quan mạng điện tử Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nếu hồ sơ qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hợp lệ. Doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

 

4. Các lưu ý khi thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên 

Các lưu ý khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên: Tên công ty, trụ sở chính…

 

4.1. Lựa chọn tên cho công ty TNHH hai thành viên

Công ty tnhh hai thành viên trở lên phải tuân thủ cách đặt tên công ty nói chung, và một số đặc điểm riêng biệt đặc thù.

 Về tên tiếng Việt: phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

– Loại hình doanh nghiệp: được viết là “Công ty TNHH hai thành viên” hoặc “Công ty TNHH”.

– Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Về tên bằng tiếng nước ngoài:

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Về tên viết tắt: Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

– Nhà đầu tư nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn

– Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

 

4.2. Lựa chọn trụ sở khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử [nếu có].

 Theo quy đinh định tại Luật nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại căn hộ chung cư/diện tích thuộc nhà chung cư trong các trường hợp sau:

– Nhà chung cư chỉ có chức năng nhà ở;

– Phần diện tích nhà chung cư có chức năng nhà ở đối với các tòa nhà hỗn hợp [Trung tâm thương mại/văn phòng và nhà ở].

Đối với nhà chung cư, công ty chỉ được đặt trụ sở tại phần Trung tâm Thương mại/Văn phòng của tòa nhà.

 

4.3. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh 

Ngành nghề kinh doanh của công ty phải là ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận.

 

4.4. Về vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Các thành viên phải góp đủ số vốn này trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc một thời hạn nhỏ hơn.

Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu [Vốn pháp định] để hoạt động trong ngành, nghề đó.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Chủ Đề