Cuộc sống của tác giả được miêu tả trong bài thơ như thế nào

Cuộc sống của bác ở Pác Bó được miêu tả như thế nào qua 3 câu đầu bài thơ?
Nhận xét giọng điệu chung của bài thơ. Vì sao em có nhận xét đó?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 1]

Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong khoảng thời gian, không gian nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai khổ thơ đầu và xác định không gian, thời gian

Lời giải chi tiết:

Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong:

- Thời gian: buổi chiều thanh bình và yên tĩnh: “bóng chiều tỏa ra nhanh…bỗng chốc trở tối mò”

- Không gian: đồng quê xanh thẫm nơi có những bụi rậm

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 1]

Nhân vật “tôi” trong bài thơ là ai? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và nêu cảm nhận của em. Chú ý các chi tiết: "Trâu tôi đã ăn no", "Trâu tôi đi đủng đỉnh/ Như bước giữa ngàn sao"...

Lời giải chi tiết:

Theo em, nhân vật “tôi” trong bài thơ là một cậu bé. Nhà thơ Võ Quảng đã mượn góc nhìn của cậu bé chăn trâu để thể hiện cái nhìn bao quát của mình.

Bài thơ là tâm trạng vui tươi, hạnh phúc của chú bé chăn trâu được thể hiện qua các từ "bỗng chốc", "đủng đỉnh", "giữa ngàn sao". Nhân vật "tôi" nhận ra sự thay đổi của thời gian nhưng sự "bỗng chốc" này không làm cho cậu bé hối hả, vội vã mà lại rất thư thái, thong dong. Hình ảnh cậu và chú trâu đi "đủng đỉnh" cũng là hình ảnh cậu và chú trâu của mình đang thoải mái ngắm sao trời. Một khung cảnh yên bình, vô lo, vô nghĩ.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 1]

Nêu ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và nêu ấn tượng của em về khung cảnh bầu trời đêm

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”, khung cảnh bầu trời đêm hiện lên thật rộng lớn, mênh mông với không khí vui tươi, rộn rã. Hàng ngàn vì sao tỏa sáng, dải ngân hà như một dòng sông chảy giữa trời. Những ngôi sao Thần Nông, sao Hôm, Đại Hùng tinh cùng làm việc như những ngư dân của làng chài vũ trụ.

Bài tham khảo 2:

Khung cảnh bầu trời đêm xuất hiện trong trí tưởng tượng của tác giả thật rộng lớn và tươi vui. Đó là một bầu trời mênh mông với những ngôi sao đang chăm chỉ làm việc. Với trí tưởng tượng của mình, nhân vật tôi đã nhận thấy những ngôi sao đều đẹp, đều sáng, đều đoàn kết với nhau để tạo nên sự lung linh cho bầu trời đêm.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 [trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 1]

Đọc bốn khổ thơ cuối và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra những hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà và các chòm sao Đại Hùng, Thần Nông; sao Hôm

b. Tìm nét chung ở những hình ảnh so sánh trên

c. Chọn phân tích một vài chi tiết gợi tả đặc sắc

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bốn khổ thơ cuối và chú ý các hình ảnh so sánh

Lời giải chi tiết:

a. Những hình ảnh so sánh là:

- Dải Ngân Hà: như một dòng sông

- Các chòm sao Thần Nông: như chiếc vó bằng vàng

- Sao dọc ngang: như tôm cua bơi lội

- Sao Hôm: như đèn đuốc soi cá

b. Nét chung ở những hình ảnh so sánh trên là đều được so sánh với những vật dụng lao động của người nông dân [chiếc vó, chiếc nơm, đuốc đèn soi cá, chiếc gàu...]. Vì vậy, hình ảnh bầu trời đêm gợi liên tưởng đến khung cảnh lao động của người nông dân: rất quen thuộc, gần gũi, sống động, nhộn nhịp, tươi vui. Lối so sánh độc đáo không chỉ khiến cảnh vật hiện lên rất sinh động mà còn thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật "tôi": rộng mở, giao hòa với thiên nhiên, với vũ trụ,

c.  

Bài tham khảo 1:

Ngàn sao làm việc giúp chúng ta thấy được một bầu trời hàng ngàn vì sao đẹp lộng lẫy về đêm. Dải Ngân Hà “chảy giữa trời lồng lộng” như một dòng sông lấp lánh những ánh sao. Sao Thần Nông tỏa rộng “chiếc vó bằng vàng” để đón những vì tinh tú như hàng ngàn con tôm cua đang bơi lội trong dòng sông. Bên kia phía đông nam là ngôi sao Hôm đang tỏa sáng, chiếu rọi vào dòng sông Ngân Hà như một chiếc đuốc đèn được dùng để soi cá. Nhóm Đại Hùng tinh biết buông gàu chăm chỉ suốt đêm lo tát nước. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên một vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương sẽ làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.

Bài tham khảo 2:

Hình ảnh “Ngàn sao vui làm việc” dường như là hình ảnh thơ hay và ý nghĩa nhất trong toàn bài thơ. Câu thơ được tác giả tạo nên với ngôn từ rất giản dị nhưng lại đúc kết được vẻ đẹp của toàn bài. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu

Bài tham khảo 3:

Hình ảnh thơ “Trâu tôi đi đủng đỉnh/ Như bước giữa ngàn sao” là hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Cảm giác thong dong của người và vật khi đứng trước và cảm nhận vẻ đẹp của tạo hóa được khắc họa rõ nét.

Đỗ Thị Ngọc Ánh Ngày: 28-10-2022 Lớp 10

254

Trả lời Câu 4 trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Câu 4 trang 58 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?

Trả lời:

- Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là: Thơ xưa thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn. Yên bình, thanh vắng trở thành một đặc tính của vẻ đẹp thiên nhiên trong nghệ thuật cổ điển. Còn Thơ mới không như thế. Âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ đáy hồn thơ mới là tiếng xôn xao.

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt: Đó là các nhà Thơ mới không nhìn thiên nhiên bằng cái chiêm nghiệm, mà họ muốn vào dò la cái sự sống tiềm tàng chất chứa bên trong lòng tạo vật, khám phá sự sống bí mật đầy xôn xao trong lòng thiên nhiên.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

3. Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó.

4. Tình cảm của hai cho con được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

5. Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thế hiện qua bài thơ. 


3. Bài thơ có chứa các yếu tố tự sự và miêu tả:

  • Tự sự: kể về những cuộc đối thoại giữa hai cha con về những thắc mắc trẻ thơ, về ước mơ tuổi trẻ của người cha.
  • Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm.

Tác dụng: Làm nổi bật tình cha con thiêng liêng nói riêng và tình cảm gia đình nói chung. Các yếu tố này giúp tác giả thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài thơ thêm ấn tượng và đặc sắc hơn.

4. Tình cảm của hai cha con dành cho nhau được thể hiện một cách đầy chân thực qua những câu hỏi ngây ngô của cậu bé và những câu trả lời với tiết tấu chậm của người cha. Người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước những câu hỏi của con mà khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con. Điều đó gợi cho em về tình cảm gia đình thật thiêng liêng, nó chất chứa sự yêu thương vô bờ biến, chia sẻ và sự nhẫn lại nâng cánh ước mơ của cha dành cho con.

5. Qua việc đọc và tìm hiểu bài thơ em cảm nhận được tình cảm, cảm xúc đầy chân thật của tác giả qua từng ngôn từ. Tác giả như đang sống trong hình ảnh người cha nói ra những suy nghĩ, thể hiện tình cảm cha con và đã gieo vào lòng các bạn trẻ- những thế hệ sau này một khát vọng tốt đẹp cho cuộc đời.


[CTST] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 7: Những cánh buồm

Video liên quan

Chủ Đề