Costs la gì

IFRS.VN là cẩm nang miễn phí về hệ thống Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Mục tiêu của website là cung cấp các thông tin, hướng dẫn, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về IFRS cho người Việt.

IFRS.VN được hoạt động dưới dạng trang thông tin điện tử cá nhân, do Founder Cương TrầnKreston (VN) Team xây dựng và vận hành. Chúng tôi không có bất kỳ mối liên quan nào với IFRS Foundation (đơn vị nắm giữ bản quyền IFRS) cũng như Bộ Tài chính/Cục QLGSKTKT (cơ quan chịu trách nhiệm triển khai IFRS tại Việt Nam). Nếu cần các thông tin chính thức về IFRS, xin vui lòng truy cập website của các tổ chức trên.

Chi phí thực tế (tiếng Anh: Actual costs) là các chi phí thực tế và khấu hao cho tài sản cố định, được xác định dựa trên hoá đơn chứng từ chi tiêu của doanh nghiệp.

Costs la gì

Hình minh hoạ (Nguồn: pinterest)

Chi phí thực tế

Khái niệm

Chi phí kế toán hay còn gọi là chi phí thực - tức chi phí bằng tiền (hoặc qui đổi ra tiền) trong tiếng Anh được gọi là actual costs.

Nhân viên kế toán và các nhà quản lí thường quan tâm tới những bản báo cáo tài chính của công ty. 

Các kế toán viên và chủ doanh nghiệp phải xem xét lại chi tiêu thực tế của công ty bởi vì họ phải định khoản tài sản và nguồn vốn đồng thời đánh giá quá trình thu – chi tiêu trong đã và sẽ diễn ra. 

Chi phí thực tếbao gồm các chi phí thực tế và khấu hao cho tài sản cố định, được xác định dựa trên hoá đơn chứng từ chi tiêu của doanh nghiệp. 

Chi phí thực tế còn gọi là chi phí thực – tức chi phí bằng tiền (hoặc qui đổi ra tiền) đã chi trả trong quá khứ, phải được hạch toán vào sổ sách kế toán doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.

So sánh Chi phí thực tế và chi phí cơ hội

Cả hai chi phí thực tế và cơ hội đều là chi phí tính theo đơn vị tiền tệ và đều được doanh nghiệp quan tâm và đều tính cho các khoản mục phải chi tiêu cho kinh doanh.

Chi phí cơ hội và chi phí thực tế khác nhau như thế nào?

- Chi phí cơ hội là dự tính chi phí cho việc đánh đổi từ một tình huống kinh doanh này sang một tình huống kinh doanh khác, chứ không phải là chi phí thực chi (chi phí ẩn). 

Ngược lại chi phí thực tế là chi phí thực (chi phí hiện) đã và đang chi ra và đã được chứng minh bằng hoá đơn chứng từ.

- Chi phí cơ hội được tính để đưa ra các quyết định kinh tế (đầu tư hay thay đổi kinh doanh) mang tính chất dài hạn. 

Chi phí thực tế thường tính cho chi tiêu hàng ngày tại doanh nghiệp và thường bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Nhà nước. 

Trên giác độ xã hội, chi phí kinh tế (chi phí cơ hội hay chi phí tránh được) rất quan trọng là nó tiết kiệm nguồn lực xã hội vì xã hội đã chuyển sang sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn, tiết kiệm được tài nguyên cho quốc gia.

(Tài liệu tham khảo: Sản xuất - Chi phí - Lợi nhuân, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Nhiều người vẫn đặt câu hỏi Fixed cost là gì? Thực chất đây là danh từ tiếng anh nói về Chi phí Cố định. Đây là một loại chi phí quan trọng trong cấu trúc vốn doanh nghiệp mà bộ phận tài chính và chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ. Để xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược vốn – Tài chính tối ưu cho doanh nghiệp, việc xác định chi phí cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy cụ thể Chi phí cố định hay Fixed cost là gì? loại chi phí này được phân loại như thế nào?… Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

I. Khái niệm Fixed cost là gì?

Costs la gì

Khái niệm Fixed cost là thuật ngữ Tiếng Anh của chi phí cố định, định phí hay chi phí bất biến. Chúng ta có thể hiểu, Chi phí cố định chính là một loại chi phí cố định, bắt buộc phải có trong doanh nghiệp. Trong các trường hợp doanh nghiệp có sự biến động, thay đổi về mức độ thì các loại chi phí cố định cũng không thể bị thay đổi. Tuy nhiên, mức chi phí có thể tăng giảm theo nhu cầu và từng thời điểm kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong thời điểm đó.

Ta có thể lấy ví dụ về  một loại chi phí cố định như tiền thuê mặt bằng kinh doanh. Dù doanh nghiệp có thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh, vị trí đặt trụ sở,…hay đơn hàng tăng lên hay giảm đi thì chỉ cần doanh nghiệp vẫn còn hoạt động thì khoản chi phí thuê mặt bằng vẫn cần được thanh toán hàng tháng, quý. Tuy nhiên, chi phí này có thể tăng lên hoặc giảm đi theo nhu cầu của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại để đạt được hiệu quả kinh doanh cũng như tối ưu chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Fixed cost còn bao gồm các khoản chi phí khác như: chi phí mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, sửa chữa bảo hành máy móc, thiết bị – văn phòng phẩm, chi phí lương cho nhân viên, thuê mặt bằng, … tùy theo các loại hình doanh nghiệp, các khoản chi phí cố định cũng có sự khác biệt nhất định.

Ví dụ như tiền thuê nhà của một người có thể sẽ không phụ thuộc vào doanh thu hay một nhà sản xuất đồ may mặc sẽ phải trả một khoản tiền cố định để thuê mặt bằng chứ không phụ thuộc vào số lượng quần áo đã may được.

Đối với doanh nghiệp, nếu muốn xây dựng chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp bài bản, việc lập kế hoạch chi phí cố định đóng vai trò rất quan trọng. Các loại chi phí này quyết định đến vấn đề về lợi nhuận mà các doanh nghiệp sẽ thu được trong quá trình kinh doanh, sản xuất cũng như tương lai của doanh nghiệp.

Costs la gì

II. Đặc trưng của chi phí cố định Fixed Cost

Điểm đặc trưng nhất của các loại chi phí cố định fixed cost đó là chi phí hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các tác động, mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này chỉ tăng lên hoặc giảm đi theo thời gian và nhu cầu của doanh nghiệp nhưng nó luôn tồn tại cố định và phải chi trả hàng tháng.

Các chi phí cố đinh khác như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương cho cán bộ quản lí, chi phí quảng cáo hay khuyến mãi, chi phí bảo hiểm, v.v… đều là những chi phí cố định.

III. Phân loại các fixed cost phổ biến hiện nay

Đánh giá theo nhu cầu và các khía cạnh phát triển của các mô hình doanh nghiệp, Fixed Cost được phân ra thành 3 loại cơ bản:

– Chi phí cố định bắt buộc – Các khoản chi phí có liên quan đến máy móc, thiết bị, văn phòng phẩm,…. phục vụ nhu cầu và cấu trúc của bộ máy doanh nghiệp. Chi phí cố định bắt buộc là khoản chi phí hoàn toàn không thể cắt bỏ.

– Chi phí cố định không bắt buộc – Tùy theo nhu cầu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, khoản chi phí cố định này có thể tự do phát sinh hoặc loại bỏ khi không có nhu cầu. Mục đích của khoản chi phí này là để nhằm hỗ trợ doanh nghiệp được hiệu quả cho các kế hoạch đã đề ra của doanh nghiệp.

– Chi phí cố định cấp bậc – Đây là một khoản chi phí được áp dụng trong một số trường hợp đặt biệt. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, đây là khoản chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động chỉ trong một phạm vi hoạt động thích hợp nào đó. Khi các mức hoạt động vượt quá phạm vi này thì ta có chi phí cố định theo cấp bậc (step-fixed costs).

Các loại chi phí cố định thường không có mối liên hệ nào rõ ràng với các mức độ hoạt động của khả năng hay hoạt động đầu ra như các loại chi phí cho quảng cáo, chi phí nghiên cứu và chi phí phát triển.

Costs la gì

IV. Ví dụ về chi phí cố định

Chúng ta có thể tiếp tục lấy ví dụ về chi phí thuê mặt bằng cho doanh nghiệp của một công ty may mặc. Khi doanh nghiệp mới thành lập, đơn hàng chưa có nhiều cùng với nhiều khía cạnh quản lý, doanh nghiệp quyết định thuê mặt bằng công phí diện tích 0,5ha với chi phí 16 triệu/tháng. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, đơn vị đã có nhiều đơn hàng hơn  rất nhiều lần, số lượng nhân công tăng lên buộc doanh nghiệp phải thuê mặt bằng với diện tích 1ha để xây dựng nhà xưởng với chi phí 30 triệu/tháng.

Như vậy, trong mọi trường hợp, công ty này đều phải thanh toán khoản chi phí cố định cho mặt bằng sản xuất. Tuy nhiên, cùng với sự biến động về chiến lược phát triển và điều kiện của doanh nghiệp, chi phí đã bị tăng lên từ 16 triệu lên 30 triệu/tháng để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn.

Với những kiến thức hữu ích rất cụ thể và chi tiết về Fixed cost là gì, các phân loại Fixed cost. Các bạn có thể hiểu cơ bản về tầm quan trọng của chi phí cố định để xây dựng chiến lược tài chính – doanh nghiệp hiệu quả nhất. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các khoản chi phí doanh nghiệp, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?

Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/